Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại thị xã sơn tây thành phố hà nội (Trang 81 - 85)

Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:

+ Mức độ chấp nhận của người dân thể hiện ở mức độ đầu tư, khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của hộ theo hướng sản xuất nông sản hàng hoá.

+ Mức độ giải quyết công ăn việc làm thể hiện ở số công lao động cần thiết của loại hình sử dụng đất trong một chu kỳ kinh tế.

+ Khả năng ổn định thị trường đối với các chủng loại sản phẩm, số lượng tiêu thụ, giá cả, mức độ cung ứng đầu vào, đầu ra của sản xuất.

Kết quả nghiên cứu hiệu quả xã hội trên từng tiểu vùng thể hiện ở bảng 4.10 và 4.11:

Bảng 4.10. Đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1

Đơn vị tính trên 1ha

LUT TNHH (1000 đồng) Công GTNC (1000 đồng) I. Chuyên Lúa LX - LM 14020,60 281 49,89

II. Lúa - màu

1. LX - LM - Ngô đông 20993,10 303 69,28 2. LX - LM - Cải các loại 40976,60 331 123,79 3. LX - LM - Khoai lang 38370,60 337 113,86 4. LX - LM - Hành tỏi 27235,20 317 85,92 5. LX - Dưa chuột - Dưa chuột 49565,60 385 128,74 6. Lạc xuân - LM - Khoai đông 38370,60 229 167,56 7. Hành - LM - Rau vụ đông 34605,60 317 109,17

Bình quân 35731,04 317 112,72

III. Chuyên rau màu

1. Lạc xuân - Ngô đông 14174,20 106 133,72 2. Lạc xuân - Đỗ tương - Su hào 15652,50 113 138,52 3. Dưa chuột - Dưa chuột - Ngô 48322,90 274 176,36 4. Cải bắp - Súp lơ 55347,60 215 257,43 5. Xà lách - Dưa chuột - Bắp cải - Súp lơ 57772,80 443 130,41 6. Lạc xuân - Lạc mùa - Ngô đông 14586,20 112 130,23 7. Lạc xuân - Đỗ tương - Bắp cải 53087,70 210 252,79 8. Dưa chuột - Rau gia vị 31525,20 191 165,05 9. Lạc xuân - Cải các loại - Ngô đông 41130,20 197 208,78

Bình quân 36844,37 206,78 178,18

IV. LUT hoa cây cảnh

1. Chuyên hoa 78217,60 135 579,39 2. Chuyên cây cảnh 127315,00 230 553,54

Bình quân 286988,13 182,50 566,47

IV. Lúa-cá

Lúa xuân - Cá 22814,69 210 108,64 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ

Bảng 4.11. Đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2

Đơn vị tính trên 1ha

LUT TNHH

(1000 đồng) Công

GTNC (1000 đồng) I. Chuyên Lúa

Lúa xuân - lúa mùa 12386,20 185 66,95

II. Lúa - màu

1. LX - LM - Ngô đông 17509,80 232 75,47 2. Lạc xuân - LM 16771,00 212 79,11 3. Lạc xuân - LM - Ngô đông 18894,60 234 80,74

Bình quân 17725,13 226,0 78,43

III. Chuyên màu

1. Lạc xuân - Ngô đông 16141,10 113 142,84

2. Sắn 21135,00 138 153,15

3. Lạc - Khoai các loại 22029,90 128 172,11

Bình quân 19768,67 126,33 156,48

IV. Cây ăn quả

1. Thanh long 88462,50 220 402,10 2. Mít 105138,60 235 447,39 3. Bưởi 165136,00 237 696,78 4. Nhãn 96856,00 230 421,11 5. Vải 108149,00 234 462,18 6. Chè búp 65124,00 218 298,73 Bình quân 104811,02 229 457,69 V. Lúa - Cá Lúa xuân - Cá 16787,79 102 164,58 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ * Tiểu vùng 1

LUT chuyên lúa có GTNC thấp nhất (49,89 nghìn đồng/công), cao nhất là LUT hoa cây cảnh (bình quân 566,47 nghìn đồng/công). GTNC trung bình của LUT chuyên rau màu là 178,18 nghìn đồng/công, gấp 3,57 lần so với GTNC của LUT chuyên lúa. Thu hút lao động nhiều nhất là LUT lúa - màu (bình quân 317 công), tiếp đó là LUT chuyên rau màu (bình quân 206,78 công), thấp nhất là LUT hoa cây cảnh (bình quân 182,50 công) do phải đầu tư chi phí cao.

