Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong mô hình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong các nhóm ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống trên sàn HSX (Trang 61 - 66)

7. Kết cấu luận vă n

4.1.2. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong mô hình

Bảng 4.2 trình bày thống kê mô tả mẫu doanh nghiệp thuộc nhóm ngành

sản xuất chế biến thực phẩm được thu thập từ bảng cân đối kế toán và báo cáo

kết quả kinh doanh theo quý trong thời gian quý 1 năm 2008 đến quý 5 năm

Bảng 4.2. Thống kê mô tả mẫu Y2_TN_TTS Y1_NDH_TTS X1 X2 X3 X4 X5 X6 Mean 0.468405 0.051401 0.026863 0.214873 12.04536 0.824265 0.107315 1.943998 Median 0.513439 0.019355 0.019124 0.190470 11.95302 0.842613 0.095744 1.423439 Maximum 0.899963 0.475340 0.243042 0.703016 13.41112 8.785939 1.395387 20.77925 Minimum 0.034439 0.000000 -0.180296 0.006128 11.17553 -0.812590 -1.032971 0.257403 Std. Dev. 0.200305 0.077506 0.039221 0.129783 0.465053 0.524458 0.174578 1.534776 Skewness -0.205302 2.315248 0.861742 0.985649 0.561775 12.36881 0.792283 5.581475 Kurtosis 1.902263 8.951533 8.880546 3.788898 3.001336 194.1093 16.65674 54.96027 Jarque-Bera 31.59332 1307.831 863.6781 103.6926 29.03444 854098.3 4347.402 64963.06 Probability 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 Sum 258.5594 28.37350 14.82837 118.6098 6649.037 454.9946 59.23768 1073.087 Sum Sq. Dev. 22.10726 3.309940 0.847609 9.280811 119.1673 151.5558 16.79313 1297.900 Observations 552 552 552 552 552 552 552 552

Ghi chú : các biến X1, X2,X3,X4,X5,X6 đại diện lần lượt cho nhân tố

hiệu quả kinh doanh, cấu trúc tài sản, quy mô doanh nghiệp, đặc điểm riêng tài sản doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp,khả năng thanh toán.

Kết quả thống kê mô tả trong bảng 4.2 cho thấy: Đòn bẩy nợ hay tỷ lệ nợ

trên tổng tài sản (Y2) của các doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm – đồ

uống là 46.84% với độ lệch chuẩn là 20.03%, tỷ suất nợ dài hạn trên tổng tài

sản là (Y1) là 5.14% với độ lệch chuẩn là 7.75% tôi có thể rút ra nhận xét:

doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm – đồ uống sử dụng nợ cao đến 46.84% so với tổng tài sản nhưng chủ yếu là nợ ngắn hạn, còn lại là nợ dài hạn chỉ chiếm 5.14% phù hợp với đặc thù của ngành với vòng quay vốn lưu

động nhanh, hàng hóa có tính chất tiêu thụ trong một chu kì kinh doanh cộng

thêm vào đó trong giai đoạn 2008 – 2014 đang hứng chịu cơn bão khủng

hoảng toàn chính toàn cầu và tại Việt Nam thì lạm phát tăng cao, NHNN thắt

chặt tiền tệ nên chi phí của khoản nợ dài hạn cao hơn lấn át các lợi ích từ tấm chắn thuế nên doanh nghiệp chủ yếu ưu tiên vay nợ ngắn hạn hơn so với dài hạn.

Để kiểm nghiệm hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến, tôi sử dụng ma trận tương quan giữa các biến giải thích trong mô hình

Bảng 4.3. Ma trận tự tương quan giữa các biến mô hình kiểm định các nhân tốảnh hưởng đến cấu trúc vốn

Correlation Y2_TN_TTS Y1_NDH_TTS X1 X2 X3 X4 X5 X6 Y2_TN_TTS 1.000000 Y1_NDH_TTS 0.270630 1.000000 X1 -0.383625 -0.096002 1.000000 X2 -0.022471 0.222287 0.013124 1.000000 X3 -0.129561 0.070837 0.163047 0.272097 1.000000 X4 0.221913 0.094857 -0.209226 -0.050963 0.024903 1.000000 X5 0.004769 0.049077 0.074401 0.004835 0.045706 0.034808 1.000000 X6 -0.648777 -0.119341 0.297799 0.010284 -0.004027 -0.118591 0.055123 1.000000

Nếu giữa 2 biến có sự tương qua cao thì sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Anderson và các cộng sự (1999) cho rằng giá trị tuyệt đối của hệ số

tương quan được xem là cao nếu nó vượt quá 0.7, trong khi Brayman và

Cramer (2001) cho rằng nếu giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan lớn hơn 0.8 thì sẽ xảy ra hiện tượng đa công tuyến. Từ bảng 4.3, dễ dàng thấy rằng không có hệ số tương quan nào giữa biến độc lập và biến phụ thuộc được xem là cao, điều đó cho thấy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.

Ngoài ra, khi đưa biến phụ thuộc Y1,Y2 vào mô hình giúp thấy được tổng quát mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.

·Xét mối tương quan giữa biến phụ thuộc Y2và các biến độc lập.

Các nhân tố có hệ số tương quan cao nhất phản ánh mối quan hệ tương quan rõ ràng với tỷ suất nợ đó là X1(ROA) có ry2,x1 = -0.383, X3 (quy mô

doanh nghiệp) có ry2,x3 = -0.129, X4 (UNIQ), ry2,x4 = 0.221, X6 (LIQ), ry2,x6 = -

0.648. Các nhân tố còn lại có mối quan hệ tương quan ít rõ ràng hơn nhưng

nhìn chung hệ số của các biến độc lập và biến phụ thuộc đều khác 0, chứng tỏ

các nhân tố trên đều ảnh hưởng đến cấu trúc vốn.

Hệ số tương quan r mang dấu dương thể hiện quan hệ thuận chiều giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Ngược lại, nếu mang dấu âm thể hiện quan hệ

ngược chiều giữa biến phụ thuộc và biến độc lập.

Quan hệ thuận chiều với biến Y2: đặc điểm riêng tài sản, thuế thu nhập

doanh nghiệp

Quan hệ ngược chiều với biến Y2 : ROA, cấu trúc tài sản, quy mô doanh nghiệp,khả năng thanh toán.

·Xét tương quan giữa biến phụ thuộc Y1 và các biến độc lập .

Các nhân tố có hệ số tương quan cao phản ánh mối quan hệ tương quan

rõ ràng với tỷ suất nợ dài hạn đó là: X2(cấu trúc tài sản) có ry1,x2 = 0.222, X6

Các nhân tố còn lại có hệ số tương quan thấp hơn nhưng vẫn khác 0 nên chứng tỏ có tương quan đến tỷ suất nợ dài hạn/ tổng tài sản.

Các nhân tố có quan hệ thuận chiều với biến Y1 : cấu trúc tài sản, quy

mô doanh nghiệp, đặc điểm riêng tài sản doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh

nghiệp.

Các nhân tố quan hệ ngược chiều với biến Y1 : ROA, khả năng thanh toán

Tuy nhiên, để có kết quả chính xác về mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và các biến phụ thuộc, tôi sẽ tiến hành kiểm định bằng mô hình hồi quy tiếp theo.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong các nhóm ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống trên sàn HSX (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)