Cảnh trang trại chăn nuôi lợn của hộ ông Chiến xã Cổ Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại thị xã sơn tây thành phố hà nội (Trang 72 - 74)

- Chăn nuôi khác

+ Mô hình nuôi ong tại xã Kim Sơn: Hiện nay tại xã Kim Sơn có khoảng 25 hộ nuôi ong với khoảng 2000 đàn ong. Các hộ nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế khá (khoảng 100 - 200 trđ/năm/hộ), nhưng chủ yếu các hộ nuôi dựa trên kinh nghiệm thực tế và tự tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

+ Mô hình nuôi thỏ: Trên địa bàn thị xã Sơn Tây có 01 trang trại chăn nuôi thỏ tại xã Cổ Đông. Hiện tại trang trại đang hoạt động rất hiệu quả, với quy mô

6000 nái hàng năm trang trại cung cấp cho thịt trường trên 200.000 con thỏ (cả

thịt và giống), mang lại lợi nhuận khoảng 6 - 7 tỷ đồng, trại có đầu ra ổn định. Nhận xét chung:

Trong 5 năm qua ngành chăn nuôi có bước phát triển rất mạnh mẽ nhờ áp dụng tiến bộ KHKT công nghệ tiên tiến hiện đại về con giống, thức ăn, nhà xưởng, quy trình chăn nuôi. Do liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với các công ty nước ngoài đã góp phần quyết định tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi. Thị xã đã chỉ đạo phát huy tốt chương trình sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn trong nhiều năm, đồng thời chỉ đạo tích cực hiệu quả ngành thú y làm tốt công tác phòng trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2015 – 2016, đặc biệt là trong công tác phòng dịch lở mồm long móng, dịch cúm H5N1 nên đã giữ vững tốc độ phát triển chăn nuôi, nhất là đàn gà nuôi công nghiệp, giúp nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

- Nuôi trồng thuỷ sản

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn thị xã hiện có khoảng gần 300 ha, nằm rải rác ở các xã, phường trên địa bàn thị xã. Nhìn chung việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản, nâng cao hiệu quả kinh tế còn yếu; hình thức nuôi chủ yếu vẫn là nuôi theo hình thức quảng canh, tận dụng với các loại cá truyền thống: trắm, trôi, mè, chép,...nên năng suất, chất lượng chưa cao; Chỉ có một số ít hộ nuôi theo hình thức bán thâm canh với các giống cá mới đưa vào nuôi như: cá chim, cá diêu hồng, chép lai, cá vược, cá rô phi đực lai... nhưng chỉ ở dạng mô hình, chưa được nhân rộng nhiều.

+ Ngoài diện tích nuôi trồng thuỷ sản chuyên canh, nuôi thuỷ sản kết hợp thì diện tích một số hồ chuyên dùng cũng được khai thác để nuôi trồng thuỷ sản kết hợp du lịch sinh thái như hồ Xuân Khanh (phường Xuân Khanh), hồ Đồng Mô (xã Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông) ... đã đưa diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn thị xã đạt 597 ha vào năm 2016.

+ Về sản lượng: năm 2016 đạt 450,6 tấn thuỷ sản các loại. Trong đó thì cá là loại con nuôi chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năng suất nuôi thả đạt từ 2 - 2,5 tấn/ha. Nhiều hộ đã thâm canh các giống cá cao sản để thử nghiệm như: Cá chim trắng, cá rô phi đơn tính với nguồn giống được cung cấp từ các chương trình khuyến nông có kết quả tốt. Tuy nhiên diện tích chuyển đổi còn ít, nặng về quảng canh, nuôi thả tự nhiên, mức đầu tư thấp.

+ Theo số liệu thống kê và qua khảo sát thực tế, diện tích đất úng trũng cấy một vụ lúa mùa (hiệu quả kinh tế thấp) của thị xã hiện còn khoảng 450 ha, ngoài diện tích nằm trong các vùng quy hoạch khu, cụm, điểm công nghiệp, khu đô thị mới, thì có thể đề xuất chuyển đổi theo hướng đa mục tiêu sang nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với phát triển du lịch sinh thái trong những năm tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại thị xã sơn tây thành phố hà nội (Trang 72 - 74)