7. Kết cấu luận văn
3.3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu của mô hình lựa chọn
a. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Tác giả ước lượng lại mô hình nghiên cứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp sau khi đã loại bỏ các nhân tố không có ý nghĩa thống kê để đưa ra kết quả phù hợp nhất. Kết quả hồi quy như sau:
Bảng 3.15: Kết quả hồi quy
Biến phụ thuộc
Biến độc lập ROA ROE
Quy mô doanh nghiệp (X01)
0.064044 (0.008912), [0000]
0.147221 (0.025115), [0.000] Cơ cấu tài sản
(X3) -0.053520 (0,025268),[0.0351] 0.085348 (0.0626632),[0.0242] X4 -0.199529 (0.031170),[0.0000] Cấu trúc tài chính X5 -0.009301 (0.002567), [0.0004] Tính thanh khoản (X6) Tốc độ tăng trưởng (X7) 0.126864 (0.024468),[0.0000] 0.13865 (0.043726), [0.0017] Tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý DN (X8) -0.020152 (0.024468),[0.0451] -0.04658 (0.022173), [0.0363] Tốc độ tăng trưởng kinh
Biến phụ thuộc
Biến độc lập ROA ROE
Lãi suất (X10) -0.180638 (0.091021),[0.0482] -0.592712 (0.162985), [0.0003] Lạm phát (X11) 0.634593 (0.240577), [0.0012] Mô hình tỷ suất sinh lời tài sản (ROA):
Y1 = -0,157336 + 0.06404 X01 - 0.053520 X3 - 0.199529 X4 + + 0.126864 X7 - 0.020152 X8 - 0.180638 X10
Mô hình tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE):
Y2 = -0,332006 + 0.147221 X01 + 0.085348 X3 - 0.009301 X5 + + 0.13865 X7 - 0.04658 X8 - 0.592712 X10+ 0.652509 X11
- Nhân tố quy mô: Hệ số hồi quy của nhân tố quy mô có ý nghĩa thống kê ở cả hai mô hình tỷ suất sinh lời tài sản và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu với βX01 lần lượt là 0,064044; 0,1472. Khi tăng một đơn vị quy mô sẽ làm gia tăng tương ứng 0,06 % tỷ suất sinh lời tài sản và xấp xỉ 0,15% tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu.
- Nhân tố tỷ trọng tài sản cố định: Hệ số hồi quy cho thấy tỷ trọng tài sản cố định chỉ có ý nghĩa thống kê với cả hai mô hình tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) và mô hình tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Với hệ số bê ta lần lượt của hai mô hình là -0,0535 và 0.0852. Kết quả cho thấy tỷ trọng tài sản cố định có ý nghĩa thống kê với cả hai mô hình song sự ảnh hưởng đến các mô hình khác nhau. Kết quả mô hình chỉ ra rằng tăng tỷ trọng tài sản cố định trong doanh nghiệp 1% thì làm giảm 0,05% ROA, điều này cho thấy các doanh nghiệp của ngành chưa thực sự sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị phục vụ cho kinh doanh. Ngược lại, tỷ trọng tài sản cố định tăng 1% kéo theo
sự gia tăng 0,08% ROE. Kết quả ngày chỉ ra rằng doanh nghiệp đã có lợi ích từ tấm chắn thuế từ việc trích khấu hao các tài sản cố định hàng năm.
- Nhân tố cấu trúc tài chính: Hệ số hồi quy các chỉ tiêu của cấu trúc tài chính đều có mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể tỷ suất nợ có ý nghĩa thống kê với mô hình ROA với βX4 = -0.1995 và sự ảnh hưởng của nhân tố này tới ROA khá lớn khi tỷ suất nợ tăng 1% làm sụt giảm tới gần 20 % ROA. Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu có ý nghĩa thống kê với hiệu quả tài chính (ROE) với hệ số βX5 = -0,0093 và tương tự nó có ảnh hưởng ngược chiều với ROE. Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng có hiệu quả đòn bẩy tài chính để khuếch đại ROE.
- Nhân tố tốc độ tăng trưởng: Hệ số hồi quy của nhân tố này có ý nghĩa thống kê với cả mô hình ROA và mô hình ROE với βX7 lần lượt là: 0.1269 và 0.1386. Nhân tố này có mối quan hệ thuận chiều tới cả ROA và ROE. Bởi 1% thay đổi của tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp kéo theo sự thay đổi ROA và ROE lần lượt là: 0,13% và 0,14%.
