Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank Phú Tài

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh phú tài (Trang 38 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank Phú Tài

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Phú Tài, tiền thân là Phòng giao dịch Phú Tài thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Quy Nhơn, được thành lập theo quyết định số 88/TCCB-ĐT ngày 09/09/1999 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Ngày 19/07/2002, Phòng giao dịch Phú Tài được nâng cấp lên chi nhánh cấp II theo quyết định số 331/TCCB-ĐT về việc thành lập chi nhánh cấp II Phú Tài của Tổng giám đốc NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam.

Cùng với sự phát triển nền kinh tế, để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng lớn mạnh của các doanh nghiệp cũng như cá nhân tại địa bàn Khu công nghiệp Phú Tài và các vùng lân cận, chi nhánh cấp II Phú Tài được nâng cấp lên chi nhánh cấp I theo quyết định số 1015/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT ngày 21/12/2006 của Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.

Với số lượng cán bộ nhân viên lúc bấy giờ chỉ có 28 người được điều động từ Vietcombank Quy Nhơn, gồm các phòng ban chủ yếu sau: Ban giám đốc, Phòng tín dụng, Phòng Kế toán thanh toán và dịch vụ, Phòng Ngân quỹ, Phòng hành chính nhân sự. Đến nay, Vietcombank Phú Tài được thành lập thêm các phòng nghiệp vụ: Phòng Kiểm tra giám sát tuân thủ, Phòng khách hàng thể nhân nâng tổng số phòng nghiệp vụ của chi nhánh lên thành 6 phòng và 4 phòng giao dịch với tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh lên đến

100 người, trong đó trình độ đại học chiếm 83%, cao đẳng chiếm 7%, trung cấp chiếm 10%. Các hoạt động dịch vụ không ngừng tăng trưởng và phát triển góp phần vào sự tăng trưởng cho toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Trụ sở chính của Chi nhánh Vietcombank Phú Tài hiện nay đặt tại 267 – 269 Lạc Long Quân, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Cơ cấu tổ chức của VCB Phú Tài hiện nay như sau - Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc

- Trụ sở chính gồm 6 phòng: Khách hàng Doanh nghiệp, Khách hàng thể nhân, Kế toán thanh toán và dịch vụ, Hành chính nhân sự, Kiểm tra giám sát tuân thủ, Ngân quỹ.

Các Phòng giao dịch: PGD Diêu Trì, PGD An Nhơn, PGD Phù Cát, PGD Hùng Vương.

ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VIETCOMBANK PHÚ TÀI GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P.KH Thể nhân P. Ngân quỹ P.KH Doanh nghiệp P. Kiểm tra giám sát tuân thủ P. Hành chính nhân sự PHÓ GIÁM ĐỐC P. Kế toán TT & Dịch vụ Các Phòng giao dịch Tổ Quản lý nợ PGD Diêu Trì PGD An Nhơn PGD Hùng Vương Tổ tổng hợp Tổ thanh toán quốc tế Tổ Kinh doanh dịch vụ Tổ vi tính PGD Phù Cát

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Là đơn vị thành viên của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài thực hiện đầy đủ chức năng của một NHTM, với nhiệm vụ cụ thể là:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng.

- Cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định và trong phạm vi quyền hạn theo phân cấp/ ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước theo quy định và trong phạm vi quyền hạn theo phân cấp/ ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chiết khấu, bao thanh toán, kinh doanh ngoại tệ theo quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

- Cất giữ, bảo quản và quản lý các giấy tờ có giá và các tài sản quý khác cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

- Thực hiện cung ứng các phương tiện thanh toán và thực hiện các dịch vụ thanh toán chuyển tiền, thu hộ chi hộ, nhờ thu, dịch vụ Ngân quỹ cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

- Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi tiền vay theo quy chế quản lý vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

theo quy định của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và theo chế độ hiện hành.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh cơ bản trong 3 năm từ 2011- 2013

