Thiết kế nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc đối với nhân viên văn phòng tại công ty phần mềm FPT đà nẵng (Trang 58 - 64)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.5.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu định tính, nghiên cứu này sẽ khảo sát trực tiếp những nhân viên đang làm việc tại công ty.

Đối với khảo sát định lượng, cần thu thập những thông tin sau:

Thông tin về động lực làm việc của nhân viên bao gồm: (1) Điều kiện làm việc; (2) Bản chất công việc; (3) Đào tạo thăng tiến, (4) Tiền lương; (5) Phúc lợi; (6) Đồng nghiệp; (7) Cấp trên; (8) Đánh giá thành tích.

Thông tin cá nhân: Thời gian làm việc, độ tuổi, trình độ, giới tính, tình trạng hôn nhân. Đây là những thông tin nhân khẩu học được thu thập để kiểm tra chéo nhằm xác định mức độ hợp lý của dữ liệu mà người phỏng vấn thu thập được và để kiểm tra sựảnh hưởng của các yếu tố này đến động lực làm việc.

2.5.2. Phương pháp chn mu nghiên cu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra ở phần mởđầu của đề tài, tác giả chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để mẫu nghiên cứu được chọn mang tính đại diện cho tổng thể. Phiếu điều tra sẽ được phát cho nhân viên ở các bộ phận khác nhau đang làm việc tại Công ty phần mềm FPT Đà Nẵng.

2.5.3. Kích thước mu

Theo kinh nghiệm của các nghiên cứu trước đây cho thấy kết quả nghiên cứu chịu sự ảnh hưởng của kích thước mẫu. Nếu kích thước mẫu nhỏ thì kết quả nghiên cứu không đảm bảo tính chính xác. Ngược lại nếu kích thước mẫu càng lớn thì sẽ càng đảm bảo tính chính xác của nghiên cứu, tuy nhiên như vậy nghiên cứu sẽ khá tốn kém về chi phí và thời gian. Do đó kích thước mẫu như thế nào để vừa đảm bảo tính chính xác vừa có chí phí nghiên cứu phù hợp là điều cần quan tâm trong nghiên cứu.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê, 2008) thì quy mỗ mẫu ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến quan sát. Như vậy, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng số phiếu nghiên cứu ứng với 40 biến quan sát và 8 thành phần là: 5x40= 200 quan sát. Tuy nhiên để hạn chế sai sót, hư hỏng trong quá trình thu thập dữ liệu, tác giả tăng cỡ mẫu lên 300 [5].

2.5.4. Thiết kế bng câu hi

Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức được nêu tại phụ lục bảng 2. Nội dung Bảng câu hỏi gồm 4 phần chính như sau:

Phần II: Bao gồm những câu hỏi về nhân khẩu học, phân loại nhân viên theo trình độ chuyên môn, độ tuổi, giới tính, trình trạng hôn nhân.

Phần III: Bao gồm những câu hỏi về các tiêu chí về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên; Thang điểm Likert với 5 cấp độđược dùng đểđo lường tất cả các nhân tố tạo động lực làm việc, câu trả lời chọn lựa từ thấp nhất điểm 1 “hoàn toàn không đồng ý” đến điểm 5 “hoàn toàn đồng ý”.

2.5.5. Phương pháp phân tích d liu

Nghiên cứu đã sử dụng nhiều công cụ để phân tích dữ liệu: Thống kê mô tả các yếu tố, tần số và tỉ lệ phân trăm thông tin mẫu. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cây Cronback Alpha và loại bỏ các biến có hệ số tương quan giữa biến và tổng (<.30) (Nunnally và Bernstein 1994). Sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) loại bỏ các biến có thông số (<.050) bằng cách kiểm tra các hệ số tải nhân tố (Factor loading) và các phương sai trích được. Sau đó, sẽ kiểm tra độ thích hợp của mô hình, xây dựng phương trình hồi quy bội, kiểm định các giả thuyết.

