6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. MỞ RỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NHTM
1.2.1. Nội dung mở rộng cho vay Hộ kinh doanh
Mở rộng cho vay Hộ kinh doanh của NHTM là quá trình mà Ngân hàng đặt mục tiêu ưu tiên là tăng qui mô cho vay Hộ kinh doanh, bảo đảm sự phù hợp về cơ cấu cho vay Hộ kinh doanh với nhu cầu của thị trường và năng lực đáp ứng của Ngân hàng, qua đó tăng thu nhập của Ngân hàng từ hoạt động cho vay Hộ kinh doanh trên cơ sở kiểm soát rủi ro và đảm bảo mức độ sinh lời tương ứng với mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng trong từng giai đoạn.
Tăng trưởng quy mô cho vay thể hiện qua tăng trưởng dư nợ cho vay Hộ kinh doanh là mục tiêu ưu tiên trong quan hệ đánh đổi giữa tăng trưởng, khả năng sinh lời và rủi ro. Khả năng sinh lời và mức độ kiểm soát rủi ro cần phải được đặt trong tương quan với mục tiêu mà Ngân hàng hoạch định cho từng
thời kỳ.
Tuy nhiên, xét trong dài hạn tất cả hoạt động kinh doanh của NH vẫn là nhằm đến mục tiêu gia tăng khả năng sinh lời hay hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, tăng dư nợ cho vay Hộ kinh doanh cũng nhằm đạt đến mục tiêu là tăng thu nhập từ hoạt động cho vay, kiểm soát chi phí cho hoạt động cho vay, qua đó tăng tỷ suất sinh lời trên dư nợ cho vay.
Để đạt được các mục tiêu của mở rộng cho vay Hộ kinh doanh, các phương thức cơ bản mà NH có thể sử dụng bao gồm:
- Tăng trưởng dư nợ cho vay HKD bằng các nỗ lực gia tăng thị phần cho vay thông qua các công cụ chính sách Marketing như: chính sách sản phẩm; chính sách lãi suất và phí; chính sách phân phối; chính sách xúc tiến Marketing; con người; bằng chứng vật chất; tiến trình (7P)
- Đổi mới cơ cấu cho vay Hộ kinh doanh một cách hợp lý phù hợp với những biến động trong nhu cầu của thị trường và năng lực đáp ứng của NH trong từng thời kỳ. Đa dạng hóa cơ cấu vừa là phương thức để hạn chế rủi ro cho vay, vừa là giải pháp để mở rộng cho vay đồng thời cũng phản ánh quá trình mở rộng cho vay. Tuy nhiên, cần phải xem xét sự phù hợp giữa cơ cấu cho vay với chiến lược kinh doanh cho vay của NH, năng lực nội tại của NH và bối cảnh thị trường.
- Kiểm soát tốt rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay Hộ kinh doanh. Tuy nhiên, việc kiểm soát rủi ro phải được đặt trong quan hệ với mục tiêu cốt lõi là gia tăng dư nợ cho vay.
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả mở rộng cho vay HKD của NHTM
a. Mức tăng trưởng quy mô
Ø Tăng trưởng dư nợ cho vay:
Tăng trưởng dư nợ cho vay là một nhân tố quan trọng đánh giá việc mở rộng cho vay của Ngân hàng. Để tăng trưởng dư nợ thì doanh số cho vay phải
lớn hơn doanh số thu nợ và mức tăng trưởng phải được duy trì ổn định qua các năm.
Tốc độ tăng dư nợ cho vay HKD =
Dư nợ CV HKD kỳ sau – Dư nợ CV HKD kỳ trước Dư nợ cho vay HKD kỳ trước
Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ mở rộng cho vay Hộ kinh doanh qua từng thời kỳ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ dư nợ cho vay Hộ kinh doanh càng tăng nhanh. Tuy nhiên, nếu dư nợ tăng quá nhanh thì sẽ gây áp lực tăng huy động vốn và đặt ra vấn đề về chất lượng cho vay.
Ø Tăng trưởng về số lượng khách hàng HKD: Tốc độ tăng số
lượng KH HKD =
Sốlượng KHHKD kỳ sau - Sốlượng KHHKD kỳ trước Số lượng KH HKD kỳ trước
Chỉ tiêu này đánh giá sự mở rộng số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng qua các thời kỳ. Tăng trưởng số lượng khách hàng về thực chất là phương tiện, phương thức để đạt đến mục tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay nhưng cũng là tiêu chí để đánh giá quá trình mở rộng cho vay. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ Ngân hàng đang ngày càng thu hút một lượng lớn khách hàng, mở ra nhiều cơ hội phát triển, kinh doanh, gia tăng hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với khách hàng.
