Đánhgiá kết quả chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động đào tạo tại trường đào tạo phát triển nguồn nhân lực thuộc vietinbank (Trang 79 - 88)

4.2.8.1. Đánh giá của học viên về kết quả đào tạo

Công tác đánh giá sau đào tạo của trường hiện tại sử dụng kết quả đánh giá của học viên sau khóa đào tạo, chưa có một công cụ nào đo lường được hiệu quả. Mẫu phiếu đánh giá trường đang áp dụng (phụ lục 3).

Cụ thể, sau mỗi khóa cán bộ quản lý đào tạo của trường sẽ thực hiện việc thu thập phiếu theo mẫu sau đó tập hợp và làm dữ liệu cho báo cáo kết quả đào tạo theo kỳ kế hoạch của trường. Theo mẫu trường lấy ý kiến đánh giá về nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, công tác chuẩn bị đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, các ý kiến góp ý khác để trường có cơ sở đánh giá giảng viên và hoàn thiện công tác đào tạo tại trường (phụ lục 3). Tuy nhiên, về tổng quan phiếu đánh giá đó xây dựng các tiêu chí đánh giá mang tính chung chung, khó đo lường sẽ khiến học viên khó đánh giá, thông tin thu được chỉ mang tính chủ quan từ phía người học. Đặc biệt thang đánh giá được chia chưa hợp lý, không có cơ sở khoa học. Thêm vào đó, thông tin đánh giá sẽ thiếu chính xác nếu người lao động được cử đi đào tạo thiếu trung thực trong đánh giá. Do vậy, hoạt động đánh giá sau đào tạo được thực hiện mang tính hình thức.

Hình 4.1. Quy trình đánh giá kết quả sau đào tạo của trường

Trong khi đó, kết quả của đánh giá đào tạo lại đi theo quy trình là Trường thu thập đánh giá rồi gửi về ban nhân sự của trụ sở, từ đó kết quả được chuyển tới các chi nhánh dưới dạng thông báo. Như vậy, công tác đánh giá sau đào tạo chưa có một phương pháp cụ thể mà chỉ là những đánh giá bề nổi của các khóa đào tạo, và được thực hiện từ phía Trường. Với cách thức thực hiện như vậy lãnh đạo các chi nhánh cũng chỉ được biết kết quả đánh giá thông qua các văn bản báo cáo, nhưng kết quả đó có thể không chính xác với thực tế.

Bên cạnh đó, trường cũng tổ chức thi, kiểm tra cuối khóa cho các học viên theo quy định sau:

Trường thu thập phiếu đánh giá của học viên sau khóa đào tạo

Ban nhân sự VietinBank nhận báo cáo kết quả đào tạo Trường tổng hợp phiếu , viết báo cáo kết quả sau đào tạo

Bảng 4.13. Quy định về kết quả đánh giá cuối khóa đối với học viên

Học viên tham gia các khóa đào tạo tại trường phải tập trung, nghiêm túc và có kết quả học tập đạt từ 6 điểm trở lên đối với các bài test. Trong trường hợp học viên không đạt sẽ phải thi lại tối đa 2 lần. Trong trường hợp vẫn không đạt kết quả như mong đợi thì sẽ áp dụng hình thức trừ lương. Theo quy định đào tạo, nếu cán bộ không đạt sẽ bị trừ 50% lương của thời gian tham gia đào tạo.

Đối với các lớp đào tạo dài hạn liên tục trên 1 tháng, kết quả đào tạo là kết quả đánh giá thực hiện công việc của cán bộ. Ví dụ nếu cán bộ đạt 7 điểm thì kết quả đánh giá thực hiện công việc làm cơ sở chi trả tiền lương của tháng sẽ là 70%.

Nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí:

Cán bộ nhân viên được cử đi đào tạo trong nước, kể cả các khóa học có cơ sở đào tạo ở nước ngoài, phải chịu bồi hoàn 100% kinh phí cho Ngân hàng Công Thương đã chi trong các trường hợp sau:

Không hoàn thành khóa học do Nguyên nhân chủ quan của CBNV đi học. Bị kỉ luật thôi việc.

CBNV được cử đi đào tạo theo hình thức đào tạo bồi dưỡng thường xuyên, và không thực hiện nghĩa vụ về thời gian làm việc.

