6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.1. Đối với chính phủ và các bộ ngành liên quan
- Cơ chế chính sách liên quan đến phát triển kinh tế cũng cần phải thống nhất, ổn định, tạo tâm lý an tâm cho người dân trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các cơ quan ban ngành cần phối hợp mở các lớp bồi dưỡng kiến thức cho các chủ Hộ kinh doanh, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh tiếp cận với công nghệ hiện đại, nắm vững các quy định pháp lý, về tình hình thị trường,... Nhờ vậy, các Hộ kinh doanh mạnh dạn hơn trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
- Mặc dù luật và các văn bản có liên quan của Việt Nam quy định NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay của KH khi KH không trả được nợ, tuy nhiên cơ chế pháp lý chưa rõ ràng đặc biệt là đối với quyền sử dụng đất. Trong thực tế việc xử lý thu hồi nợ còn mất nhiều thời gian và qua nhiều khâu đoạn, phụ thuộc vào nhiều cơ quan ban ngành, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc xử lý nợ, ảnh hưởng đến công tác mở rộng cho vay. Chính phủ, các bộ ngành có liên quan cần rà soát, ban hành văn bản quy định cụ thể rõ ràng
đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ và phối hợp với ngân hàng trong vấn đề xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
- Phần lớn các Hộ kinh doanh hoạt động với quy mô nhỏ, sử dụng ít lao động, nguồn vốn tự có là chủ yếu, nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ rất thấp, mặt bằng kinh doanh của hộ cũng còn nhiều hạn chế, chủ yếu sử dụng đất đai sẵn có của HKD. Vì vậy chính phủ cũng như các ban ngành liên quan cần tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho Hộ kinh doanh tiếp cận nguồn vốn, thuê mặt bằng hoạt động, …chẳng hạn như: đưa ra các chương trình hỗ trợ lãi suất, ưu đãi về thuê mặt bằng làm kho kinh doanh, chứa hàng,…