Quy trình đào tạo tại trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động đào tạo tại trường đào tạo phát triển nguồn nhân lực thuộc vietinbank (Trang 60 - 64)

Quy trình xác định nhu cầu đào tạo tại trường

Quy trình xác định nhu cầu đào tạo tại trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực thuộc VietinBank (ĐT&PTNNL – VietinBank) được thực hiện theo 5 bước như sau (bảng 4.1):

Bảng 4.1. Quy trình đào tạo tại Trường ĐT&PTNNL - VietinBank

Trách nhiệm Nội dung

Ban lãnh đạo trụ sở chính

Ban lãnh đạo Ngân hàng

Tất cả cán bộ trong toàn bộ Ngân hàng và các chi nhánh

Trưởng các phòng ban

Trường ĐT&PTNNL

Ban lãnh đạo Hội sở chính Trường ĐT&PTTNL, Phòng

TCCB&ĐT và các cán bộ được cử đi đào tạo và cơ sở đào tạo

Trường ĐT&PTNNL phối hợp với

Phòng TCCB&ĐT Đánh giá và báo cáo kết quả ĐT

Thực hiện công tác đào tạo Duyệt

Lập kế hoạch đào tạo Tổng hợp nhu cầu đào tạo Tập hợp nhu cầu đào tạo và đăng kí

nhu cầu với trường Cá nhân đăng kí nhu cầu đào tạo Thông báo chủ chương và định hướng

công tác đào tạo trong năm Định hướng về chiến lược kinh doanh

Cụ thể các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Thông báo chủ trương, định hướng công tác đào tạo trong năm cho các

phòng ban trong toàn hệ thống. Căn cứ vào Chiến lược kinh doanh, tiêu chuẩn chức danh và trình độ cán bộ hiện có và căn cứ vào quy hoạch cán bộ các cấp đã được duyệt ở trên, ủy ban Nhân sự dự thảo và thông báo chủ trương, định hướng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong năm trình ban lãnh đạo.

Sau khi ban lãnh đạo duyệt xong, ban Nhân sự chuyển thông báo về định hướng đào tạo trong năm tới toàn thể cán bộ Nhân viên trong các chi nhánh và các sở giao dịch thông qua phòng nhân sự của các đơn vị thành viên. Các cá nhân căn cứ vào nội dung của thông báo đó để đăng kí nhu cầu đào tạo bồi dưỡng.

Bước 2: Đăng kí nhu cầu đào tạo

Mỗi năm chậm nhất là 15/10 hàng năm, trường ĐT&PTNNL thực hiện khảo sát nhu cầu đào tạo của tất cả các đơn vị thành viên trong toàn hệ thống, toàn thể cán bộ toàn chi nhánh căn cứ vào yêu cầu công việc và đối chiếu khả năng, nhu cầu của bản thân và chủ trương định hướng công tác đào tạo bồi dưỡng của hội sở chính, từ đó lập phiếu đăng kí nhu cầu đào tạo (phụ lục 1).

Bước 3: Trưởng phòng nhân sự tại các đơn vị thành viên tập hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm của phòng mình.

Trưởng các phòng ban cũng căn cứ vào yêu cầu công việc, khả năng thực tế của đơn vị mình, phiếu đăng kí nhu cầu đào tạo của các cán bộ trong phòng và định hướng công tác đào tạo của Hội sở chính để lập danh sách đăng kí nhu cầu đào tạo cho tập thể đơn vị mình. Sau đó nộp bảng danh sách đăng kí nhu cầu đào tạo về trường ĐT&PTNNL.

Bước 4: Trường ĐT&PTNNL tổng hợp nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo

Trên cơ sở kế hoạch do Ban lãnh đạo giao, định hướng công tác đào tạo và nhu cầu đào tạo của các đơn vị, trường ĐT&PTNNL sẽ dự thảo kế hoạch của năm sau trình Ban lãnh đạo phê duyệt.

Nếu có các nhu cầu đào tạo phát sinh đột xuất (Giấy mời dự lớp, chỉ tiêu đào tạo phân phối đột xuất...) chuyên viên phụ trách đào tạo của trường cũng phải tập hợp lại.

Sau khi tập hợp được nhu cầu đào tạo, gửi danh sách đào tạo lên Hội sở chính. Trường ĐT&PTTNL có nhiệm vụ tập hợp nhu cầu đào tạo của các chi

nhánh, sau đó làm việc với với các đơn vị phối hợp như ban nhân sự, TTCNTT quyết định hình thức đào tạo là tập trung hay phi tập trung, phương pháp, nội dung cụ thể như thế nào.

Trong kế hoạch các đơn vị này lập sẽ làm rõ các vấn đề sau: - Phần mục tiêu, định hướng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng:

+ Yêu cầu phải đạt được của đội ngũ cán bộ viên chức về trình độ để đáp ứng nhiệm vụ chiến lược kinh doanh, quy hoạch cán bộ và tiêu chuẩn chức danh theo quy định.

