Xu hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại thị xã sơn tây thành phố hà nội (Trang 33 - 38)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

2.3.4. Xu hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá

hố

2.3.4.1. Những xu hướng phát triển nơng nghiệp trên thế giới

Theo Đường Hồng Dật (1995), trên con đường phát triển nông nghiệp, mỗi nước đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện khác nhau, nhưng phải giải quyết vấn đề chung sau:

- Không ngừng nâng cao chất lượng nông sản, năng suất lao động trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư;

- Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học và q trình phát triển nơng nghiệp. Chiều hướng chung nhất là phấn đấu giảm lao động chân tay, đầu tư nhiều lao động trí óc, tăng cường hiệu quả của lao động quản lý và tổ chức;

- Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và môi trường.

Từ những vấn đề chung trên, mỗi nước lại có chiến lược phát triển nơng nghiệp khác nhau và có thể chia làm hai xu hướng:

* Nơng nghiệp cơng nghiệp hố: Sử dụng nhiều thành tựu và kết quả của

công nghiệp, sử dụng nhiều vật tư kỹ thuật, dùng trang thiết bị máy móc, sản xuất theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ gần như công nghiệp, đạt năng suất cây

trồng vật nuôi và năng suất lao động cao. Khoảng 10% lao động xã hội trực tiếp làm nông nghiệp vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Nơng nghiệp cơng nghiệp hố gây nên nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng, gây ô nhiễm mơi trường làm giảm tính đa dạng sinh học, làm hao hụt nguồn gen thiên nhiên.

Theo cách hiểu gần đây nhất được đưa ra: Nơng nghiệp cơng nghiệp hố là một nền nơng nghiệp được cơng nghiệp hố khi áp dụng đầy đủ các thành tựu của một xã hội công nghiệp vào nông nghiệp. Các thành tựu đó thể hiện trên nhiều mặt: thơng tin, điện tử, sinh học, hố học, cơ khí… Thực tế cho thấy nhiều nước cơng nghiệp phát triển, nền nông nghiệp cơng nghiệp hố thể hiện theo cách thể hiện này đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên nhược điểm của nền nông nghiệp này là không chú ý đầy đủ đến các tác động của hoạt động sản xuất nông nghiệp lên môi trường tự nhiên.

* Nông nghiệp sinh thái: đưa ra nhằm khắc phục những nhược điểm của

nông nghiệp cơng nghiệp hố, nơng nghiệp sinh thái nhấn mạnh việc đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc về sinh học nông nghiệp trong nông nghiệp. Mục tiêu của nông nghiệp sinh thái:

+ Tránh những tác hại do sử dụng hố chất nơng nghiệp và phương pháp công nghiệp gây ra làm cho môi trường bị ô nhiễm, chất lượng nông sản giảm sút;

+ Cải thiện chất lượng dinh dưỡng thức ăn;

+ Nâng cao độ phì nhiêu của đất bằng phân bón hữu cơ, tăng chất mùn trong đất…

+ Hạn chế mọi dạng ô nhiễm môi trường với đất, nước, môi trường, thức ăn. Gần đây nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nơng nghiệp bền vững, đó là một dạng của nông nghiệp sinh thái với mục tiêu sản xuất nơng nghiệp đi đơi với giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững, lâu dài.

Theo trung tâm thông tin chuyên đề nông nghiệp và phát triển nông thôn: trong những năm qua, cùng với sự phát triển thành công về sản xuất nông nghiệp và tăng trưởng về mức sống, nhiều nước đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hoá sản xuất như:

- Philipin năm 1987-1992 chính phủ đã có chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hố cây trồng nhằm thúc đẩy nơng nghiệp phát triển.

- Thái Lan những năm 1982-1996 đã có những chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp.

- Ấn Độ kể từ thập kỷ 80, khi sản xuất lương thực đã đủ đảm bảo an ninh lương thực thì các chính sách phát triển nơng nghiệp của Chính phủ cũng chuyển sang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá sản xuất, phát triển nhiều cây trồng ngoài lương thực...

