4.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2011-2015, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng, các chỉ tiêu kinh tế hầu hết đều đạt và vượt mục tiêu đề ra.Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (GTGT theo giá so sánh 2010) hàng năm ước đạt 17,8%/năm, trong đó: Nông nghiệp tăng 4,0%/năm, Công nghiệp - xây dựng tăng 13,4%/năm, Dịch vụ tăng 22,9%/năm.
Bảng 4.1. Tổng giá trị gia tăng(giá so sánh 2010) giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Giai đoạn 2011-2015 Tăng bình quân (%) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng giá trị gia tăng
(giá so sánh 2010) 3.456,9 4.006,0 4.252,4 5.579,0 6.602,2 7.838,8 17,8
- Nông nghiệp 100,5 112,0 114,0 114,8 118,1 122,2 4,0
- Công nghiệp và xây
dựng 1.822,4 2.048,0 2.075,8 2643,4 3.008,0 3.423,8 13,4 - Dịch vụ 1.534,0 1.846 2.062,6 2.820,8 3.476,1 4.292,8 22,9 Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Vĩnh Yên
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Ước đến hết năm 2015, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 55,7%, công nghiệp – xây dựng chiếm 43,1%, nông nghiệp chiếm 1,2% trong cơ cấu kinh tế, vượt mục tiêu đề ra (mục tiêu kế hoạch tương ứng là 54-55%, 44-45%, 1-1,2%).
Bảng 4.2. Cơ cấu giá trị gia tăng theo ngành kinh tế giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Cơ cấu GTGT theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
- Nông nghiệp 2,0 1,9 1,8 1,5 1,2
- Công nghiệp và xây dựng 49,8 48,5 46,1 44,2 43,1
- Dịch vụ 48,2 49,6 52,1 54,3 55,7
Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Vĩnh Yên
Giá trị gia tăng bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2015 ước đạt 4.619,3 USD, vượt mục tiêu đề ra (mục tiêu kế hoạch là 4.500 USD). Thu ngân sách bình quân hàng năm tăng 19,6%/năm, chi ngân sách bình quân hàng năm tăng 19,4%/năm.
4.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản
Thành phố tập trung thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu đô thị bằng việc tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, phát triển giống cây trồng, vật nuôi hiệu quả, cho năng suất cao.
Giá trị gia tăng (giá so sánh 2010) ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 4,0%/năm), tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản trong cơ cấu kinh tế thành phố giảm từ 3,3% xuống còn 1,6% năm 2015.
Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản thì lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi chiếm tỷ trọng chủ yếu với trên 90% tổng giá trị sản xuất.
- Về trồng trọt: Chỉ đạo gieo trồng đúng khung thời vụ, phát triển cây rau an toàn, giám sát chặt chẽ tình hình sinh trưởng của cây trồng, chú trọng phòng trừ dịch sâu bệnh cho cây trồng...
Do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại một số xã phường, nên tổng diện tích gieo trồng tuy có giảm (năm 2015 giảm 122 ha so với năm 2011) nhưng vẫn duy trì trên 3200 ha (trong đó: diện tích trồng lúa trên 2.300ha, diện tích trồng rau năm 2015 ước đạt 480 ha), tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 13.000 tấn, năng suất lúa năm 2015 ước đạt 54,5 tạ/ha, năng suất rau năm 2015 ước đạt 220 tạ/ha...
- Về chăn nuôi: Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định, không xảy ra những dịch bệnh nguy hiểm. Thành phố thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, như: phun khử trùng tiêu độc phòng chống dịch bệnh tại các xã, phường,tiêm phòng vắc xin (cúm gia cầm, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả, tai xanh, rabigen,...). Tổ chức tuyên truyền để mọi người dân tích cực tham gia phòng chống, tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn.
Do diện tích chăn nuôi bị thu hẹp, chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, giá bán thịt gia súc gia cầm ở một số thời điểm xuống thấp, chăn nuôi chủ yếu theo mô hình trang trại, nên tổng số đàn trâu, bò là 1400 con (giảm 48% so với năm
2011), tổng số đàn lợn là 15.000con (giảm 20% so với năm 2011), tổng đàn gia súc, gia cầm được duy trì trên 240 nghìn con, chủ yếu được nuôi tại các trang trại.
