7. Kết cấu luận văn
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
a. Lạm phát
Lạm phát là sự gia tăng trong mức giá chung của nền kinh tế theo thời gian. Tỷ lệ lạm phát thấp hoặc trung bình trong một quốc gia có thể tác động tích cực trên các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lạm phát cao ảnh hưởng theo xu hướng tiêu cực nhiều hơn tới các chủ thể trong nền kinh tế, mà ảnh hưởng nhiều nhất là tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói chung các lý thuyết kinh tế đều cho rằng lạm phát cao tác động làm gia tăng các khoản chi phí đầu vào, giảm năng suất lao động nếu doanh nghiệp không có các chính sách chế độ làm việc thoả đáng cho nhân viên, nhu cầu tiêu dùng giảm...tác động này làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn hơn
kéo theo sự giảm sút về mặt lợi nhuận hay lạm phát có mối quan hệ ngược chiều (-) với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Amdemikael Abera (2012) mang lại kết quả ngược lại lạm phát tăng ROA tăng. Bởi lợi nhuận của công ty vẫn có thể gia tăng nếu như mức tăng giá sản phẩm bình quân cao hơn so với mức tăng bình quân chi phí đầu vào trong khi số lượng sản phẩm bán ra không sụt giảm nhiều. Như vậy lạm phát tăng làm tăng doanh thu, nếu doanh nghiệp khéo léo tiết kiệm chi phí thì lợi nhuận sẽ tăng lên.
b. Lãi suất
Lãi suất là giá cả của tín dụng là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người đi vay trả cho các khoản vay đối với người cho vay. Lãi suất thấp sẽ giúp cho doanh nghiệp cân nhắc sử dụng nợ nhiều hơn bởi tiết kiệm được các khoản chi phí sử dụng vốn và lợi ích từ lá chắn thuế mang lại mà doanh nghiệp có thể gia tăng được lợi nhuận làm tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Ngược lại, lãi suất cao sẽ làm cho chi phí của việc sử dụng vốn nhiều hơn làm gia tăng các khoản chi phí kinh doanh từ đó sụt giảm lợi nhuận trong doanh nghiệp và doanh nghiệp không tận dụng lợi ích từ lá chắn thuế mang lại.
c. Tốc độ tăng trưởng GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là thước đo hiệu quả kinh tế chung của một đất nước, là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là một trong các nhân tố vĩ mô có tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững là môi trường lý tưởng mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Nghiên cứu thực nghiệm của Amdemikael Abera (2012) chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng GDP có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày tóm tắt cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp, trong đó đã làm rõ khái niệm hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và các chỉ tiêu cơ bản để phản ánh hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong chương này cũng đã trình bày tổng quát một số nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở những phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu khác nhau.
Trên cơ sở về hiệu quả hoạt động và những kết quả thực nghiệm của một số nghiên cứu liên quan trên thế giới cũng như trong nước, đề tài tiến hành chọn lọc ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động từ kết quả đồng nhất của các nghiên cứu. Các nhân tố này sẽ được phân tích và chọn lọc để đưa vào mô hình hồi quy nhằm kiểm nghiệm tác động của chúng đối với thực tiễn hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP