Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh phú tài (Trang 32 - 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay hộ kinh doanh

a. Các nhân t bên ngoài Ngân hàng

- Sự ổn định về chính trị - xã hội: Tình hình chính trị xã hội ổn định sẽ tạo tiền đề cho hoạt động đầu tư, các Hộ kinh doanh cảm thấy an tâm hơn khi đưa ra các quyết đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh qua đó tăng nhu cầu về vốn vay và ngược lại.

- Bối cảnh kinh tế vĩ mô:

Môi trường kinh tế là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HKD. Khi môi trường kinh tế ổn định mọi mặt thì Ngân hàng và HKD đều hoạt động tốt, tín dụng được mở rộng.

Các yếu tố cơ bản thuộc về kinh tế vĩ mô có tác động đến mục tiêu mở rộng cho vay HKD của ngân hàng bao gồm: lạm phát, chu kỳ kinh tế, lãi suất và tỷ giá biến động, chính sách điều tiết của Nhà nước,...

về pháp lý thiết lập nên một khuôn khổ cho toàn bộ quá trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại trước, trong và sau quá trình giải ngân cho khách hàng. Nếu có một hành lang pháp lý rõ ràng, nhất quán và đầy đủ thì sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động tín dụng phát triển. Ngược lại, sự thiếu các quy định pháp lý, hoặc các quy định pháp lý chồng chéo, thiếu rõ ràng, thiếu nhất quán sẽ là một cản trở lớn cho việc phát triển các hoạt động tín dụng của NHTM.

- Nhu cu vay vn ca H kinh doanh

Nhu cầu vay vốn của Hộ kinh doanh chủ yếu là vay vốn lưu động và đầu tư vào tài sản để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nắm bắt được nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ giúp cho Ngân hàng xây dựng được chiến lược phát triển sản phẩm của mình đáp ứng được yêu cầu của thị trường từ đó mở rộng được hoạt động cho vay đối với Hộ kinh doanh.

- Đối th cnh tranh

Hầu hết các Ngân hàng đều hoạt động trong môi trường cạnh tranh, để có thể giữ được khách hàng và mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng, Ngân hàng cần xác định đối thủ cạnh tranh một cách cụ thể và chính xác. Trong hoạt động kinh doanh nói chung và cho vay HKD nói riêng, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, thị phần cho vay của Ngân hàng bị chia nhỏ, giảm sút và gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc mở rộng cho vay. Do đó, các Ngân hàng cần nâng cao chất lượng dịch vụđể thu hút được khách hàng, duy trì khả năng cạnh tranh và đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.

b. Các nhân t bên trong Ngân hàng

Các nhân tố bên trong đề cập đến các nhân tố nội tại của ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến mở rộng cho vay Hộ kinh doanh của ngân hàng, bao gồm các nhân tố chủ yếu sau:

Ø Các nguồn lực của ngân hàng:

Đối với mục tiêu mở rộng cho vay Hộ kinh doanh quyết định nhất vẫn là các nguồn lực sau:

- Nguồn lực tài chính, trong đó yếu tố quan trọng nhất là quy mô vốn điều lệ và khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Đối với một NHTM, nguồn vốn tự có càng lớn thì sẽ tự chủ hơn trong việc mở rộng cho vay. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần phải tăng cường huy động vốn trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn của các Hộ kinh doanh.

- Cơ sở vật chất, mạng lưới của ngân hàng, bao gồm hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch, các điểm giao dịch,.. và kể cả các kênh phân phối tự động. Hệ thống kênh phân phối này được phân bổ một cách hợp lý và thuận tiện là điều kiện tiên quyết cho khách hàng có thể tiếp cận được các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Nếu ngân hàng ở xa khu vực sản xuất, kinh doanh của HKD thì gây ra bất tiện cho khách hàng trong giao dịch. Vì vậy, việc mở rộng cho vay cũng khó khăn.

- Chất lượng nguồn nhân lực: đóng vai trò quan trọng trong quá trình mở rộng cho vay HKD của Ngân hàng. Điều này đòi hỏi nhân viên làm công tác cho vay HKD phải có kiến thức chuyên môn, nắm vững và vận dụng linh hoạt quy trình nghiệp vụ. Đồng thời, kỹ năng giao tiếp, thái độ phục vụ, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên sẽ là những yếu tố góp phần tạo nên chất lượng nguồn nhân lực.

- Hệ thống công nghệ Ngân hàng: bao gồm hạ tầng công nghệ và các phần mềm quản lý, phần mềm hoạt động,...Với hệ thống công nghệ hiện đại, Ngân hàng sẽ giải quyết công việc một cách nhanh chóng, đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng, tạo sự hài lòng cho Hộ kinh doanh khi vay vốn.