2.3.4.2. Xu hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam

* Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới

Trên cơ sở thành tựu kỹ thuật nông nghiệp của hơn 20 năm đổi mới, dựa trên những dự báo về khoa học kỹ thuật, căn cứ vào điều kiện cụ thể, phương hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm tới do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề ra.

- Mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011-2015: phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp; phát huy dân chủ cơ sở, huy động sức mạnh cộng đồng để phát triển nông thôn; tăng thu nhập và giảm đáng kể tỷ lệ nghèo, bảo vệ môi trường

+Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định 3,3-3,8%. Tạo chuyển biến rõ rệt về mở rộng quy mơ sản xuất bình quân của hộ và ứng dụng khoa học công nghệ.

+ Tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực. Nâng cao cả kiến thức, kỹ năng sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp và phi nông nghiệp cho lao động nông thôn.

+ Tạo chuyển biến rõ rệt phát triển kinh tế hợp tác, hiệp hội, phát triển liên kết dọc theo ngành hàng, kết nối giữa sản xuất - chế biến - kinh doanh. Phát triển doanh nghiệp nông thơn.

+ Hình thành kết cấu hạ tầng căn bản phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Cải thiện căn bản môi trường và sinh thái nông thôn tập trung vào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng và vật ni, phịng chống thiên tai.

- Mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020: phát triển nông nghiệp theo hướng tồn diện, hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, vững bền; phát triển nơng thơn gắn với q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa đất nước, tăng thu nhập và cải

thiện căn bản điều kiện sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường.

+ Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng nơng nghiệp ở mức bình quân 3,5- 4%/năm. Hình thành một số ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

+ Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển đổi theo nhu cầu thị trường. Phát triển chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. Công nghiệp, dịch vụ và kinh tế đô thị phối hợp hiệu quả với sản xuất và kinh doanh nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.

* Một số định hướng phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

-Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ: “Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; xây dựng nền nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu; có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất.”

- Định hướng phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng: “ Phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa đa dạng, cùng với lương thực đưa vụ đơng thành một thế mạnh, hình thành các vùng chuyên canh rau, cây ăn quả, chăn nuôi lấy thịt…”

Những năm gần đây Chính phủ đã ban hành một số chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp. Theo đó 10 năm tới những ngành sản xuất hàng hố quan trọng của nơng nghiệp nước ta cần phát triển theo định hướng sau:

Sản xuất kinh doanh nông nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững theo hướng phát huy lợi thế so sánh, tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng giá trị gia tăng, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, bảo vệ mơi trường, đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.

Duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt khoảng từ 2,5 - 3%/năm, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là khoảng 2,7%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng 2,6%/năm bằng các giải pháp tăng năng suất, tăng chất lượng, giảm giá thành, điều chỉnh cơ cấu phù hợp xu hướng biến đổi nhu cầu tiêu dùng theo mức tăng thu nhập của nhân dân (giảm tỷ lệ tiêu thụ lương thực, tăng rau hoa quả, tăng nông sản tiêu dùng từ cây công nghiệp, tăng cây trồng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cây trồng làm nhiên liệu sinh học, nguyên liệu công nghiệp và tiểu

thủ công nghiệp, dược liệu...), duy trì quy mơ sản xuất lương thực hợp lý, đảm bảo nhu cầu an ninh lương thực cho mức dân số ổn định tương lai. Tập trung phát triển các cây trồng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế và thị trường thế giới phát triển trong tương lai có nhu cầu (lúa, cà phê, cao su, điều, tiêu, chè, rau hoa quả nhiệt đới,…), giảm thiểu những cây trồng kém lợi thế, chấp nhận nhập khẩu với quy mô hợp lý phục vụ chế biến và nhu cầu tiêu dùng trong nước (bông, thuốc lá, rau hoa quả ôn đới, đỗ tương…).