* Tiểu vùng 2

Các công thức luân canh lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày đều cho giá trị ngày công lao động đảm bảo tuy nhiên vẫn còn thấp so với mặt bằng chung trong thành phố Hà Nội. Các LUT đem lại hiệu quả cao nhất ở tiểu vùng này là trang trại chăn nuôi tập trung, nông nghiệp sinh thái...

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của thị xã sẽ tăng từ 60% năm 2011 lên 70% giai đoạn 2016-2020, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.

Từ bảng 4.11 ta thấy: LUT cây ăn quả thu hút lao động cao nhất (bình quân 229 công), cho GTNC trung bình 457,69 nghìn đồng/công, gấp 2,92 lần so với GTNC trung bình của LUT chuyên màu (156,48 nghìn đồng/công), gấp 5,83 lần so với LUT lúa – màu (78,43 nghìn đồng/công), gấp 6,84 lần so với GTNC trung bình cùa LUT chuyên lúa (66,95 nghìn đồng/công).

LUT lúa - cá đánh giá theo 2 tiêu chí trên cả 2 tiểu vùng đều có hiệu quả xã hội đạt ở mức trung bình.

Qua đó có thể thấy rằng cùng một loại hình sử dụng đất, hay cùng một kiểu sử dụng đất nhưng nếu đặt ở 2 tiểu vùng khác nhau thì có mức đầu tư công lao động cũng như GTNC khác nhau. Lý do có sự khác nhau ở đây là 2 vùng riêng của thị xã có địa hình và điều kiện, tiềm năng khác nhau, nên công chăm sóc, làm đất, cày bừa khác nhau.

* Đánh giá chung về hiệu quả xã hội

LUT Chuyên lúa trên cả 2 tiểu vùng theo 2 tiêu chí đánh giá thì hiệu quả xã hội ở mức trung bình.

LUT lúa - màu theo 2 tiêu chí trên tiểu vùng 1 thì hiệu quả xã hội ở mức cao, trên tiểu vùng 2 thì ở mức trung bình; LUT chuyên rau màu đánh giá trên 2 tiểu vùng hiệu quả xã hội đạt ở mức trung bình.

LUT hoa, cây cảnh ở tiểu vùng 1 có khả năng tạo ra sản phẩm hàng hóa giá trị, thu hút lao động khá cao.

LUT cây ăn quả ở tiểu vùng 2 đánh giá theo 2 tiêu chí thì hiệu quả xã hội ở mức cao.

LUT lúa - cá trên cả 2 tiểu vùng theo 2 tiêu chí đánh giá thì hiệu quả xã hội ở mức trung bình.

Bảng 4.12. Đánh giá chỉ tiêu hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại các tiểu vùng Loại hình sử dụng đất Tiểu vùng Khả năng thu hút lao động Giá trị ngày công Tổng Đánh giá LUT 1 ** * 3* TB Chuyên lúa 2 ** * 3* TB LUT 1 *** ** 5* Cao Lúa - màu 2 * ** 3* TB LUT 1 ** ** 4* TB

Chuyên rau màu 2 * ** 3* TB

LUT 1 ** *** 5* Cao

Hoa, cây cảnh 2 - - - -

LUT 1 - - - -

Cây ăn quả 2 ** *** 5* Cao

LUT 1 ** ** 4* TB

Lúa - cá 2 * ** 3* TB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại thị xã sơn tây thành phố hà nội (Trang 81 - 85)