Ø Chất lượng và tính đa dạng của các sản phẩm cho vay HKD

Một ngân hàng nếu đưa ra những sản phẩm cho vay HKD quá đơn điệu, thêm vào đó chất lượng lại không cao chưa đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì ngân hàng không thể có tiềm năng trong lĩnh vực cho vay HKD.

Nhất là trong bối cảnh hiện nay các NH đang phải cạnh tranh nhau về cả chất lượng lẫn sự đa dạng của sản phẩm để có thể thu hút được khách hàng. Các ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cho vay Hộ kinh doanh nhằm củng cố và mở rộng thị phần, tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế hiện nay.

Ø Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuếch trương hay hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chính sách tín dụng của NH nhằm xác định phương hướng sử dụng vốn của mình để tạo ra các tài sản có chất lượng cao, ít rủi ro, đồng thời hướng dẫn cho cán bộ tín dụng thực thi các hoạt động của mình.

Một chính sách tín dụng là một hướng dẫn có tính chế tài của NH về các vấn đề sau: Quy mô cấp tín dụng tối đa, các giới hạn tín dụng; các loại hình mà NH có thể lựa chọn để cấp tín dụng; lĩnh vực cấp tín dụng; kỳ hạn cấp tín dụng; chính sách đảm bảo tín dụng; cách thức xác định giá cả tín dụng (lãi suất).

Chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp sẽ thúc đẩy mở rộng tín dụng của một NH cụ thể. Ngược lại, nếu chính sách tín dụng của NH được xác định không phù hợp với những đòi hỏi khách quan của bối cảnh thị trường cũng như yêu cầu quản lý nội tại của NH sẽ kìm hãm khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng.

Ø Quy trình cấp tín dụng

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của NH trong hoạt động cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau.

Quy trình tín dụng là biểu hiện cụ thể nhất của các hoạt động tác nghiệp của ngân hàng trong quá trình giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng có quan hệ tín dụng. Nó phải giải quyết được mâu thuẫn giữa yêu cầu về chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng với yêu cầu an toàn tài sản, hạn chế rủi ro của ngân hàng.

Một quy trình tín dụng phù hợp sẽ thúc đẩy mở rộng hoạt động tín dụng và ngược lại sẽ cản trở quá trình này.

Ø Năng lực quản trị tín dụng của ngân hàng

Năng lực quản trị tín dụng là điều kiện tiền đề cho việc giải quyết mối quan hệ đánh đổi giữa rủi ro và khả năng sinh lời. Chỉ trên cơ sở có năng lực quản trị tín dụng cao, Ngân hàng mới có khả năng vừa mở rộng được quy mô cho vay vừa bảo đảm kiểm soát rủi ro. Qua đó, tạo nên sự phát triển bền vững của hoạt động tín dụng. Ngược lại, hoặc NH vì sợ gia tăng rủi ro nên thu hẹp quy mô tín dụng hoặc NH mở rộng quy mô vượt quá khả năng quản trị của mình nên làm gia tăng mức rủi ro. Trong cả hai trường hợp, quá trình mở rộng tín dụng sẽ bị hạn chế, hiệu quả kinh doanh tín dụng sẽ sút giảm, ở mức độ nghiêm trọng NH sẽ có thể phải đối diện với nhiều rủi ro có quan hệ với nhau và thậm chí có thể phải đối diện với rủi ro vỡ nợ.

Ø Năng lực tiếp cận thị trường của ngân hàng

trong việc phát triển khách hàng, giành và giữ khách hàng, để chiếm ưu thế cạnh tranh trên thị trường, giành thị phần ngày càng cao.

Năng lực này bao gồm năng lực hoạch định chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với các biến động trong môi trường kinh doanh của NH, trên cơ sở phân tích đúng đắn các điểm mạnh và điểm yếu của NH. Nó cũng bao gồm năng lực tiến hành các hoạt động Marketing từ các hoạt động nghiên cứu Marketing đến việc triển khai các chính sách Marketing nhằm bảo đảm sự thích ứng các hoạt động của NH với thị trường. Ngoài ra, các năng lực về hoạch định và thực thi chính sách khách hàng cũng là yếu tố quan trọng.

Có thể nói, trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NH như hiện nay, các năng lực nói trên của NH sẽ có tác động lớn đối với quá trình mở rộng cho vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương I, đề tài đã nêu lên được những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay đối với khách hàng cá nhân của NHTM, cho vay đối với Hộ Kinh doanh và mở rộng cho vay Hộ kinh doanh. Trong đó chú trọng đi sâu phân tích các vấn đề liên quan đến mở rộng cho vay Hộ kinh doanh tại các Ngân hàng thương mại như : quan niệm về mở rộng cho vay Hộ kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay Hộ kinh doanh và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tại Ngân hàng TM.

CHƯƠNG 2

THC TRNG M RNG CHO VAY H KINH DOANH TI NGÂN HÀNG TMCP NGOI THƯƠNG VIT NAM –

CHI NHÁNH PHÚ TÀI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh phú tài (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)