Phát triển chăn nuôi theo lợi thế của từng vùng sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước theo hướng sản xuất tập trung công nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phịng chống dịch bệnh và bảo vệ mơi trường. Đẩy mạnh mức tăng trưởng của ngành chăn nuôi đạt khoảng 6 - 7% trong giai đoạn 2011 - 2015 và khoảng 5 - 6% trong giai đoạn 2016 - 2020 đáp ứng nhu cầu trong nước với mức thu nhập ngày càng tăng (tăng thịt đỏ, tăng gia cầm, tăng trứng sữa, tăng sản phẩm đặc sản,…), theo hướng phát triển sản xuất thâm canh công nghiệp quy mô lớn, tăng nhanh hiệu quả sản xuất, giảm giá thành thức ăn chăn ni phịng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, làm tốt cơng tác vệ sinh an tồn và kiểm dịch động vật. Tập trung phát triển những ngành hàng có lợi thế ở từng địa phương. Xác định rõ quy mô tự túc tối ưu và mức độ nhập khẩu cần thiết những sản phẩm mà nước ngồi có lợi thế hơn (sữa, bị, gà, sản phẩm chăn ni ơn đới,…) để tập trung đầu tư và phát triển công nghiệp chế biến.

Tạo bước phát triển đột phá, tăng tỷ trọng của ngành thủy sản trong cơ cấu ngành. Tập trung phát triển nuôi trồng, nhất là ni thủy sản nước lợ và sau đó là nước ngọt, mở rộng nuôi trồng trên biển theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất, tăng hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an tồn và duy trì cân bằng sinh thái mơi trường. Chuyển sang đánh bắt biển xa theo hướng khai thác bền vững, kết hợp kinh tế - quốc phòng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành Thủy sản đạt khoảng 10,5%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015 và 11-12%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo bằng các lồi hải sản có giá trị thương mại cao (cá biển, tôm hùm, bào ngư,…), phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt với đối tượng ni chính là cá tra, rơ phi đơn tính, tơm càng xanh; nuôi trồng thủy sản nước lợ chủ yếu là tôm sú và tôm chân trắng. Phát triển khai thác hải sản xa bờ, viễn dương, xây dựng đội tàu hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, kết hợp đánh bắt với du lịch, quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội tại các vùng ven biển, hải đảo… bảo vệ nguồn lợi tự nhiên và cân bằng sinh thái môi

trường. Tổ chức lại hệ thống nhà máy chế biến đạt trình độ cơng nghệ tương đương các nước phát triển, theo hướng đảm bảo vệ sinh an tồn, đa dạng hóa sản phẩm, tăng giá trị gia tăng, gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.

Phan Sỹ Mẫn và Nguyễn Việt Anh, đã đưa ra định hướng và tổ chức phát triển nền nơng nghiệp hàng hố như sau:

+ Phát triển mạnh kinh doanh hàng hoá theo chiều sâu trên cơ sở đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, khai thác lợi thế so sánh của từng vùng gắn với bảo vệ và tái tạo tài nguyên, môi trường sinh thái. Đảm bảo an ninh lương thực đáp ứng nhu cầu hàng nông sản và nguyên liệu cho thị trường trong nước đồng thời hướng tới xuất khẩu.

+ Tiếp tục đổi mới thể chế chính sách và có các giải pháp đồng bộ về việc tổ chức, quản lý quá trình phát triển. Cụ thể là:

- Tăng cường cơng tác quy hoạch, tổ chức và quản lý phát triển. Quy hoạch và định hướng phát triển nông nghiệp theo từng vùng, từng tiểu vùng kinh tế - sinh thái và theo nhóm sản phẩm hàng hố. Trước hết cần tập trung cho các vùng nơng nghiệp trọng điểm, có điều kiện sản xuất hàng hố với quy mô lớn tạo ra sản phẩm hàng hố chủ lực có giá trị kinh tế cao, có lợi thế xuất khẩu và phù hợp với điều kiện của vùng.

- Tăng cường đầu tư và điều chỉnh cơ cấu đầu tư thích ứng với yêu cầu thực tế phát triển nông nghiệp. Coi trọng hơn nữa đầu tư cho nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới. Tăng đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch và phát triển công nghệ chế biến.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phát triển hệ thống khuyến nông và các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp.

- Hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh nơng nghiệp.

- Tiếp tục đổi mới và hồn thiện thể chế, chính sách thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại thị xã sơn tây thành phố hà nội (Trang 33 - 38)