Cơ cấu kinh tế thị xã Sơn Tây giai đoạn 2011-1016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại thị xã sơn tây thành phố hà nội (Trang 55 - 60)

Ngành

Năm 2011 Năm 2013 Năm 2016

GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng GTSX 6.993 100 8.579 100 9.331 100 - Nông nghiệp 485 6,94 499 5,82 515 5,52 - Công nghiệp – xây dựng 4.136 59,15 5.077 59,18 5.527 59,24 - Dịch vụ 2.372 33,91 3.003 35,00 3.289 35,24 Nguồn: Phòng Thống kê thị xã Sơn Tây (2016)

b. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của thị xã đã đạt được những kết quả tích cực, giá trị sản xuất nông nghiệp (gồm các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) năm 2016 đạt 515 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cũng chuyển dịch tích cực, năm 2016, tỷ trọng ngành chăn ni chiếm khoảng 69%.

Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 21,3 nghìn tấn, trong đó thóc khoảng 20 nghìn tấn. Giá trị sản xuất/1 ha đất canh tác năm 2016 ước đạt 72 triệu đồng/ha.

Ngành nông nghiệp của Thị xã đã từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, hình thành các vùng sản xuất tập trung, phát triển sản xuất theo hướng trang trại, gia trại... sản xuất nơng nghiệp đã góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm trên địa bàn Thị xã.

c. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp

Trong thời gian qua, ngành công nghiệp của Thị xã có tốc độ tăng trưởng khá, năm 2016 giá trị sản xuất công nghiệp- xây dựng tăng 7,95%. Các sản phẩm cơng nghiệp có tốc độ tăng khá là gạch nung, sắt xây dựng, cửa xếp sắt, quần áo, cặp da ; Các sản phẩm có tốc độ giảm là bánh kẹo, gỗ xẻ, xa lơng. Đến nay, tồn thị xã có khoảng 900 hộ và 120 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, với trên 8 nghìn lao động. Một số ngành có sức cạnh tranh khá đang dần chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp như: dệt may chiếm khoảng 20%, cơ kim khí khoảng 23,8%, chế biến nơng sản thực phẩm khoảng 21,5%. Đã có 22/23 doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn hồn thành cổ phần hóa.

d. Thực trạng phát triển ngành dịch vụ

Các ngành dịch vụ của Thị xã cũng phát triển mạnh trong thời gian qua, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. Các lĩnh vực như thương mại, du lịch, dịch vụ vận tải, y tế, giáo dục, viễn thơng, tài chính, ngân hàng... đều có mức tăng trưởng khá.

Trong những năm qua,số cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng; số lao động ; tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ; số khách du lịch; khối lượng vận chuyển hành khách; khối lượng vận chuyển hàng hóa; thu chi tiền mặt qua ngân hàng... đều tăng khá. Năm 2016, tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ là 3.289 tỷ đồng.

4.1.4.2. Dân số, lao động và việc làm

a. Dân số

Năm 2016, dân số của Thị xã là 140.046 người, trong đó, phân theo khu vực : dân số khu vực thành thị chiếm khoảng 50,7%, khu vực nông thôn chiếm khoảng 49,3%. Phân theo giới tính: Nam chiếm 51%, nữ 49%. Tổng số hộ là 40.682 hộ, trong đó khu vực thành thị là 22.334 hộ – chiếm 54,9%, khu vực nông thôn là 18.348 hộ – chiếm 45,1% số hộ.

Tỷ lệ tăng dân số trung bình năm 2016 là 2,02%, mật độ dân số trung bình

năm 2016 là 1.234 người/km2.

b. Lao động, việc làm và thu nhập

- Lao động: Tổng số lao động năm 2016 khoảng 69.182 người chiếm 49,4% dân số tồn thị xã, trong đó lao động nơng nghiệp khoảng 23.176 người – chiếm 33,5%, lao động công nghiệp – xây dựng khoảng 18.333 người – chiếm 26,5%, lao động dịch vụ khoảng 27.673 người – chiếm 40% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 30% tổng số lao động.

- Việc làm: Trong thời gian qua, công tác dạy nghề, giải quyết việc làm được quan tâm, chú trọng, nhiều lớp dạy nghề đã được mở, nhiều dự án vay vốn giải quyết việc làm đã được thực hiện, đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Trong giai đoạn từ 2011-2016, Thị xã đã giải quyết việc làm cho trên 11.500 lao động (bình quân từ 2.900 – 3.000 lao động/năm).

