7. Kết cấu luận văn
3.2.1. Thực trạng chung về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
a. Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA)
Thực trạng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tài sản trong giai đoạn 2009 - 2013 được phản ánh qua biểu đồ sau:
Giá trị trung bình Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Độ lệch chuẩn mẫu
12,87 % -2,28% 58,83% 20,27%
Nhận xét: Qua biểu đồ 3.1 và bảng số liệu đã tổng hợp cho thấy tỷ suất sinh lời tài sản bình quân (ROA) là 12,87 %/năm, chỉ với ba doanh nghiệp vượt ngưỡng bình quân là: BMC, DHA, NNC, TCS, đặc biệt là doanh nghiệp với mã chứng khoán CTS (công ty cổ phần Than Cao Sơn) với ROA đạt bình quân 58,83 %/năm giai đoạn từ 2009 – 2013. Trong mười ba doanh nghiệp còn lại có tỷ suất sinh lời tài sản thấp hơn so với mức trung bình của ngành, thậm chí có tới bốn doanh nghiệp có giá trị âm về chỉ số này như: BKC (- 1,69%), MIC (-0,4%), MMC (-0,95%), và thấp nhất là YBC (-2,28%).
Từ kết quả tính toán cho thấy bình quân với một 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản của các doanh nghiệp ngành khoáng sản thì tạo ra 12,87 đồng lợi nhuận trước thuế. Con số này cho thấy mức sinh lời tài sản bình quân của các doanh nghiệp khoáng sản là khá cao trong điều kiện mấy năm gần đây do sự giảm sút kinh tế toàn cầu, sự thay đổi các chính sách pháp luật... đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành này. Thêm vào đó có thể thấy rằng sự chênh lệch về giá trị của chỉ tiêu này giữa các doanh nghiệp trong ngành là khá lớn, với độ lệch chuẩn mẫu nghiên cứu tới 20,27%. Điều này cũng lí giải vì sao chỉ có ba doanh nghiệp vượt mức trung bình còn mười ba doanh nghiệp còn lại thấp hơn so với trung bình ngành. Điều này đòi hỏi việc tìm ra các chính sách liên quan phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp thuộc ngành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.
b. Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu là một trong các chỉ tiêu cơ bản để phản ánh khả năng sinh lời nói chung và hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp nói riêng. Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư quan tâm nhất nó bởi liên quan đến lợi ích mà nhà đầu tư có được khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Sau đây là biểu đồ 2.6 thể hiện giá trị trung bình của chỉ tiêu này của các doanh nghiệp ngành khoáng sản giai đoạn từ 2009-2013.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Giá trị trung bình Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Độ lệch chuẩn mẫu
15,08% -27,86% 56,58% 20,17%
Biểu đồ 3.3: Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu bình quân của các doanh nghiệp ngành khoáng sản giai đoạn 2009 – 2013
Nhận xét: Điểm khác biệt khi xem xét hiệu quả tài chính (ROE) và tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) đó là so với chỉ tiêu ROA chỉ có ba doanh nghiệp vượt ngưỡng trung bình ngành thì ở chỉ tiêu ROE có tới chín doanh nghiệp vượt ngưỡng trung bình của ngành trong tổng số mười bảy doanh nghiệp nghiên cứu, trong đó có các doanh nghiệp như NNC, BMC, TVD.... khá cao. Đồng thời tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu bình quân trong giai đoạn từ 2009- 2013 của doanh nghiệp ngành khoáng sản là 15,08%, cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì sẽ kiếm được 15,08 đồng lợi nhuận, một con số khá cao trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, điểm đáng phải lưu ý có thể dễ dàng nhận thấy đó là sự chênh lệch về hiệu quả tài chính (ROE) giữa các doanh nghiệp trong ngành là khá lớn với độ lệch chuẩn mẫu
lên tới 20,17%. Trong đó phải kể đến doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu lên tới 56,58% chênh lệch rất lớn với doanh nghiệp NNC và có giá trị về chỉ tiêu này thấp nhất đó là doanh nghiệp YBC với -27,86%. Đây cũng là hai doanh nghiệp lần lượt có giá trị lớn và nhỏ nhất khi xem xét đến tỷ suất sinh lời tài sản (ROA), cho thấy phần nào mối liên hệ phụ thuộc giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhận xét chung: Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành khoáng sản giai đoạn từ 2009 – 2013 có thể được khái quát như sau: về cơ bản các chỉ tiêu sinh lời trung bình của ngành phản mức sinh lời của ngành này tạm ổn trong điều kiện nền kinh tế trong nước và thế giới khó khăn. Song mức lời này chưa thực sự tương xứng với một ngành có lợi nhuận khổng lồ và những tiềm năng của ngành hiện có. Hơn nữa, hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp trong ngành có sự chênh lệch khá đáng kể, phản ánh thực trạng bất ổn định về hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong ngành.