Chấm dứt Hợp đồng lao động

(Nguồn: trích quy chế đào tạo của Vietinabank) Theo kết quả thu thập được từ phía trường (Bảng 4.15) trung bình mỗi năm có khoảng trên dưới 2,5% số học viên phải tham gia học lại vào các khóa sau. Trên dưới 5,5% tổng số học viên có kết quả không đạt yêu cầu và phải thi lại lần thứ 2. Trên thực tế kết quả này chưa thể phản ánh hết được các kiến thức, kỹ năng mà học viên thu nhận được từ khóa đào tạo, lợi ích của việc tham gia khóa đào tạo mang lại cho họ, hay hiệu quả của việc cử nhân đi đào tạo ở các đơn vị chi nhánh.

Bảng 4.14. Số lượng học viên thi lại qua các năm

ĐVT: người Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%)

Số học viên được đào tạo 55.000 100 58.200 100 87.200 100 Số học viên thi lại lần 1 2750 5 3201 5,5 5406 6,2 Số học viên thi lại lần 2 1155 2,1 1513 2,6 2180 2,5 Nguồn: Phòng Quản lý & Đào tạo, trường ĐT & PTNNL VietinBank (2016)

Theo kế hoạch của trường, không phải cứ học viên nào không hoàn thành khóa học sẽ được bố trí đào tạo lại ngay. Việc tổ chức mỗi khóa học còn phụ thuộc quy mô số người phải học lại của khóa đó có đủ để tổ chức một lớp mới. Nếu không đủ học viên phải tham gia vào đợt đào tạo của những cán bộ tuyển mới. Đối với những trường hợp này, thì kiến thức kỹ năng đã không vững nhưng cơ sở vẫn phải tiếp nhận và đào tạo thêm trong quá trình làm việc. Thực tế các lớp được tổ chức học lại thường là các lớp nghiệp vụ, vì đặc thù của những nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi lao động phải nắm vững chuyên môn cả lý thuyết và thực hành, phải cẩn thận chính xác tới từng con số. Bảng bên dưới cho thấy năm 2015, do lượng lao động tuyên mới rất đông (trên 1000 lao động mới của VietinBank) do vậy số chủ yếu các lớp đào tạo lại là Nghiệp vụ tín dụng, Kế toán (đội ngũ này chiếm phần lớn tổng lao động của VietinBank).

Biểu đồ 4.5. Ý kiến của học viên về kết quả bài thi cuối khóa đào tạo

Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ lớn các học viên cho rằng các bài thi cuối khóa chưa thể đánh giá chính xác được kết quả đào tạo của trường, và kết quả thu được của họ thông qua việc đào tạo. Năm 2014, Ngân hàng không tuyển dụng mới nhưng tổ chức tới 22 khóa đào tạo riêng cho những cán bộ tín dụng có kết quả làm việc kém. Tuy nhiên, theo khảo sát có 20% học viên cho rằng kết quả các bài thi chưa thể phản ánh chính xác kết quả học tập của họ.

Bảng 4.15. Số khóa đào tạo nghiệp vụ & kỹ năng đã tổ chức lại cho cán bộ thi không đạt điểm chuẩn năm 2015

ĐVT: lớp Khóa học Số lượng CC ( %) Nghiệp vụ tín dụng 2 1,02 Nghiệp vụ Thẩm định PA, DA và PTTCDN 1 0,05 PP phân tích BC TC của NHTM 1 0,05

Hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ 2 1,02

Kế toán thuế 1 0,05

Giao dịch viên 2 1,02

Tổng số số nghiệp vụ đã tổ chức 9 4,6

Tổng số khóa nghiệp vụ đã tổ chức 195 100

Nguồn: Phòng Quản lý & Đào tạo, trường ĐT&PTNNL VietinBank (2016) Để có cái nhìn bao quát về các khóa đào tạo tác giả đưa các tiêu chí đánh giá chung cho toàn khóa học từ phía học viên. Theo đánh giá của các học viên thì mức độ phù hợp của các khóa đào tạo so với mục tiêu đã đề ra ở kế hoạch và thông báo triển khai chưa đạt mức cao (cao: 20%, trung bình và thấp 80%), đặc biệt tỷ lệ học viên đánh giá tiêu chí này đạt mức thấp chiếm 35% trong tổng số. Một tỷ lệ tương đối lớn cho hạn chế này. Có một thực trang tương tự cho tiêu chí thứ 4 (khả năng ứng dụng vào thực tiễn từ những lý thuyết trao đổi truyền đạt của các khóa đào tạo). Tuy nhiên, số liệu đánh giá cũng cho thấy được bản chất thứ hai của đào tạo đã đạt được, đó là phần lớn học viên cho rằng tham gia khóa đào tạo giúp họ có thêm mỗi quan hệ, tăng cường kết nối nhân viên trong ngân hàng, đó cũng là mắt xích quan trong trong những nhiệm vụ đặt ra để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Như vậy nhìn vao kết quả này, trương cần quan tâm hơn tới công tác làm như thế nào để khích lệ học viên tham gia các khóa tích cực hơn, khi mà 40% trong số họ đánh giá tiêu chí này trường thực hiện ở mức thấp.

