Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh phú tài (Trang 89 - 95)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

sự phát triển của toàn hệ thống. Với chức năng chỉ đạo điều hành, quản lý giám sát hoạt động của các chi nhánh, nghiên cứu đưa ra các chính sách, định hướng đường lối hoạt động, hỗ trợ chi nhánh thực hiện nhiệm vụ được giao. Đối với hoạt động mở rộng cho vay Hộ kinh doanh, VCB cần đưa ra những giải pháp cụ thể tạo kiện thuận lợi cho chi nhánh thực hiện.

- Đa dạng hóa sản phẩm cho vay HKD: Như đã phân tích ở trên, các sản phẩm cho vay đối với Hộ kinh doanh chưa thật sự đa dạng, phần lớn dư nợ chỉ tập trung ở sản phẩm truyền thống. Đa dạng hóa sản phẩm là yêu cầu tất yếu trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Vì vậy, hội sở chính cần nghiên cứu đưa ra nhiều sản phẩm cho vay đối với Hộ kinh doanh mang tính cạnh trạnh hơn, sản phẩm mới đưa ra phải ưu việt hơn, thuận lợi hơn thì mới thu hút khách hàng.

- Hỗ trợ chi nhánh định hướng và đánh giá rủi ro ngành hàng, khách hàng và phân khúc thị trường đối với từng nhóm khách hàng là HKD để phát triển tín dụng.

- Tăng cường hơn nữa vai trò của Hội sở chính trong việc quản lý khách hàng mục tiêu của chi nhánh, phối hợp với chi nhánh tham gia trực tiếp vào công tác khách hàng, xây dựng chính sách giá, sản phẩm với khách hàng, ban hành quy định đối với các HKD đang vay vốn tại VCB được áp dụng chính sách khách hàng VIP thống nhất cho cả hệ thống, tránh tình trạng cùng trong hệ thống nhưng mỗi chi nhánh lại quy định riêng về đối tượng khách hàng này sẽ dễ gây sự so sánh giữa các khách hàng với nhau và cạnh trạnh giữa các chi nhánh để giành khách hàng.

- Thành lập bộ phận kiểm tra giám sát tuân thủ trực thuộc khu vực, dưới sự quản lý của HSC, có như vậy mới phát huy chức năng kiểm tra kiểm soát hạn chế rủi ro.

năng nhiệm vụ của từng phòng ban, phân tách độc lập giữa các bộ phận bán hàng, thẩm định tài sản và đề xuất hạn mức cho vay.

- Cho phép chi nhánh thành lập thêm 01 PGD tại địa bàn trung tâm thành phố Quy Nhơn, đồng thời chủđộng tìm kiếm và quyết định mua tài sản làm trụ sở PGD trong một hạn mức nhất định.

- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: Đầu tư hiện đại hóa công nghệ là một trong những chiến lược then chốt của nhiều Ngân hàng hiện nay nhằm thu hút khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Bởi vì hầu hết các Ngân hàng đều ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mình nên để tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng các dịch vụ nói chung và cho vay đối với HKD nói riêng, VCB phải không ngừng nâng cấp, cải tiến công nghệ giúp cho công việc được thực hiện một cách thuận lợi, nhanh chóng, chính xác đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế mở rộng cho vay Hộ kinh doanh tại VCB Phú Tài đã tìm ra được ở chương 2, trong chương 3 đã nêu lên được những biện pháp khắc phục những hạn chế trên nhằm góp phần mở rộng cho vay Hộ kinh doanh tại Vietcombank Phú Tài trong thời gian tới.

Các giải pháp bao gồm:

(1) Tăng cường truyền thông, quảng bá hình ảnh, sản phẩm mới. (2) Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng.

(3) Vận dụng triệt để chính sách định giá tài sản bảo đảm của Vietcombank.

(5) Cải thiện quy trình nghiệp vụ cho vay HKD.

(6) Tăng cường hợp tác kinh doanh với một số cửa hàng đại lý. (7) Mở rộng kênh phân phối.

(8) Tăng cường hạn chế RRTD trong cho vay HKD. (9) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Để triển khai các giải pháp được thuận lợi, luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị cụ thểđối với Chính phủ, các ban ngành có liên quan; Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam; Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

KT LUN

Ngân hàng muốn tồn tại, phát triển thì phải có phương hướng, chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh càng phù hợp thì hoạt động cho vay ngày càng được mở rộng. Trên cơ sở các quyết định, chính sách của cấp trên, thông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, xác định vị thế của Ngân hàng trên địa bàn hoạt động; Ngân hàng phải xác định nên tăng cường hoạt động cho vay như thế nào cho hợp lý, nên chú trọng hơn vào những hướng nào có hiệu quả, tìm hiểu thêm những lĩnh vực mới tiềm năng giúp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Tại VCB Phú Tài, mở rộng cho vay khách hàng cá nhân và theo đó là Hộ kinh doanh là hoàn toàn phù hợp với chủ trương, định hướng của VCB trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, VCB Phú Tài đã gặp không ít khó khăn thách thức từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vì vậy, chi nhánh cần chú trọng nhiều hơn nữa trong hoạt động của mình, đặc biệt là tăng cường cho vay đối với nhóm khách hàng Hộ kinh doanh vì trên địa bàn hoạt động của chi nhánh tiềm năng về mảng khách hàng này còn rất lớn. Qua mở rộng cho vay hộ kinh doanh sẽ giúp Ngân hàng phân tán được rủi ro trong hoạt động cho vay và góp phần nâng cao thu nhập của chi nhánh.

Nghiên cứu “ Mở rộng cho vay Hộ kinh doanh tại VCB Phú Tài” là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm duy trì phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh trong những năm tiếp theo.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu vào phân tích tình thực tế về mở rộng cho vay tại VCB Phú Tài, luận văn cơ bản đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cho vay hộ kinh doanh và mở rộng cho vay HKD của ngân hàng thương mại, các nhân tốảnh hưởng đến mở rộng cho vay HKD tại ngân hàng thương mại.

- Phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Phú Tài trong giai đoạn 2011 đến 2013, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng này.

- Đề xuất các giải pháp có thể áp dụng trong thực tiễn nhằm mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Phú Tài.

Các giải pháp được đưa ra dựa vào tiềm năng thị trường, năng lực hiện có và khả năng thực hiện được của VCB Phú Tài, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ giúp cho VCB Phú Tài nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng cho vay HKD và đạt được mục tiêu đề ra.

Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức mình, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình từ quý thầy cô để luận văn này được hoàn thiện hơn.

TÀI LIU THAM KHO

[1] Nguyễn Ngọc Lê Ca (2011), Giải pháp phát triển tín dung cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TPHCM.

[2] TS.Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, TPHCM.

[3] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

[4] Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Phú Tài (2011, 2012, 2013) Báo cáo thường niên.

[5] Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (2014), Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

[6] Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

[7] Nguyễn Thị Xuân Thảo (2007), Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng

Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh TPHCM, Đại Học Kinh tế TPHCM.

[8] PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê, TPHCM.

[9] Đặng Ngọc Việt (2013), Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

[10] Lê Quang Vinh (2012), Giải pháp mở rộng cho vay kinh doanh tại ngân hàng NN & PTNT quận Liên Chiểu – TP.Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh phú tài (Trang 89 - 95)