Ø Tăng trưởng dư nợ cho vay HKD bình quântrên một khách hàng. Dư nợ CV HKD/KH = Dư nợ CV HKD trong kỳ Số lượng KH HKD trong kỳ Tốc độ tăng dư nợ CV HKD/KH = Dư nợ CVHKD/KH kỳ sau – Dư nợ CVHKD/KH kỳ trước Dư nợ CV KHD/KH kỳ trước
b. Cơ cấu cho vay HKD
Thường được phân theo các tiêu thức sau: - Cơ cấu dư nợ theo sản phẩm cho vay. - Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn.
- Cơ cấu dư nợ theo hình thức bảo đảm tiền vay.
c. Mức tăng trưởng thị phần cho vay HKD
Thị phần được hiểu là phần thị trường mà ở đó các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đã thâm nhập một cách thành công và mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Một ngân hàng đang nắm giữ thị phần đối với một sản phẩm nào đó tức là đã thu hút được một số lượng khách hàng khá lớn ưa thích sử dụng sản phẩm đó hơn so với các đối thủ cạnh tranh cung cấp sản phẩm cùng loại. Tăng trưởng thị phần cho vay Hộ kinh doanh cũng là một tiêu chí đánh giá khả năng mở rộng dư nợ cho vay và phản ánh năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong hoat động cho vay.
Thị phần cho vay HKD =
Dư nợ cho vay HKD của một NH
Tổng dư nợ cho vay HKD của các NH trên địa bàn
d. Mức tăng thu nhập ròng cho vay HKD
Mức tăng thu nhập ròng CV HKD = Thu nhập ròng CV HKD kỳ sau - Thu nhập ròng CV HKD kỳ trước Tốc độ tăng thu nhập ròng cho vay HKD =
Mức tăng thu nhập ròng cho vay HKD Thu nhâp ròng cho vay HKD kỳ trước
Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, thông thường người ta dùng chỉ tiêu lợi nhuận, tức là tổng các khoản thu được trừ đi mọi chi phí. Tuy nhiên, với đặc điểm hoạt động cho vay của ngân hàng bao gồm nhiều chi phí mà hiện nay ở cấp độ của một chi nhánh không
thể tính toán hoặc tách bạch riêng chi phí theo từng loại sản phẩm được. Vì vậy, đểđánh giá kết quả tăng trưởng hoạt động cho vay Hộ kinh doanh, chúng ta tạm thời sử dụng chỉ tiêu tăng trưởng thu nhập ròng đó là chênh lệch giữa giá bán và giá vốn, tức là chênh lệch từ thu lãi cho vay sau khi trừ đi chi phí vốn vay từ hội sở chính, từ đó xác định mục tiêu và phương hướng mở rộng cho vay trong những năm tiếp theo.
Thu nhập đạt được từ cho vay HKD càng lớn cũng một phần thể hiện hoạt động cho vay HKD của Ngân hàng đang ngày càng được mở rộng.
e. Kết quả kiểm soát rủi ro TD trong cho vay HKD
Ø Biến động cơ cấu nhóm nợ: chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ các nhóm nợ trong tổng dư nợ cho vay hộ kinh doanh.
Phân loại nợ được thực hiện theo quy định tại điều 6 hoặc điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của NHNN sửa đổi bổ sung một sốđiều của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.
* Theo điều 6, nợ tại tổ chức tín dụng được phân thành 5 nhóm như sau:
+ Nợ nhóm 1 (nợđủ tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; những khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá
khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu được phân vào nhóm 2; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
* Theo điều 7, nợ các tổ chức tín dụng được phân thành 5 nhóm theo tiêu chí sau:
+ Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các
khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Ø Mức giảm tỷ lệ nợ từ nhóm 2-5/tổng dư nợ:
Tỷ lệ nợ từ nhóm 2-5/tổng dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng, cho thấy với 100 đơn vị tiền tệ khi ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà Ngân hàng không thu hồi được đúng hạn tại thời điểm xác định. Mức giảm tỷ lệ nợ từ nhóm 2 - 5 = Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – 5 kỳ sau - Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – 5 kỳ trước Ø Mức giảm tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ: Mức giảm tỷ lệ nợ xấu = Tỷ lệ nợ xấu kỳ sau - Tỷ lệ nợ xấu kỳ trước
Đây là một chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá chất lượng cho vay, chính vì vậy, mục tiêu quan trọng hàng đầu của Ngân hàng là làm sao giảm được tỷ lệ nợ xấu qua từng năm, từng thời kỳ không chỉ đảm bảo sự an toàn cho Ngân hàng mà còn gìn giữ, tạo uy tín cho Ngân hàng trên thị trường. Mức giảm tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng nhỏ hơn 0 thì hoạt động mở rộng cho vay của Ngân hàng mới được đánh giá hiệu quả, giảm được rủi ro vỡ nợ cho Ngân hàng.