- Thu nhập: GDP bình quân đầu người đã tăng từ 27 triệu đồng năm 2012 lên khoảng 34 triệu đồng năm 2016. Đời sống của nhân dân trên địa bàn ngày càng được cải thiện. Cơng tác xóa đói giảm nghèo được tăng cường, nhiều hộ nghèo đã được vay vốn để phát triển sản xuất. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,36% năm 2012 xuống còn khoảng 3,07% năm 2016.

4.1.5. Đánh giá tiềm năng phát triển của Thị xã Sơn Tây

4.1.5.1. Thuận lợi

- Thị xã Sơn Tây có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội, quốc phịng, an ninh. Với vị trí là cửa ngõ phía Tây của thủ đơ Hà Nội, có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua, như quốc lộ 32, đại lộ Thăng long, quốc lộ 21. Đó là điều kiện thuận lợi để mở rộng giao thương với vùng Tây Bắc và cả nước. Trong thời gian tới, cùng với việc triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có đường vành đai V liên kết các đô thị xung quanh Hà Nội, xây dựng khu cơng nghệ cao Hịa Lạc,... sẽ thúc đẩy q trình đơ thị hóa và sự chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của thị xã.

- Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phịng, an ninh khu vực phía Tây của thủ đơ Hà Nội, trong những năm qua, thị xã Sơn Tây có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực (tăng tỷ trọng các

ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp), hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao, an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội ổn định, mơi trường được đảm bảo.

- Khí hậu thời tiết ơn hịa, thuận lợi, thảm thực vật phong phú, địa hình bán sơn địa với nhiều loại đất thuận lợi trong việc đa dạng hóa cây trồng, vật ni để phát triển mạnh kinh tế nông nghiệp.

- Sơn Tây có truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, có cảnh quan đẹp, có nhiều sơng, hồ lớn, như sơng Hồng, sơng Tích Giang, sơng Hang, hồ Đồng Mơ, Xn Khanh... là tiềm năng to lớn và quý báu để phát triển du lịch, dịch vụ.

- Sơn Tây có nguồn nhân lực dồi dào, với lực lượng lao động trẻ, siêng năng, ham học hỏi, thơng minh, sáng tạo, gắn bó với q hương.

- Bộ mặt đô thị từng bước được đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại. Nhiều khu đô thị mới được xây dựng, hạ tầng đô thị cũng được cải thiện đáng kể. Năm 2006, thị xã được công nhận là đô thị loại III.

4.1.5.2. Khó khăn

- Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chưa khai thác hết các tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh(nhất là tiềm năng về phát triển du lịch, phát triển đô thị, phát triển dịch vụ, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng...);

- Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu nên các nguồn vốn đầu tư bị hạn chế, nhất là các nguồn vốn đầu tư để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, phát triển các khu đô thị, các khu du lịch, dịch vụ...

- Địa hình bán sơn địa khá phức tạp, có cả đồi núi, đồng bằng và vùng trũng, nhiều vùng đất chất lượng kém và do ảnh hưởng của địa hình nên khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.

- Các vấn đề cấp bách về môi trường, những bức xúc nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, trong điều kiện kinh tế thị trường đã xuất hiện và có xu hướng gia tăng... là những hạn chế, cản trở với quá trình phát triển.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn cịn thấp kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Hiệu quả sử dụng đất cho phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh nhìn chung cịn thấp, nhất là các khu vực có nhiều lợi thế cho phát triển đơ thị, du lịch, dịch vụ...

- Tình hình ơ nhiễm mơi trường vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc, ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất và của người dân chưa cao... đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của Thị xã trong thời gian qua.

4.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA THỊ XÃ SƠN TÂY THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Sơn Tây

Theo kiểm kê năm 2016 tổng diện tích tự nhiên của thị xã là 11742,81 ha trong đó:

+ Diện tích đất nơng nghiệp là 5531,00 ha, chiếm 47,10% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất phi nơng nghiệp 6155,71 ha, chiếm 52,42% tổng diện tích tự nhiên. + Đất chưa sử dụng là 56,10 ha, chiếm 0,48% tổng diện tích tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại thị xã sơn tây thành phố hà nội (Trang 55 - 60)