Trước tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng, bên cạnh sự ra đời của nhiều hệ thống ngân hàng trên địa bàn nhưng Vietcombank Phú Tài vẫn đạt những kết quả nhất định và được đánh giá là chi nhánh có tốc độ phát triển nhanh trong hệ thống, thể hiện qua các mặt sau:

a. Tình hình huy động vn qua 3 năm 2011 - 2013

Nhận thức được tầm quan trọng của việc huy động vốn và xem huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện các chỉ tiêu HSC giao. Trong giai đoạn 2011 - 2013, thị truờng huy động vốn luôn đối diện với sự cạnh tranh gay gắt giữa các hệ thống ngân hàng với nhau. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của Vietcombank Phú Tài liên tục tăng trưởng cả về số tuyệt đối và số tương đối. 33 45 77 201 272 370 14 19 29 0 50 100 150 200 250 300 350 400 2011 2012 2013 Năm T đồ ng - Tiền gửi không kỳ hạn - Tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng - Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng

Bng 2.1: Tình hình huy động vn qua 3 năm ti Vietcombank Phú Tài ĐVT: tỷ dồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tăng (+), giảm(-) Tăng (+), giảm(-) Số tiền % Số tiền % - Tiền gửi không kỳ hạn 33 13,31 45 13,40 77 16,18 12 36,36 32 71,11 - Tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng 201 81,05 272 80,95 370 77,73 71 35,32 98 36,03 - Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 14 5,64 19 5,65 29 6,09 5 35,71 10 52,63 Tổng nguồn huy động 248 100 336 100 476 100 88 35,48 140 41,67

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank Phú Tài)

Năm 2012, nguồn vốn huy động tại Vietcombank Phú Tài là 336 tỷ đồng, tăng 88 tỷđồng (35,48%) so với năm 2011. Trong đó, tiền gửi ngắn hạn tăng 71 tỷ đồng (tăng từ 201 tỷ đồng năm 2011 đến 272 tỷ đồng năm 2012), tiền gửi không kỳ hạn tăng 12 tỷ đồng và tiền gửi trung dài hạn tăng 5 tỷ đồng. Nguyên nhân nguồn huy động vốn tại Vietcombank Phú Tài liên tục tăng qua các năm đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn là do năm 2012, Vietcombank triển khai sản phẩm tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ với thời hạn gửi 12 tháng nhưng khách hàng được nhận lãi 1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần tùy theo yêu cầu của khách hàng với lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm thông thường với cùng kỳ hạn tương ứng. Bên cạnh đó, Vietcombank thường xuyên thực hiện các chương trình tiết kiệm dự thưởng cho khách hàng như: Du xuân cùng Vietcombank, vòng đua may mắn... đã thu hút được khách hàng tham gia.

nguồn vốn giá rẻ nên VCB Phú Tài đã tiếp cận được với các Công ty điện lực tại địa bàn các huyện và tại Phú Tài nên nguồn tiền huy động tại chi nhánh tiếp tục tăng 140 tỷđồng, tăng mạnh là tiền gửi không kỳ hạn tăng 32 tỷđồng (tăng 71,11%), tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống cũng tiếp tục tăng 98 tỷđồng (tăng 36,03%), tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng cũng tăng 10 tỷđồng (tăng 52,63%). Có thể thấy, năm 2013, nguồn vốn huy động tại Vietcombank Phú Tài tiếp tục tăng. Sản phẩm tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ tiếp tục được áp dụng và thu hút khách hàng. Đồng thời năm 2013, Vietcombank Phú Tài triển khai nhận tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng với lãi suất cao hơn 0,5%/năm so với kỳ hạn 12 tháng nên một số khách hàng chuyển sang gửi với kỳ hạn này để hưởng lãi suất cao. Đây là lý do làm cho nguồn tiền gửi trên 12 tháng tại Vietcomabank Phú Tài tăng thêm 10 tỷđồng vào năm 2013 so với năm 2012.