Ø Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng/ tổng dư nợ: Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng = Tỷ lệ trích lập dự phòng kỳ sau - Tỷ lệ trích lập dự phòng kỳ trước Bản chất của các khoản trích lập dự phòng là để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động Ngân hàng, mà đặc biệt là hoạt động tín dụng. Mức giảm tỷ
lệ trích lập dự phòng nhỏ hơn 0 thể hiện các khoản cho vay của Ngân hàng đang được đảm bảo an toàn ít rủi ro. Ngân hàng càng giảm tỷ lệ dự phòng chứng tỏ hoạt động cho vay của Ngân hàng càng hiệu quả.
Ø Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng: Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng = Tỷ lệ xóa nợ ròng kỳ sau - Tỷ lệ xóa nợ ròng kỳ trước
Tỷ lệ xóa nợ ròng là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang được ngân hàng sử dụng các biện pháp mạnh để đòi. Do đó không một Ngân hàng nào muốn tỷ lệ xóa nợ ròng của mình quá cao hay gia tăng. Tỷ lệ xóa nợ ròng càng giảm chứng tỏ việc Ngân hàng phải xóa nợ và hạch toán vào chi phí các khoản nợ quá hạn được đánh giá không thể thu hồi càng được hạn chế, như vậy Ngân hàng giảm được thua lỗ.
1.2.3. Các nhân tốảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay hộ kinh doanh
a. Các nhân tố bên ngoài Ngân hàng
- Sự ổn định về chính trị - xã hội: Tình hình chính trị xã hội ổn định sẽ tạo tiền đề cho hoạt động đầu tư, các Hộ kinh doanh cảm thấy an tâm hơn khi đưa ra các quyết đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh qua đó tăng nhu cầu về vốn vay và ngược lại.
- Bối cảnh kinh tế vĩ mô:
Môi trường kinh tế là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HKD. Khi môi trường kinh tế ổn định mọi mặt thì Ngân hàng và HKD đều hoạt động tốt, tín dụng được mở rộng.
Các yếu tố cơ bản thuộc về kinh tế vĩ mô có tác động đến mục tiêu mở rộng cho vay HKD của ngân hàng bao gồm: lạm phát, chu kỳ kinh tế, lãi suất và tỷ giá biến động, chính sách điều tiết của Nhà nước,...
về pháp lý thiết lập nên một khuôn khổ cho toàn bộ quá trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại trước, trong và sau quá trình giải ngân cho khách hàng. Nếu có một hành lang pháp lý rõ ràng, nhất quán và đầy đủ thì sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động tín dụng phát triển. Ngược lại, sự thiếu các quy định pháp lý, hoặc các quy định pháp lý chồng chéo, thiếu rõ ràng, thiếu nhất quán sẽ là một cản trở lớn cho việc phát triển các hoạt động tín dụng của NHTM.
- Nhu cầu vay vốn của Hộ kinh doanh
Nhu cầu vay vốn của Hộ kinh doanh chủ yếu là vay vốn lưu động và đầu tư vào tài sản để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nắm bắt được nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ giúp cho Ngân hàng xây dựng được chiến lược phát triển sản phẩm của mình đáp ứng được yêu cầu của thị trường từ đó mở rộng được hoạt động cho vay đối với Hộ kinh doanh.
- Đối thủ cạnh tranh
Hầu hết các Ngân hàng đều hoạt động trong môi trường cạnh tranh, để có thể giữ được khách hàng và mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng, Ngân hàng cần xác định đối thủ cạnh tranh một cách cụ thể và chính xác. Trong hoạt động kinh doanh nói chung và cho vay HKD nói riêng, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, thị phần cho vay của Ngân hàng bị chia nhỏ, giảm sút và gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc mở rộng cho vay. Do đó, các Ngân hàng cần nâng cao chất lượng dịch vụđể thu hút được khách hàng, duy trì khả năng cạnh tranh và đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.
b. Các nhân tố bên trong Ngân hàng
Các nhân tố bên trong đề cập đến các nhân tố nội tại của ngân hàng có