- Về thủy sản: Chỉ đạo,hướng dẫn áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng giống cá mới năng suất, chất lượng cao như: cá rô phi đơn tính, chép lai 3 máu, chim trắng, ba ba, trê lai...
b. Khu vực kinh tếcông nghiệp và xây dựng
Trong những năm qua, thành phố tích cực thực hiện có hiệu quả các giải pháp của tỉnh về thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp – xây dựng, làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp... nhằm thu hút và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư sản xuất kinh doanh, đồng thời thực hiện đầy các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo chủ trương, chính sách của nhà nước, của tỉnh, như giãn thuế, giảm thuế... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã chủ động khai thác và tìm kiếm thị trường trong và ngoài tỉnh, tham gia liên kết, liên doanh mở rộng quy mô phát triển sản xuất, áp dụng các công nghệ mới nâng cao hiệu quả sản xuất.
Qua đó, ngành công nghiệp – xây dựng thành phố có sự phát triển hiệu quả, đúng định hướng (phát triển công nghiệp theo hướng tận dụng không gian hiện có), khuyến khích doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường..., từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng ngành Công nghiệp – xây dựng ước đạt 13,4%/năm, vượt kế hoạch (mục tiêu kế hoạch: 12,8- 13%/năm), tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế của thành phố đến năm 2015 còn 43,1%.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân 15,6%/ năm, trong đó: + Công nghiệp nhà nước tăng bình quân 12,1%/năm.
+ Công nghiệp ngoài nhà nước tăng bình quân 14,3%/năm.
+ Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 16,6%/năm. Hiện nay, cơ cấu thành phần kinh tế trong ngành công nghiệp tiếp tục được duy trì: Công nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng 0,14%, công nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng 39,5%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 60,35%. Ngành xây dựng tiếp tục phát triển, tăng bình quân 22,2%/năm.
Nhìn chung, ngành công nghiệp - xây dựng đã tiếp tục đóng góp lớn vào tốc độ tăng giá trị sản xuất của thành phố, chiếm hơn 40% trong cơ cấu kinh tế. Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tích cực đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng sử dụng công công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
c. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ
Giai đoạn 2011-2015, ngành dịch vụ là ngành phát triển tương đối ổn định, có mức tăng trưởng cao nhất trong 3 ngành kinh tế của thành phố. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ đạt 22,9%/năm, vượt mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố giai đoạn 2011-2015 đề ra (mục tiêu kế hoạch 22,5- 23%/năm), tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế năm 2015 ước đạt 55,7%. Hiện nay trên địa bàn thành phố đã có thêm nhiều loại hình dịch vụ hình thành và phát triển, số doanh nghiệp, hộ kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng, du lịch, dịch vụ chất lượng cao. Các ngành dịch vụ đã có bước phát triển mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ, như: vận tải, du lịch, tài chính, tín dụng, bưu chính viễn thông, giáo dục, y tế... cơ bản đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và nhân dân. Các trung tâm thương mại, hệ thống phân phối, bán lẻ lớn như BigC, COOPmart, HC, MEDIA mart, Thế giới di động, Viễn Thông A... được đầu tư và hoạt động hiệu quả góp phần phát triển ngành thương mại của thành phố. Giá trị sản xuất ngành thương mại, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm tỷ trọng lớn với 41,6% tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ.
Hoạt động du lịch cũng có sự chuyển biến tích cực. Cùng với các điểm du lịch đã có như: Chùa Hà, sân golf Đầm Vạc, khu Sông Hồng Thủ Đô… các điểm du lịch mới được hình thành và đang dần hoàn thiện như: khu quảng trường, nhà hát tỉnh, khu văn miếu tỉnh Vĩnh Phúc, khu du lịch sinh thái nam Đầm Vạc… khi đi vào hoạt động sẽ thu hút thêm lượng khách du lịch vào thành phố.
Còn lại là các ngành khác như: Thông tin truyền thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học công nghệ, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, giáo dục, đào tạo, y tế và dịch vụ khác chiếm tỷ trọng 47,6%. Đặc điểm chung của thành phố là trung tâm tỉnh lỵ, với nhiều đơn vị của trung ương và của tỉnh đóng trên địa bàn, các hoạt động dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hoạt động hành chính, kinh doanh bất động sản... hoạt động rộng khắp và hiệu quả, góp phần tạo giá trị sản xuất cho toàn thành phố.
