Xuất giải pháp góp phần cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng môi trường sản xuất rau tại xã tu lý, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 99 - 101)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.6.xuất giải pháp góp phần cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RAU TẠI XÃ TU LÝ

- Nâng cao nhận thức của công dân và cộng đồng đang sống và làm việc tại các khu vực nông thôn về vấn đề môi trường. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ khu vực sản xuất nông nghiệp, sử dụng thuốc BVTV đúng liều lượng, đúng thời điểm, khuyến khích người dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các loại phân bón có nguồn gốc sinh học để hạn chế sự tích lũy cũng như tồn dư cấc nguyên tố kim loại nặng trong sản phẩm rau cũng như trong môi trường.

- Sử dụng phân bón hóa học theo các nguyên tắc:

+ Đúng loại: Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó, bón đúng loại phân phù hợp với đặc điểm, tính chất của đất (đất chua không bón các loại phân có tính axit. Ngược lại, trên đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm).

+ Đúng lúc: Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi tùy theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển để cây trồng sử dụng tốt các loại phân bón, tốt nhất là chia ra bón nhiều lần. Bón tập trung vào một lúc với nồng độ và liều lượng phân bón quá cao, cây không sử dụng hết, lượng phân bị hao hụt nhiều, có thể gây ra những tác động xấu đối với cây.

+ Đúng đối tượng: Trong một số trường hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh tích lũy và gây hại nặng. Càng bón thêm phân, cây sinh trưởng thêm, sâu bệnh lại phát sinh nhiều hơn và gây hại nặng hơn. Như vậy, bón phân không phải lúc nào cũng là để cung cấp thêm chất dinh dưỡng, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Có những trường hợp phải tác động theo chiều hướng ngược lại: cần kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởng và phát triển của cây trồng, làm tăng tính chống chịu của chúng lên.

+ Đúng thời tiết, mùa vụ: Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn. Nắng gắt cùng với tác động của các hoạt động phân bón có thể cháy lá, hỏng hoa, quả. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở từng vụ có khác nhau, cho nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng như phản ứng đối với tác động của từng yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau. Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời vụ bón hợp lý có thể nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón.

+ Bón đúng cách: Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hòa vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới

nước. Bón phân chia làm nhiều loại: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, thúc mẩy hạt. Lựa chọn đúng cách bón cho cây trồng, cho vụ sản xuất, cho loại đất,... có thể làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều lần.

+ Bón phân cân đối: Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa thãi. Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau. Do đó, bón phân cân đối có tác dụng ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của đất, bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn. Đồng thời, tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón đảm bảo phẩm chất của nông sản

- Thu hoạch đúng thời vụ, không để cây quá vụ khiến cho việc tích tụ các chất dinh dưỡng trong cây vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đối với MHRTT là việc từ bỏ thói quen không thu hoạch cây rau 1 lần mà thu hoạch lá già trước sau đó mới đến các lá non. Còn đối với MHRAT là việc tìm đầu ra cho sản phẩm sao cho cung và cầu luôn ổn định, không tập trung chỉ trồng 1 vài loại rau 1 vụ mà chia ra trồng nhiều loại rau khác nhau, từ đó giảm được tình trạng thừa sản phẩm. - Cần chủ động được nguồn nước, xây dựng hệ thống kênh mương dẫn nước tưới tiêu tại MHRAT, về lâu dài nguồn nước suối Cái sẽ tiếp nhận lượng thải lớn từ các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó việc chủ động nguồn nước tưới, xây dựng hệ thống kênh mương dẫn nước là ưu tiên hàng đầu trong việc sản xuất rau an toàn.

- Áp dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất rau bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng môi trường sản xuất rau tại xã tu lý, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 99 - 101)