Bảng 4.16. Đánh giá chung của học viên về kết quả các khóa đào tạo

ĐVT: %

STT Tiêu chí đánh giá Cao Trung bình Thấp

1 Mức độ phù hợp với mục tiêu đào tạo 20 45 35 2 Mức độ khích lệ người học tham gia 10 50 40

3 Sự kết nối nhân viên 65 35 5

4 Đảm bảo khả năng áp dụng thực tế 20 65 15 Nguồn: Số liệu điều tra 2015) Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của Trường đó là đánh giá khả năng sử dụng các kỹ năng nghề nghiệp mà người lao động tiếp thu, lĩnh hội được từ đào tạo. Do vậy, tác giả thực hiện khảo sát tiêu chí này trên người lao động đã tham gia các khóa đào tạo của trường. Nhìn chung phần lớn học viên tự đánh giá khả năng họ tiếp thu kiến thức và kỹ năng từ việc đào tạo ở mức khá và tốt (70% trở lên). Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ không nhỏ học viên tự đánh giá việc tiếp nhận được những gì đào tạo tại trường chỉ ở mức trung bình theo cả 4 tiêu chi đánh giá về Việc nắm vững các quy trình thủ tục, quy định trong thực hiện nghiệp vụ, Việc tiếp thu được các kỹ năng mềm, Tiếp thu kiến thức chuyên môn, Tiếp thu các chính sách quy định thị trường tài chính.

Bảng 4.17. Kết quả tự đánh giá của học viên sau đào tạo

ĐVT: %

Tiêu chí Tốt Khá Trung bình

Việc nắm vững các quy trình thủ tục, quy định trong

thực hiện nghiệp vụ 24 56 20

Việc tiếp thu được các kỹ năng mềm 36 37 27

Tiếp thu kiến thức chuyên môn 38 45 17

Tiếp thu các chính sách quy định thị trường tài chính 28 72 0 Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Bảng 4.17 cho thấy phần lớn học viên cho rằng đào tạo giúp họ có khả năng làm việc tốt hơn (74% trở lên). Trong số đó thì cũng chỉ có số ít cho rằng khả năng thực hiện công việc của họ có tiến triển theo hướng tích cực rất tốt

so với chưa đào tạo (10-22%), khoảng gần 30% số học viên còn lại cho rằng việc đào tạo không đem lại hiệu quả tốt hơn cho họ đối với công việc hiện tại. Riêng có tiêu chí thực hiện nội quy, quy định thì không có học viên nào tự đánh giá mình vi phạm. Những con số này trường cũng cần rất lưu ý, vì mục tiêu chính của trường là đào tạo để người học sau khi quay trở về cơ sở có thể làm việc chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn trong khi đó vẫn còn tỷ lệ lớn (gần 1/5) số học viên nhận định họ không làm việc tốt hơn so với họ khi chưa đi đào tạo. Đặc biệt đối với kỹ năng xử lý những tình huống công việc phát sinh, tỷ lệ này lên tới 26 %, điều đó hoàn toàn trùng khớp với đánh giá của cấp quản lý đơn vị.

Bảng 4.18. Đánh giá của học viên về kết quả làm việc sau khi đào tạo

ĐVT: %

Diễn giải Tốt hơn

rất nhiều Tốt hơn

Không tốt hơn

Thực hiện nội quy, quy định 30 70 0

Việc thực hành các kỹ năng, kỹ xảo nghiệp vụ 22 60 20 Khả năng xử lý các công việc phát sinh 10 64 26

Sử dụng các kỹ năng mềm 10 70 20

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng 15 68 17 Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Như vậy, khẳng định thêm được rằng chất lượng các bài giảng đào tạo mang lại chưa cao, khả năng ứng dụng kiến thức kỹ năng của học viên từ lý thuyết các khóa vào thực tiễn còn hạn chế, chất lượng chung các khóa đào tạo được đánh giá phần lớn ở mức trung bình.