- Nhân tố tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: Tương tự như nhân tố cấu trúc tài chính, nhân tố này có ảnh hưởng ngược chiều tới cả hai chỉ tiêu ROA và ROE, với hệ số βX8 là: -0.0279 và -0.0201. Đồng thời kết quả cũng chỉ ra rằng: tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp gia tăng 1% kéo theo sự sụt giảm 0,03% ROA và 0,02% ROE. Điều này cho thấy doanh nghiệp cần phải nỗ lực cắt giảm tối thiếu các khoản chi phí để có thể gia tăng ROA và ROE.
- Nhân tố lãi suất: Cũng tương tự như sự ảnh hưởng của các nhân tố thuộc cấu trúc tài chính, lãi suất đều có mối quan hệ với cả hai biến phụ thuộc, thậm chí có ảnh hưởng rõ rệt tới ROA và ROE. Cụ thể, lãi suất tăng lên 1% kéo theo sự giảm sút tới 0,18% ROA và 0,59% ROE. Điều này cho thấy việc điều chỉnh tăng giảm lãi suất của các ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp
tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành.
- Nhân tố lạm phát: Kết quả mô hình ảnh hưởng cố định chỉ ra rằng nhân tố này chỉ ảnh hưởng đến ROE mà không ảnh hưởng đến chỉ tiêu ROA. Với hệ số βX11 là: 0.6345.
- Nhân tố khả năng thanh toán và tốc độ tăng trưởng kinh tế là hai nhân tố hoàn toàn không có ý nghĩa về mặt thống kê tới cả hai biến độc lập là tỷ suất sinh lời tài sản và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu.
b. Nhận xét kết quả nghiên cứu
Quy mô doanh nghiệp (Logarit tổng doanh thu) có mối tương quan thuận với tỷ suất sinh lời tài sản và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu, thể hiện doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng tốt. Lợi thế về quy mô sẽ giúp công ty được biết đến nhiều hơn, khách hàng và đối tác đặt nhiều niềm tin để lựa chọn tiêu dùng và đầu tư vào doanh nghiệp nhiều hơn. Từ đó, doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư và mở rộng thị trường tiêu thụ tăng sản lượng tiêu thụ đạt hiệu quả tốt hơn về hiệu quả kinh doanh.
Do đó, nhân tố quy mô có quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Tỷ trọng tài sản cố định có tỷ lệ nghịch với tỷ suất sinh lời tài sản. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp khoáng sản đã sử dụngs tài sản cố định không mang lại hiệu quả, có thể các dây chuyền máy móc thiết bị khai thác còn lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật. Thêm vào đó Việt Nam hầu như chỉ mới dừng lại ở việc khai thác thô, công nghệ chế biến lạc hậu, công suất thấp và khá lãng phí, giá trị thặng dư mang lại chưa tương xứng với tiềm năng. Hoạt động khai thác phần lớn dựa vào phương pháp thủ công, nên đa số các mỏ nhỏ hiện nay chỉ lấy được những phần giàu nhất, bỏ đi toàn bộ các quặng nghèo và khoáng sản đi cùng, dẫn đến không thể khai thác tối đa nguồn tài nguyên.. Ngoài ra, tỷ trọng tài sản cố định lại có ảnh hưởng thuận chiều
với tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy việc gia tăng tài sản cố định có thể làm tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu nhờ lợi ích của lá chắn thuế từ khấu hao tài sản cố định.
Do đó, nhân tố tỷ trọng tài sản cố định có quan hệ thuận chiều với tỷ
suất sinh lời tài sản và ngược chiều với tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu
Nhân tố cấu trúc tài chính có ảnh hưởng nghịch chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, kết quả này tương đồng với lý thuyết trật tự phân hạng hay các nghiên cứu của Huang và Song (2006), Denis Forte và Lucas Ayres Barros (2013) Dilip Ratha (2003). Kết quả cũng chỉ ra rằng không phải lúc nào tài trợ bằng nợ nhiều cũng mang lại cho doanh nghiệp tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu cao hơn đúng như lý thuyết M&M.
Do đó, các chỉ tiêu của cấu trúc tài chính có mối quan hệ nghịch chiều với hiệu quả hoạt động.
