Hiệu quả kinh doanh (ROA)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong các nhóm ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống trên sàn HSX (Trang 31 - 33)

7. Kết cấu luận vă n

1.4.1. Hiệu quả kinh doanh (ROA)

Trong nghiên cứu của Modiglinani và Miller (1963), hai tác giả cho rằng

các doanh nghiệp thích sử dụng nợ để hưởng lợi từ chấm thuế, mà các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi tốt thì dễ dàng hơn trong việc vay nợ. Đồng thời, chi phí kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp này cũng thấp, do đó các giám

đốc sẽ mạnh dạn hơn khi gia tăng thêm nợ. Điều đó, hàm ý một mối tương quan dương giữa đòn bẩy tài chính và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các tác giả Titman và Wesels (1998); Rajan và Zingales

(1995) ở các nước phát triển, Wiwattanakantang (1999) ở Thái Lan và tiêu biểu là Myers và Majluf (1984) lại ủng hộ cho lý thuyết trật tự phân hạng đã phản đối quan điểm trên vì họ cho rằng doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận giữ lại thặng dư và do đó họ sẽ ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ này, đồng thời có khuynh hướng giảm bớt đòn bẩy tài chính để tránh rủi ro kiệt quệ tài chính và chi phí đại diện.

1.4.2. Cấu trúc tài sản (TAN)

Khi bắt đầu cho một doanh nghiệp vay nợ, các chủ nợ sẽ xem xét đến cấu trúc tài sản của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình cao trong cấu trúc tài sản của mình đồng nghĩa với việc họ có thể sử

dụng nó làm tài sản thế chấp khi vay nợ. Hơn nữa, các doanh nghiệp này cũng có tài sản cốđịnh hữu hình cao thì khi gặp nguy cơ phá sản thì thị trường thứ

cấp cho tài sản cố định hữu hình vẫn có nhiều sự lựa chọn hơn so với các loại

tài sản khác. Tác giả Jensen và Meckling (1976) cho rằng nếu nợ được đảm

bảo bởi tài sản thế chấp, chi phí đại diện có thể giảm xuống thấp và làm giảm chi phí sử dụng nợ. Vì vậy, lý thuyết đánh đổi dự đoán mối tương quan dương giữa tỷ lệ tài sản hữu hình và đòn bẩy tài chính.

Đồng ý với quan điểm trên, Myers và Majluf (1984) cho rằng, khi công

ty phát hành nợ đảm bảo bằng tài sản thì có thể huy động được nhiều nợ hơn với lãi suất hấp dẫn hơn.

Xét trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khi thị trường trái phiếu Việt

Nam chưa phát triển, tình hình nợ xấu ngân hàng cộng thêm chính sách tiền tệ

thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát của chính phủđã làm cho lãi suất cho vay

của ngân hàng tăng cao. Do đó, khi những doanh nghiệp có cấu trúc tài sản

mà tỷ lệ tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ lệ cao sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Do đó, sẽ có một mối tương quan dương giữa đòn bẩy tài chính và tỷ lệ tài sản hữu hình.

1.4.3. Quy mô doanh nghiệp (SIZE)

Mặc dù ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đối với cấu trúc tài chính

chưa được chứng minh cụ thể trong bất cứ mô hình lý thuyết nào nhưng phần

lớn các nhà tài chính đều cho rằng quy mô càng lớn thì doanh nghiệp càng có

điều kiện tiếp cận thị trường tài chính và các tổ chức tín dụng hơn các doanh

nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nên trong cấu trúc tài chính doanh nghiệp càng

lớn thì càng có tỷ lệ nợ cao hơn so với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ủng hộ cho quan điểm đó,theo lý thuyết đánh đổi thì quy mô của doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay, bởi vì các doanh nghiệp lớn thường có rủi ro phá sản thấp và chi phí phá sản thấp. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn có chi phí đại diện của nợ vay (agency costs of debt) thấp, chi phí kiểm soát thấp, ít chênh lệch thông tin hơn so với doanh nghiệp nhỏ hơn, dòng tiền ít biến động,

dễ tiếp cận thị trường tín dụng và sử dụng nhiều nợ hơn để có lợi hơn từ chắn thuế. Một số bài nghiên cứu củng cố cho quan điểm đó là các nghiên cứu của

Wiwattnakantang (1999), Huang và Song (2002) và Chen (2004) ở các nước

đang phát triển; nghiên cứu của Titman và Wesels (1988), Rajan và Zingales

(1995) ở các nước phát triển và nghiên cứu của hai tác giả Patrice Fontanine

và Clement Njiokou tiến hành ở nhóm nước G7 (trừ Pháp và Đức).

Nhưng nghiên cứu của Beven và Danbolt (2002) lại cho thấy quy mô doanh nghiệp quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ ngắn hạn và tỷ lệ thuận với nợ dài

hạn. Kadapkkam (1998) cho rằng các doanh nghiệp lớn thường sẽ ít phải gặp

phải vấn đề bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý và nhà đầu tư bên ngoài do các doanh nghiệp này có hệ thống thông tin tốt hơn và cũng chịu nhiều sự

quan sát hơn, do đó sẽ trở nên minh bạch hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp lớn có khả năng phát hành cổ phần mới khi có nhu cầu về vốn mà không phải chịu vấn đề bất cân xứng thông tin và chi phí của sự lựa chọn đối nghịch so với các công ty nhỏ. Điều đó ngụ ý một tương quan âm giữa quy mô và đòn bẩy tài chính.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong các nhóm ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống trên sàn HSX (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)