Khái niệm về sản xuất rau an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng môi trường sản xuất rau tại xã tu lý, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 25 - 27)

Phần 2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

2.2. Khái niệm rau an toàn và sản xuất rau an toàn

2.2.2. Khái niệm về sản xuất rau an toàn

Sản xuất các loại “rau an toàn”, khi thực hiện phải vận dụng cụ thể cho từng loại rau, từng điều kiện thực tế của từng địa phương. Quy trình sản xuất rau phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Môi trường đất: Đất trồng rau chủ yếu được bố trí ở các chân ruộng cao,

thoát nước tốt. Đất trồng rau an toàn phải đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép về tồn dư độc hại, thành phần KLN, vi khuẩn trong đất. Đất để sản xuất “rau an toàn” không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao thông khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, không nhiễm các hóa chất độc hại cho con người và môi trường.

- Về giống: Phải chọn giống tốt, các cây con giống cần được xử lý sạch

sâu bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm. Đa dạng các giống rau, tích cực áp dụng các giống rau mới có năng suất, chất lượng cao và được thị trường ưa chuộng như: Cải ngọt, cải thảo, súp lơ xanh, bắp cải, rau bí,…

- Về sử dụng phân bón: Toàn bộ phân chuồng hoai mục và phân hữu cơ vi

sinh được bón lót cho rau. Tuyệt đối không dùng các loại phân tươi để bón lót trong sản xuất rau an toàn. Giảm thiểu việc sử dụng phân bón hóa học, thực hiện bón phân hóa học đúng liều lượng, đúng lúc, tăng cường sử dụng các loại phân bón vi sinh để giảm thiểu hàm lượng NO3- trong sản phẩm rau an toàn. Việc sử dụng phân bón qua lá và các chất sinh trưởng áp dụng ngay sau khi cây bén rễ.

Có thể phun 3 – 4 lần tùy từng loại rau, nồng độ phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại rau và kết thúc phun trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày. Không dùng các loại phân tươi và nước phân loãng để tưới cho rau, đặc biệt là sắp tới kỳ thu hoạch.

- Về nước tưới: Sản xuất rau an toàn và rau sạch yêu cầu nghiêm ngặt về

chất lượng nước, hàm lượng các chất độc hại phải dưới ngưỡng cho phép. Nước giếng khoan phải được lọc và bơm bằng hệ thống đường ống. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ công nghiệp, thành phố, bệnh viện, khu dân cư, nước ao, mương tù đọng.

- Về phòng trừ sâu bệnh: Phải áp dụng phương pháp quản lý dịch bệnh hại

tổng hợp trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra; có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường. Do đó cần chú ý các biện pháp sau:

- Biện pháp canh tác: cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp

phần hạn chế thấp nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau. Chú ý thực hiện chế độ luân canh: lúa – rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với nhau: Bắp cải, su hào, súp lơ với cà chua để giảm bớt sâu tơ và một số sâu hại khác.

- Dùng thuốc: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Phải có sự điều tra phát

hiện sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kĩ thuật. Tuyệt đối không dùng thuốc trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Hoặc hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II), thuốc chậm phân hủy thuộc nhóm Clor và lân hữu cơ. Triệt để sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độ độc thấp (thuốc nhóm độc III trở lên), thuốc chống phân hủy, ít ảnh hưởng các loài sinh vật có ích trên ruộng. Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh quen thuốc. Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc. Tuyệt đối không sử dụng đạm ủ rau tươi (xử lý sản phẩm đã thu hoạch) bằng các hóa chất BVTV (Phạm Thị Thủy, 2006).

Xây dựng hệ thống nhà lưới hoặc nhà kính phục vụ sản xuất để hạn chế các thiệt hại do côn trùng và mưa gió.

- Về thu hoạch sản phẩm: rau thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá già, héo,

quả sâu, quả dị dạng. Rau được rửa bằng nước sạch, để ráo nước trước khi đem ra tiêu thụ trên thị trường (Phương Minh và cs.,2015).

Qua các phân tích trên cho thấy sản xuất rau an toàn là sản xuất rau trong điều kiện đất, nước và môi trường không bị ô nhiễm, bón phân theo đúng kỹ thuật, chủng loại đã hướng dẫn, đồng thời phải phòng ngừa sâu bệnh và bảo quản chế biến theo đúng kỹ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng môi trường sản xuất rau tại xã tu lý, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 25 - 27)