Nhân tố tốc độ tăng trưởng có mối quan hệ thuận chiều với ROA và ROE. Đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất tới ROA, tốc độ tăng trưởng tăng thêm 1% thì làm cho ROA tăng lên 0,13%. Kết quả nghiên cứu tương đồng với các nghiên cứu trước đây của nhóm tác giả Z. Bashir, A. Abbas, S. Manzoor và M. N. Akram (2013).
Do đó, Tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA).
Nhân tố tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp có mối quan hệ ngược chiều với tỷ suất sinh lời tài sản (ROA). Kết quả này cho thấy, việc cắt giảm tới tối thiểu các khoản chi phí là một biện pháp hữu hiệu để tăng hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Camelia Burja (2011), Amdemikael Abera (2012), Võ Đức Nghiêm (2012)...
Do đó, Tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch chiều với hiệu quả hoạt động.
Nhân tố lãi suất có mối quan hệ nghịch chiều với cả ROA và ROE. Lãi suất là biểu hiện của chi phí hay giá cả của việc tài trợ bằng nợ vay, do đó chi phí lãi vay là yếu tố chi phí khá quan trọng đối với các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ vay lớn. Kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của Võ Đức Nghiêm (2012).
Do đó, lãi suất có mối quan hệ nghịch chiều với hiệu quả hoạt động.
Nhân tố lạm phát có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp. Sự gia tăng về lạm phát có thể dẫn tới chi phí cho việc sử dụng các nguồn tài trợ bằng nợ vay cao hơn cơ hội tiếp cận được nguồn vốn vay sẽ trở nên khó khăn hơn. Các doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn các nguồn tài trợ khác bằng vốn chủ sở hữu để giảm thiểu chi phí. Mặt khác, thực trạng cho thấy các doanh nghiệp trong ngành đang có chỉ số đòn bẩy tài chính âm. Do đó, càng cố gắng nỗ lực điều chỉnh cấu trúc vốn với tỷ suất nợ giảm dần là điều kiện để doanh nghiệp có thể gia tăng ROE.
Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng nhân tố khả năng thanh toán, tốc độ tăng trưởng kinh tế là các chỉ tiêu không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành khoáng sản.
Nhân tố khả năng thanh toán (khả năng thanh toán hiện hành) phản ánh việc công ty có đáp ứng về nghĩa vụ trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hay không. Một số lý thuyết kinh tế cho rằng: khả năng thanh toán càng cao phản ánh hiệu quả doanh nghiệp là tốt. Song không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng, khả năng thanh toán ngắn hạn lớn có thể do các khoản phải thu lớn, hàng tồn kho lớn (tức nguyên vật liệu dự trữ quá lớn không dùng hết và hàng hóa, thành phẩm tồn kho không bán được không đối lưu được), tài sản lưu động tồn trữ lớn…. Mặt khác tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
có thể được hình thành từ vốn vay dài hạn như tiền trả trước cho người bán; hoặc được hình thành từ nợ khác (như các khoản ký quỹ, ký cược…) hoặc được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu. Chính vì thế có thể vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ nhưng nợ dài hạn và nợ khác lớn. Chính vì vậy nếu lấy tổng tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn (khả năng thanh toán hiện hành) để phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở một góc độ nào đó là bất hợp lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đã giới thiệu chung về đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của ngành khoáng sản trong mấy năm gần đây. Trên cơ sở đó, khái quát chung về hiệu quả hoạt động thông qua tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE).
Chương 3 cũng đã thống kê mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng (biến độc lập) tới hiệu quả hoạt động (ROA và ROE) nhằm dự đoán xu hướng ảnh hưởng của chúng tới biến phụ thuộc của mô hình.
Sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên để xác định. Kết quả kiểm định Hausman cho thấy, với mô hình ROA sẽ lựa chọn mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên, còn mô hình ROE lựa chọn mô hình ảnh hưởng cố định. Từ đó, tổng hợp kết quả nghiên cứu cho thấy với 9 nhân tố mà mô hình đưa vào thì có 7 nhân tố ảnh hưởng là : Quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, cấu trúc vốn, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp, tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, lạm phát và lãi suất có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành khoáng sản. Dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 3 là cơ sở để tác giả đưa ra các kết luận và hàm ý chính sách liên quan.
CHƯƠNG 4
CÁC KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU