Đặc điểm ngành khoáng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 45 - 48)

7. Kết cấu luận văn

3.1.2. Đặc điểm ngành khoáng sản Việt Nam

Khai khoáng là một lĩnh vực hấp dẫn với biên lợi nhuận cực cao, khoảng trống phát triển còn lớn (đặc biệt là định hướng phát triển chú trọng hơn về công nghệ tinh chế). Khai khoáng nhằm mục đích thăm dò, khai thác các loại khoáng sản có từ lòng đất, dưới biển… các khoáng sản kim loại là những nguồn nguyên liệu cơ bản, là cơ sở cho việc phát triển công nghiệp nặng của một quốc gia. Vì thế, quốc gia có ngành khai khoáng càng phát triển thì việc

phát triển nền kinh tế đặc biệt là phát triển ngành công nghiệp nặng càng có nhiều ưu thế để phát triển.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng về khoáng sản với hơn 5000 điểm mỏ thuộc 60 loại khoáng sản được phát hiện và khai thác, tiềm năng khoáng sản Việt Nam được đánh giá là tương đối đa dạng. Nếu tách riêng than và dầu khí, các doanh nghiệp khoáng sản đang niêm yết hiện nay chủ yếu khai thác các loại quặng kim loại (sắt, titan, mangan, vàng, kẽm, đồng, antimony) và các khoáng sản phi kim - vật liệu xây dựng (VLXD) (đá, cát, sỏi, cao lanh, thạch anh).

Đầu ra của ngành khoáng sản chính là những nguyên vật liệu đầu vào thiết yếu cho các ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo và xây dựng. Do vậy, chu kì phát triển của ngành gắn liền với chu kì phát triển chung của nền kinh tế. Điều này lý giải phần nào về sự ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tế đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành khoáng sản sẽ được nghiên cứu tiếp theo ở phần sau.

Nhu cầu và giá bán nhiều loại khoáng sản được quyết định bởi thị trường thế giới. Các sản phẩm chủ yếu của ngành khoáng sản Việt Nam là dầu thô, kẽm, chì, titan, antimony, mangan… Các sản phẩm này được bán và xuất khẩu dưới dạng thô. Khâu tinh chế hầu như bị bỏ ngỏ do năng lực và thiết bị của các doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, Việt Nam lại nhập khẩu rất mạnh quặng sau tinh chế.

Ngành khai khoáng đòi hỏi dây chuyền thiết bị có khoa học công nghệ cao từ khâu khai thác cho tới khâu chế biến mới đảm bảo được yêu cầu khai thác cũng như chất lượng của sản phẩm trong ngành. Như vậy việc đầu tư mua sắm thiết bị (TSCĐ) là khâu quan trọng có vai trò quyết định đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành này. Tuy nhiên, với đặc điểm vốn ít và ngành công nghiệp nặng của quốc gia chưa phát triển mà hầu hết các

thiết bị này đều phải nhập khẩu từ bên ngoài với giá cả rất cao. Tiềm năng để phát triển ngành rất lớn với số lượng các loại khoáng sản rất đa dạng và phong phú như hiện nay. Song vì những hạn chế của việc phát triển yếu tố khoa học – kỹ thuật cho nên ngành khai khoáng Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc khai thác, việc tinh chế, chế biến về cơ bản chưa làm được. Cũng vì thế mà các hoạt động khai thác hiện nay chủ yếu là dựa vào phương pháp thủ công nên nên đa số các mỏ nhỏ hiện nay chỉ lấy được những phần giàu nhất, bỏ đi toàn bộ các quặng nghèo và khoáng sản đi cùng, dẫn đến không thể khai thác tối đa nguồn tài nguyên. Tổn thất trong chế biến khoáng sản hiện cũng rất cao, khiến hiệu quả trong ngành khoáng sản Việt Nam vẫn đang ở mức thấp. Cụ thể, sản phẩm ngành than mới chỉ qua công đoạn tuyển, sàng phân loại để tiêu thụ hoặc xuất khẩu và chế biến thô làm than tổ ong, quả bàng... chưa có chế biến sâu thành những sản phẩm có giá trị kinh tế cao như khí hóa than, hóa lỏng than, chế biến than antraxit phục vụ luyện kim. Còn đối với sa khoáng titan, sản phẩm qua sơ chế cao nhất là xỉ titan, nhưng cũng mới là nguyên liệu chuyển tiếp để chế biến nguyên liệu sâu hơn. Trong khi đó, nếu chế biến sâu thì nguồn tài nguyên này có giá trị gấp từ 10 đến 80 lần.

Số lượng các công ty thuộc ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến thời điểm ngày 31/12/2013 là 16 doanh nghiệp, trong đó có 16 doanh nghiệp niêm yết với thời gian trước năm 2009. Do vậy nguồn số liệu để nghiên cứu trong đề tài sử dụng trên 16 doanh nghiệp với các mã chứng khoán: BKC; BMC; CTM; DHA; KSH; LBM; MDC; MIC; MMC; NBC; NNC; TC6; TCT; TDN; TVD; THT; YBC.

Ngoài ra, với đặc thù khai thác các loại khoáng sản quốc gia nên các doanh nghiệp trong ngành này ngoài việc phải chịu sự điều tiết của các luật thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng... thì còn có thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu, luật quản lý đất đai, thuế bảo vệ môi trường....

Chính vì vậy, sự thay đổi về các chính sách pháp luật liên quan của nhà nước được xem là một trong các yếu tố có thể gây rủi ro cho các doanh nghiệp thuộc ngành này.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)