Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thanh Oai
4.1.3. Thực trạng môi trường
Hiện nay vấn đề môi trường ở huyện Thanh Oai vẫn cịn nhiều điều đáng quan tâm bởi sự ơ nhiễm gây ra do mơi trường khơng khí; tiếng ồn; Mơi trường nước; Môi trường khu vực sản xuất nông nghiệp và làng nghề; Các hoạt động của con người thông qua các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nơng nghiệp như việc sử dụng các hố chất từ phân bón hố học đến thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; Vấn đề sử dụng nước thải sinh hoạt và các khu công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp (Phịng TNMT huyện Thanh Oai, 2016).
4.1.3.1 Thực trạng mơi trường đối với đất
- Ơ nhiễm đất chủ yếu do nhân dân sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất nơng nghiệp. Lượng phân bón hóa học gây sức ép đến môi trường nông nghiệp nông thôn do sử dụng khơng đúng kỹ thuật và bón khơng cân đối nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 45% lượng đạm, 45% lượng kali và khoảng 70% lượng lân dư thừa đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vơ cơ thuộc nhóm chua sinh lý cịn tồn dư axit đã làm chua đất, nghèo kiệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như Al3, Fe3, Mn3, giảm tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.
- Ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật: Trong quá trình sản xuất, canh tác nhân dân đã sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ
nấm mốc, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ… sử dụng chủ yếu cho lúa. Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trung bình từ 0,5-1kg/ha/năm ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất. Các loại hóa chất này thường tồn dư lâu dài trong môi trường đất, tác dụng gây độc cho tất cả các sinh vật có hại và có lợi trong mơi trường đất (Phịng TNMT huyện Thanh Oai, 2016).
4.1.3.2 Thực trạng môi trường đối với nước:
Vấn đề ô nhiễm nước mặt, nước ngầm đang trở lên nghiêm trọng, đặc biệt ở các lưu vực sông và các sông nhỏ, kênh mương, ao trong các khu dân cư. Nước ngầm cũng đã có hiện tượng bị ơ nhiễm.
Nguồn nước thải từ các khu dân cư, từ các làng nghề hiện nay phần lớn chưa qua xử lý mà thải trực tiếp vào các nguồn nước mặt tiếp nhận là sông, hồ, kênh mương; nhiều sông, hồ đã trở thành nơi chứa nước thải do vậy đã gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Vấn đề sử dụng nước thải sinh hoạt và các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa được xử lý trong sản xuất nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách hiện nay và trong những năm tiếp theo (Phòng TNMT huyện Thanh Oai, 2016).
4.1.3.3 Thực trạng mơi trường đối với khơng khí:
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, các khí độc sinh ra trong quá trình phân hủy phân gia súc, gia cầm, chất khử trùng trong chăn ni, chất hóa học dùng trong sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp, khói lị gạch thủ cơng, khói đốt rơm rạ trên đồng ruộng, mùi phân gia súc gia cầm trong chăn nuôi... là những nhân tố gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí nghiêm trọng.
Ơ nhiễm khơng khí do giao thơng ngày càng tăng. Trên địa bàn huyện có tuyến đường 21B chạy qua, đây là tuyến đường huyết mạch nối giao thông của huyện với các vùng lân cận. Hiện tại ô nhiễm về bụi ngày càng lớn do tốc độ phát triển các cơng trình xây dựng trên địa bàn huyện và vùng giáp danh, nồng độ bụi đều lớn hơn chỉ số tiêu chuẩn cho phép (Phòng TNMT huyện thoanh oai,2016).
4.1.3.4 Thực trạng môi trường đối với hệ sinh thái
Hiện nay, việc phát triển một số ngành kinh tế đã và đang ảnh hưởng xấu đến mơi trường như ơ nhiễm về bụi, khơng khí do xây dựng; ơ nhiễm từ nước thải và chất thải ở các cơ sở sản xuất CN - TTCN; ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp và các làng nghề do việc sử dụng hố chất khơng phù hợp, đòi hỏi phải đầu tư và quan tâm đặc biệt đến vấn đề mơi trường sinh thái.
Tình trạng trên làm cho sự cân bằng hệ sinh thái trong nông nghiệp và nông thôn bị phá vỡ. Trên một số quan hệ giữa các yếu tố của môi trường, giữa môi trường trong cộng đồng dân cư và phát triển sản xuất tuy đã có sự cải thiện song chưa đủ để trả lại một môi trường trong lành như vốn có của nó (Phịng TNMT huyện thoanh oai, 2016)