4.1.3.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a. Dân số
Bảng 4.3. Hiện trạng dân số thành phố Vĩnh Yên năm 2015
STT Đơn vị hành chính Diện tích (Km2) Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/km2) Số hộ (Hộ) Quy mô hộ (Người/hộ) 1 Phường Tích Sơn 2,37 8.367 3.530 1.983 4,2
2 Phường Liên Bảo 4,04 16.351 4.047 4.175 3,9
3 Phường Đồng Tâm 7,47 17.303 2.316 4.550 3,8
4 Phường Hội Hợp 8,15 13.810 1.694 3.311 4,2
5 Phường Ngô Quyền 0,62 6.153 9.924 1.530 4,0
6 Phường Đống Đa 2,41 8.998 3.733 2.206 4,1
7 Phường Khai Quang 10,90 15.860 1.455 3.868 4,1
8 Xã Định Trung 7,44 8.726 1.172 2.061 4,2
9 Xã Thanh Trù 6,99 8.759 1.253 2.040 4,3
Tổng 50,39 104.327 2.070 25.724 4,1
Nguồn: Phòng thống kê thành phố Vĩnh Yên
Theo số liệu thống kê năm 2015 toàn thành phố có 104.327 khẩu trong đó: 86.842 khẩu đô thị, 17.485 khẩu nông thôn. Số hộ là 25.724 hộ, quy mô hộ trung bình là 4,1 người/hộ. Mật độ dân số 2.070 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu thế giảm dần (năm 2010 là 1,25%, đến năm 2015 giảm còn 1%).
b. Lao động, việc làm và thu nhập
Hiện nay, số lượng lao động nông nghiệp đang giảm mạnh do quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh. Thành phố hiện nay chỉ còn 2 xã nông nghiệp, nhưng một bộ phận đất nông nghiệp đang được chuyển đổi mục đích sử dụng nên ảnh hưởng đến số lao động ở nông thôn.
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Nghị Quyết số 37/2011/NQ- HĐND tỉnh, thành phố Vĩnh Yên đã có ban hành các Chương trình hành động, Kế hoạch triển khai thực hiện về công tác đào tạo nghề, giảm nghèo, đưa lao động thành phố Vĩnh Yên đi làm việc ở nước ngoài.
Trong 5 năm (2011-2015) thành phố đã phối hợp với Trung tâm dạy nghề của tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ,...đã tổ chức được 95 lớp học nghề ngắn hạn, tập huấn nghề và bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho 8.280 người. Hàng năm đã giải quyết việc làm mới cho khoảng 1500 lao động. Giai đoạn 2011-2015, thành phổ đã tổ chức đưa trên 300 người đã đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 50% năm 2011 lên 60% năm 2015.Số lao động được giải quyết vay vốn học nghề, giải quyết việc làm thông qua chính sách xã hội tỉnh, các tổ chức đoàn thể như: Hội liên hiệp phụ nữ, Nông dân, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh thành phố, giai đoạn 2011-2015 đã cho vay 2290 dự án với số tiền 40.198.000.000 triệu đồng, 518 hộ với số tiền 1.217.000.000 triệu đồng.
Hiện nay, cơ cấu dân số từ 15 tuổi trở lên của thành phố Vĩnh Yên là 60.431người trong đó nam giới chiếm 48%, nữ giới chiếm 52%. Tỷ lệ dân số thành thị chiếm 83,24%, nông thôn chiếm 16,76% cho thấy quá trình đô thị hóa của thành phố Vĩnh Yên đang diễn ra mạnh. Chất lượng nguồn nhân lực của thành phố từng bước được nâng lên xuất phát từ đòi hỏi của quá trình phát triển. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo từ trình độ cao đẳng chuyên nghiệp trở lên chiếm khoảng 19,1% trong cơ cấu dân số từ 15 tuổi trở lên của thành phố. Từ năm 2011 đến 2015 toàn thành phố có tổng số người được đào tạo và có tay nghề cao là 8496 người. Đây là một lợi thế rất lớn của thành phố Vĩnh Yên.
4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến việc hình thành và phát triển các điểm dân cư