CHƯƠNG 3

KT QU NGHIÊN CU

3.1. KHÁI QUÁT V MU

3.1.1. Thông tin mu kho sát

a. Giới tính

Hình 3.1. Tỉ lệ giới tính trong mẫu nghiên cứu

Tỉ lệ giới tính ở trong mẫu nghiên cứu khá đồng đều nhau, với đặc thù là công ty phần mềm nên nhân viên nam nhiều hơn nữ, tỉ lệ giới tính ở mẫu cũng khá tương đồng với tỉ lệ giới tính ở Công ty phần mềm FPT. b. Trình độ học vấn Bảng 3.1. Thông tin về trình độ học vấn Trình độ hc vn Tn s (Người) Phn trăm (%) Sau đại học 18 7.2 Đại học 199 79.6 Cao đẳng 32 12.8 Trung cấp 1 .4 Tng 250 100.0

Đối tượng nghiên cứu ở mẫu có trình độ học vấn khá cao, tỉ lệ cao nhất là đại học với 79.6%. Nhóm sau đại học có 18 người chiếm 7.2%, cao đẳng

chiếm 12.8% và có 1 người có trình độ trung cấp. Đây cũng chính là đặc thù trình độ học vấn chung của nhân viên văn phòng tại Công ty phần mềm FPT

Đà Nẵng.

c. Độ tuổi

Hình 3.2. Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu

Hiện tại, công ty phần mềm FPT Đà Nẵng sở hữu đội ngũ nhân viên văn phòng khá trẻ, đặc điểm này cũng thể hiện trong mẫu nghiên cứu. Nhóm tuổi ở mẫu nghiên cứu nhiều nhất từ 25 <35 tuổi chiếm 66.4%. Nhóm tuổi dưới 25 chiếm 23.2%. Tỉ lệđộ tuổi trên 35 chiếm 10.4%.

d. Thời gian làm việc

Bảng 3.2. Thông tin về thời gian làm việc

Trình độ hc vn Tn s (Người) Phn trăm (%) Dưới 1 năm 47 18.8 Từ 1 -> 3 năm 93 37.2 Từ 3 ->5năm 69 27.6 Trên 5 năm 41 16.4 Tng 250 100.0

Số năm làm việc của nhân viên văn phòng công ty phổ biến ở mẫu nghiên cứu là 1-3 năm chiếm 37.2%, từ 3-5 năm chiếm 27.6 phần trăm. Có 18.8% nhân viên làm việc dưới một năm. Đối tượng làm viêc trên năm năm chiếm tỉ lệ thấp nhất với 16.4%.

e. Tình trạng hôn nhân

Hình 3.3. Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu

Với đặc điểm số lượng nhân viên văn phòng với độ tuổi còn trẻ nên tình trạng độc thân (61.2%) cũng chiếm tỉ nhiều hơn nhân viêc đã kết hôn (38.8%).

3.1.2. Kim định phân phi chun v mu

Phương pháp dùng kiểm định phân phối chuẩn được sử dụng là dựa vào hệ số skewness (độ xiên) và Kurtosis (độ gù), một dãy số được gọi có phân phối chuẩn khi giá trị skewness (độ xiên) và Kurtosis (độ gù) gần bằng 0 (nằm trong khoảng -1 đến +1).

Qua bảng thống kê mô tả các thang đo (phần phụ lục kiểm định phân phối chuẩn) ta thấy giá trị skewness (độ xiên) và Kurtosis (độ gù) nằm trong khoảng -1 đến +1 nên có thể kết luận giá trị các biến quan sát thuộc các thang đo đạt phân phối chuẩn.

3.2. KIM ĐỊNH ĐỘ TIN CY CA THANG ĐO BNG H S

CRONBACH’S ALPHA

Cronbach’s alpha là công cụ kiểm định thang đo, giúp loại đi những biến quan sát không đạt yêu cầu, các biến rác có thể tạo ra các biến tiềm ẩn, các nhân tố giả và ảnh hưởng đến các mối quan hệ của mô hình nghiên cứu. Các quan sát có hệ số tương quan biến - tổng < 0.30 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Thông thường thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0.7 – 0.8 là sử dụng được, thang đo có độ tin cậy từ 0.8 – 1.0 là thang đo tốt.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc đối với nhân viên văn phòng tại công ty phần mềm FPT đà nẵng (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)