Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 56 - 57)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thanh Oai

4.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến

4.1.5.1. Lợi thế

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Ở cửa ngõ giáp với quận Hà Đơng và có Quốc lộ 21B đi qua làm cho vị trí của huyện có lợi thế rất đặc biệt cho phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường, giao lưu hàng hóa và thu hút vốn đầu tư. Cũng như chuyển giao công nghệ tiên tiến.

Là một huyện đồng bằng phì nhiêu và vùng bãi sơng Đáy có thể trồng các loại cây lâu năm, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Có nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng cùng với hệ thống khu công nghiệp, cụm công nghiệp được phát triển tạo ra địa bàn thu hút vốn đầu tư. Thanh Oai được coi là trung tâm sản xuất nông sản của thành phố, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa.

Huyện Thanh Oai có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và cảnh đẹp, là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề nếu biết tận dụng, khai thác tiềm năng to lớn nói trên.

Thanh Oai có nguồn nhân lực dồi dào, đội ngũ cơng nhân có trình độ tay nghề. Trình độ dân trí khá cao, một bộ phận dân cư có trình độ sản xuất hàng hóa, năng động với cơ chế thị trường.

4.1.5.2. Hạn chế

Diện tích đất có khả năng khai thác đưa vào sử dụng không cịn nhiều, ngồi diện tích sơng, đất bãi cát bồi ven sơng Đáy sản xuất khơng ổn định. Ngồi ra Thanh Oai nằm ở phía Tây Nam của Thành phố Hà Nội, là một trong những huyện có địa hình trũng nên hàng năm vào mùa mưa thường bị ngập úng cục bộ, gây khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp.

Điểm xuất phát kinh tế của huyện còn thấp, tốc độ phát triển kinh tế chưa bền vững. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu, nơng nghiệp cịn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Tài nguyên khống sản cịn ít, mật độ dân số cao, đất nơng nghiệp ít lại canh tác chủ yếu là cây lúa, nên tính ổn định trong bố chí sản xuất cịn hạn chế.

Chuyển đổi kinh tế nói chung và cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh, công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác dồn điền đổi thửa một số cơ sở còn chậm, chưa tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chưa đa dạng hóa các loại cây có giá trị kinh tế cao, giá trị hàng hóa xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng sản xuất cũng như sinh hoạt tuy có được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội chưa đồng đều trên các bộ phận lãnh thổ huyện.

Chất lượng lao động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách, chuyển giao công nghệ. Đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình CNH - HĐH của huyện, phải được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)