Về cơ cấu nguồn vốn, trong 3 năm 2011 – 2013, nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn. Nếu tiền gửi ngắn hạn năm 2011 chiếm 81,05% tổng nguồn vốn huy động thì năm 2013 con số này là 77,73%, nguồn tiền gửi trung dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp (chỉ chiếm 6,09% năm 2013). Như vậy cơ cấu nguồn vốn chưa lý, nguồn vốn chưa thật sự ổn định, rất khó cho ngân hàng trong việc tăng cường cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên, nguồn vốn không kỳ hạn có dấu hiệu tăng liên tục qua các năm. Điều này phù hợp với chủ trương chung hiện nay của VCB.

Nhìn chung, mặc dù có sự tăng trưởng về việc huy động vốn nhưng nguồn vốn huy động tại chi nhánh còn rất thấp chỉ đáp ứng khoảng 20% dư nợ của chi nhánh.

a. Tình hình cho vay qua 3 năm 2011 đến 2013

Trước tình hình nền kinh tế còn chứa đựng nhiều bất ổn và chưa thể phục hồi thì hoạt động cho vay trên thị trường nói chung và của Vietcombank Phú Tài nói riêng ít nhiều cũng bịảnh hưởng. Tuy nhiên, với chủ trương cũng

cố bán buôn và đẩy mạnh cho vay bán lẻ, dư nợ cho vay tại Vietcombank Phú Tài đã tăng trưởng liên tục qua các năm.

Bng 2.2: Tình hình dư n cho vay qua 3 năm ti Vietcombank Phú Tài

ĐVT: tỷ dồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tăng (+), giảm(-) Tăng (+), giảm(-) Số tiền % Số tiền % Cho vay ngắn hạn 1.386 82,85 1.629 81,86 1.752 79,35 243 17,53 123 7,55 Cho vay trung dài hạn 287 17,15 361 18,14 456 20,65 74 25,78 95 26,32 Tổng dư nợ cho vay 1.673 100 1.990 100 2.208 100 317 18,95 218 10,95

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank Phú Tài)

Tính đến ngày 31/12/2012, dư nợ Vietcombank Phú Tài là 1.990 tỷ đồng, tăng 317 tỷ đồng (tăng 18,95% ) so với năm 2011, trong đó cho vay ngắn hạn tăng 243 tỷđồng (tăng 17,53%) và cho vay trung dài hạn tăng 74 tỷ đồng (tăng 25,87%).

Dư nợ cho vay của Vietcombank Phú Tài chủ yếu là các doanh nghiệp chế biến gỗ và đá Granite xuất khẩu hoạt động trên địa bàn Khu công nghiệp Phú Tài. Dư nợ của các doanh nghiệp trong hai ngành này chiếm hơn 50% tổng dư nợ của cả chi nhánh. Năm 2012, ảnh hưởng của cuộc khoảng kinh tế thế giới và trong nước, các doanh nghiệp này chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí một vài doanh nghiệp gỗ trên địa bàn phải đóng cửa ngừng sản xuất do hàng hóa sản xuất ra không được đối tác nước ngoài tiêu thụ. Tuy nhiên, nhờ

triển khai các biện pháp đẩy mạnh cho vay bán lẻ, nên dư nợ năm 2013 tại VCB Phú Tài vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2012. Nếu năm 2012, tốc độ tăng dư nợ là 18,95% thì năm 2013, con số này chỉ còn 10,95%. 1.386 287 1.629 361 1.752 456 0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600 1.800 T đồ ng 2011 2012 2013 Năm Cho vay ngắn hạn Cho vay trung dài hạn

Biu đồ 2.2: Tình hình dư n cho vay qua 3 năm ti Vietcombank Phú Tài

Trong năm 2013 dư nợ cho vay Vietcombank Phú Tài là 2.208 tỷđồng tăng 218 tỷ đồng (tăng 10,95%) so với năm 2012, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 123 tỷđồng (tăng 7,55%), dư nợ cho vay trung dài hạn tăng 95 tỷ đồng tăng 26,32%. Phần dư nợ cho vay trung hạn tăng thêm là do trong năm 2013, Vietcombank Phú Tài giải ngân cho Công ty cổ phần Phú Tài đầu tư nhà máy sản xuất xe ô tô tại Đà Nẵng với số tiền 50 tỷđồng.