+ Những dự kiến phát triển nguồn nhân lực - Phần kế hoạch đào tạo, cần làm rõ:

+ Loại hình đào tạo: nêu rõ theo từng loại hình đào tạo: đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn, đào tạo trong nước hay đào tạo ở nước ngoài, đào tạo tập trung hay phi tập trung...

- Nội dung đào tạo: Nêu rõ đào tạo về nội dung gì? Chuyên môn nghiệp vụ nào cần đào tạo?

- Đơn vị tổ chức: Nêu rõ đơn vị cụ thể thực hiện công tác đào tạo của từng lớp. - Nhân sự: Dự kiến số lượng người đi đào tạo, thuộc đơn vị nào, cụ thể là ai? Nếu chưa dự kiến được nhân sự thì có thể xác định nội dung đào tạo đó cần thiết cho đơn vị nào.

- Dự kiến về thời gian: Dự kiến xem thời gian đào tạo là bao lâu? Dự kiến thời điểm bắt đầu và kết thúc khóa học.

- Dự kiến kinh phí đào tạo: Nêu rõ chi phí đào tạo là bao nhiêu?

Mọi chi phí có liên quan đến hoạt động đào tạo bao gồm tiền học phí, tiền thuê giáo viên, tiền tài liệu, tiền thuê hội trường, thuê mua sắm trang bị phục vụ cho việc đào tạo và mọi chi phí được đào tạo tuân theo quy định chế độ chi đào tạo trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Nếu các nhu cầu đào tạo phát sinh đột xuất không nằm trong kế hoạch thì chuyên viên phụ trách công tác đào tạo cần lập một tờ trình, trình Giám Đốc trường ĐT&PTNNL kiểm tra và lãnh đạo Ngân hàng phê duyệt.

Bước 5: Thực hiện công tác đào tạo

- Căn cứ vào kế hoạch đào tạo đã được duyệt, nhân viên phụ trách công tác đào tạo và tổ chức tiến hành đào tạo, thực hiện quá trình đào tạo.

- Ủy ban nhân sự dự thảo quyết định cử đi học sau đó trình với ban lãnh đạo phê duyệt.

- Bộ phận nhân sự là đầu mối trung gian phối hợp giữa đơn vị tổ chức đào tạo với người cử đi học trong suốt quá trình đào tạo.

Nhận xét chung cho thấy ở giai đoạn này của quy trình, mặc dù quá trình chuẩn bị rất hệ thống và bài bản nhưng vẫn còn xảy ra tình trạng học viên không chấp hành đúng quy định tham gia, và tham gia đầy đủ khóa đào tạo của Ngân hàng, cho thấy công tác quản lý lớp học từ phía trường và đơn vị thành viên còn chưa chặt chẽ.

Nguyên nhân của những hạn chế trên có thể do chưa có chính sách khuyến khích cho cán bộ đào tạo còn nên họ chưa phấn đấu hết mình trong việc thực hiện.

Bước 6: Đánh giá và báo cáo kết quả đào tạo

Công tác đánh giá chất lượng đào tạo tại trường hiện tại cũng mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá của học viên sau khóa đào tạo, chưa có một công cụ nào đo lường được hiệu quả thực mang lại của công tác này. Mẫu phiếu đánh giá trường đang áp dụng (phụ lục 3).

Cụ thể, cán bộ sau khóa đào tạo sẽ thực hiện đánh giá về nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, công tác chuẩn bị đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, các ý kiến góp ý khác để trường có cơ sở đánh giá giảng viên và hoàn thiện công tác đào tạo tại trường (phụ lục 4).

Về hiệu quả sau đào tạo hiện nay cũng chỉ được đánh giá thông qua một phiếu trên cơ sở học viên tự đánh giá khóa học đào tạo đó có phục vụ cho yêu cầu công việc của chính bản thân chưa (phụ lục 3).

Theo quy trình phía trên, có thể thấy công tác lập kế hoạch đào tạo của NHCTVN đã gộp một số bước trong quy trình đào tạo và phát triển nhân lực như: Xác định mục tiêu đào tạo, lựa chọn loại hình đào tạo, xác định nội dung đào tạo, xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo, lựa chọn giáo viên, và dự tính chi phí đào tạo. Trên thực tế, việc gộp các bước này với nhau có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian và chi phí. Tuy nhiên, hạn chế của việc áp dụng một quy trình gộp như vậy đó là công tác xác định mục tiêu của NH vẫn mang tính chung chung. Đó cũng sẽ là nguyên nhân chính là cho công tác xây dựng chương trình đào tạo không sát thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động đào tạo tại trường đào tạo phát triển nguồn nhân lực thuộc vietinbank (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)