4.2.8.2. Đánh giá của cán bộ quản lý các đơn vị về kết quả đào tạo học viên

Đứng trên góc độ người sử dụng lao động- nhà quản lý các đơn vị chi nhánh, họ quan tâm nhất là khả năng làm việc của cấp dưới sau khi được cử đi đào tạo, kết quả công việc mà cấp dưới của họ đạt được và người được cử đi đào tạo đó sẽ mang lại hiệu quả gì cho chi nhánh. Theo khảo sát lãnh đạo các chi nhánh (60%) trong số họ cho biết họ không đánh giá nhân viên của mình căn cứ theo kết quả báo cáo của trường.

Bảng sau đây là kết quả khảo sát quản lý một số chi nhánh có cử người lao động đi đào tạo tại trường thời gian qua.

Bảng 4.19. Khảo sát cán bộ quản lý cấp đơn vị về kết quả đào tạo của nhân viên ĐVT: % Tiêu chí đánh giá Tốt hơn Trung bình Không tốt hơn

Hoàn thành chỉ tiêu công việc đã giao 55 35 10

Mối quan hệ với đồng nghiệp 5 35 60

Kiến thức chuyên môn 35 35 30

Kỹ năng giải quyết công việc phát sinh 20 50 30 Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng 40 50 10

Mức độ chuẩn xác trong công việc 35 35 30

Khả năng làm việc độc lập 20 50 30

Khả năng làm việc nhóm 45 35 20

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Bảng 4.19 cho thấy, nhìn chung khả năng làm việc của nhân viên trong hệ thống có biến đổi theo hướng tích cực hơn sau khi đào tạo (70% các chi nhánh nhận đính như vậy), chỉ có 30% trở xuống các đơn vị thành viên có sử dụng người lao động sau khi đào tạo quay về mà khả năng và kỹ năng làm việc không tốt hơn, hay nói cách khác đào tạo không mang lại hiệu quả cho nhân viên của họ. Chỉ riêng tiêu chí mối quan hệ với đồng nghiệp được tỷ lệ lớn các đơn vị đánh giá là đào tạo không ảnh. Tuy nhiên, lãnh đạo chỉ có thể kiểm soát được mỗi quan hệ đồng nghiệp của nhân viên trong nộ bộ chứ không thể kiểm soát hết các mối quan hệ với chi nhanh bên ngoài trong hệ thống. Do vậy con số này có thể chưa hoàn toàn chính xác. Có khoảng 50% các đơn vị thành viên cho rằng những người được cử đi đào tạo về thì khả năng thực hiện công việc của họ nhìn tốt hơn. Cụ thể là học viên sau khi trở về đơn vị có thể hoàn thành được các chỉ tiêu về kinh doanh đã đề ra tốt hơn trước khi họ được đào tạo (55% các chi nhánh đánh giá như vậy). Tỷ lệ các đơn vị có nhân viên sau khi được đào tạo mà khả năng hoàn thành chỉ tiêu công việc đề ra ở mức trung bình là 35%, và chỉ 10% trong số đó có nhân viên sau đào tạo mà gần như không làm thay đổi gì tới khả năng hoàn thành chỉ tiêu của họ. Gần 50 % trong số đó cho rằng nhân học viên

sau đào tạo có kỹ năng làm việc theo nhóm, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng tốt hơn. Mặc dù tỷ lệ đánh giá là tích cực, nhưng cũng có thể thấy có tới 30% số nhà sử dụng lao động kiến thức chuyên môn, Mức độ chính xác trong công việc (mọi chứng từ, nghiệp vụ không có gì sai sót), khả năng giải quyết các công việc đột xuất, phát sinh và khả năng độc lập đưa ra các quyết định của nhân viên của họ không khá hơn sau khi tham gia các khóa đào tạo về. Như vậy, trường cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này trong việc thiết kế nội dung giảng dạy thời gian tới và đặc biệt công tác xác định mục tiêu đào tạo gì cho đối tượng nào học viên nào.

Ngoài kỹ năng mềm và kỹ năng, kỹ xảo đối với nghiệp vụ chuyên biệt từng bộ phận. Nhân viên mới tuyển dụng còn được đào tạo thêm nội dung văn hóa doanh nghiệp và nội quy ngân hàng. Theo kết quả khảo sát, với tỷ lệ lớn số lớp tổ chức đào tạo của trường là danh cho nhân viên mới được tuyển dụng bảng đánh giá dưới đây của các đơn vị chi nhánh cho thấy những nhân viên mới của phần lớn các đơn vị (50- 60%) có khả năng hòa nhập với môi trường mới và khả năng nắm bắt, thực hiện các quy định , thủ tục trình tự trong công việc mở mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động đào tạo tại trường đào tạo phát triển nguồn nhân lực thuộc vietinbank (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)