Nhìn chung, dư nợ trong giai đoạn 2011 – 2013 tại Vietcombank Phú Tài tăng trưởng, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn có xu hướng tăng dần qua các năm phân tích.

c. Kết qu hot động kinh doanh

Bng 2.3: Kết qu hot động kinh doanh ti Vietcombank Phú Tài

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập

tương tự 284 268 219 2.Chi phí lãi và các chi phí tương tự 231 209 165

I. Thu nhập lãi thuần 53 82,62 59 92,77 54 91,53

3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 2,9 3 3,9 4. Chi phí từ hoạt động dịch vụ 0,25 0,3 0,5

II. Lãi lỗ từ hoạt động dịch vụ 2,65 4,13 2,7 4,25 3,4 5,76 III. Lãi/lỗ từ hoạt động KD ngoại hối 8,5 13,25 1,9 2,99 1,6 2,71 IV. Tổng lãi/lỗ từ hoạt động KD 64,15 100 63,6 100 59 100

VI. Chi phí hoạt động 22,9 21,6 21,3 VII. Lợi nhuận thuần trước CP DPRR 41,25 42 37,7

VIII. CP dự phòng rủi ro 15,1 40,6 22,6

IX. Lợi nhuận trước thuế 26,15 1,4 15,1

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank Phú Tài)

Chênh lệch thu chi từ hoạt động kinh doanh (chưa trừ chi phí dự phòng rủi ro) tại VCB Phú Tài 2011 – 2013 có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Cụ thể: qua 3 năm tương ứng như sau: 41,25 tỷđồng ; 42 tỷ đồng và 37,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi trích dự phòng rủi ro, lợi nhuận trước thuế qua các năm đều giảm, giảm mạnh nhất là năm 2012 chỉ còn 1,4 tỷ đồng. Điều này cho thấy hoạt động cho vay mang lại thu nhập chính cho Ngân hàng nhưng cũng chính nó làm cho lợi nhuận Ngân hàng giảm đáng kể nếu như việc cho vay không đảm bảo an toàn, chất lượng tín dụng thấp.

tổng thu nhập thuần từ các hoạt động của Ngân hàng (chiếm 91,53% vào năm 2013). Lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Điểm nổi bật trong năm 2011 là khoản thu từ kinh doanh ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 13,25% tổng thu từ hoạt động kinh doanh (trong khi năm 2012 chỉ chiếm 2,99% và 2013 chiếm 2,71%) Nguyên nhân là do năm 2011 doanh số mua bán ngoại tệ lớn đồng thời tỷ giá ngoại tệ thay đổi liên tục tạo thuận lợi cho Ngân hàng kinh doanh chênh lệch giá. Năm 2012 và 2013, thị trường ngoại tệ tương đối ổn định hơn.

Chi phí về hoạt động như: chi lương, khấu hao tài sản, và một số chi phí khác: văn phòng phẩm, điện nước,… không thay đổi đáng kể và giữ ở mức ổn định.

2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ TÀI

2.2.1. Các sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và quy trình thực hiện

a. Các sn phm cho vay h kinh doanh ti Vietcombank Phú Tài

Hiện nay tại VCB Phú Tài chỉ có 3 sản phẩm cho Hộ kinh doanh đó là: kinh doanh tài lộc, cho vay kinh doanh thông thường và cho vay mua xe ô tô Trường Hải. Quy định về sản phẩm như sau:

* Kinh doanh tài lộc.

- Đối tượng, phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các trường hợp trong cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh thường xuyên của cá nhân, Hộ kinh doanh thuộc các ngành nghề: Đại lý bán hàng, kinh doanh thương mại, kinh doanh dịch vụ, đầu mối thu mua nguyên liệu.

- Điều kiện vay vốn: Khách hàng có thể vay từng lần hay vay theo hạn mức nhưng phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh phú tài (Trang 38 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)