3.2.2. Mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
a. Nhân tố quy mô doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp có thể được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu khác nhau như doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu. Đề tài chọn chỉ tiêu doanh thu và tổng tài sản làm chỉ tiêu đo lường quy mô của doanh nghiệp để xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và quy mô doanh nghiệp.
Bảng 3.2: Mối quan hệ giữa tổng doanh thu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành khoáng sản
Chỉ tiêu ĐVT Dưới 100 tỷ 100 tỷ – 1000 tỷ Trên 1000 tỷ
Số lượng DN 5 4 7 ROA bình quân % 0,78 3,65 7,48 ROE bình quân % 0,37 19,09 23,30 Trung bình Tỷ đồng 847,42 Min Tỷ đồng 52,81 Max Tỷ đồng 3.399,98 Độ lệch chuẩn Tỷ đồng 1.228,98 (Nguồn:Tác giả tổng hợp)
Nhận xét: Qua bảng số liệu 3.2 cho thấy quy mô tổng doanh thu của doanh nghiệp ở mức trung bình là 847,42 tỷ đồng và mức chênh lệch giữa doanh thu lớn nhất và nhỏ nhất là rất lớn, cho thấy quy mô hoạt động của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết là khác nhau. Dựa vào bảng mô tả dữ liệu về quy mô, tác giả tiến hành phân loại thành 3 nhóm: nhóm có quy mô dưới 100 tỷ đồng có tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) lần lượt là: 0,78% và 0,37%. Nhóm có quy mô từ 100 tỷ đồng đến 1000 tỷ đồng ROA và ROE lần lượt là 3,65% và 19,09%. Nhóm có quy mô trên 1000 tỷ đồng có tỷ lệ nợ bình quân cao nhất với ROA là 7,48% và ROE là 23,30%. Điều này cho thấy ROA và ROE của các công ty trong ngành khoảng sản tăng theo quy mô của doanh nghiệp cụ thể là tăng theo tổng doanh thu.
Bảng 3.3: Mối quan hệ giữa tổng tài sản doanh nghiệp và hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp ngành khoáng sản
Chỉ tiêu ĐVT Dưới 200 tỷ 200 tỷ – 700 tỷ Trên 700 tỷ
Số lượng DN 5 4 7 ROA bình quân % 2 24,56 14,82 ROE bình quân % 2,1 18,37 23,30 Trung bình Tỷ đồng 591,188 Min Tỷ đồng 46,93 Max Tỷ đồng 1.433,13 Độ lệch chuẩn Tỷ đồng 527,591 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Nhận xét: Tương tự như khi phân tích mối quan hệ giữa tổng doanh thu với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp tiến hành phân loại giá trị của tổng tài sản thành ba nhóm. Nhóm 1 tổng giá trị tài sản bình quân dưới 200 tỷ thì ROA và ROE lần lượt là 2% và 2,1%. Nhóm 2 tổng tài sản bình quân từ 200 tỷ tới 700 tỷ có ROA và ROE lần lượt là 24,56% và 18,37% và nhóm 3 tổng tài sản bình quân trên 700 tỷ thì ROA là 14,82% và ROE là 13,30%. Từ kết quả trên cho thấy rằng khi quy mô tổng tài sản tăng lên thì hiệu quả tài chính hay ROE tăng lên, nhưng kết quả ROA cho thấy: nếu giá trị tổng tài sản càng tăng lên vượt mức thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh lại giảm xuống rõ rệt. Điều này phần nào cho thấy các doanh nghiệp ngành khoáng sản đang gặp phải vấn đề trong việc quản lý và sử dụng tài sản hay hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng thấp khi quy mô tài sản càng tăng. Về cơ bản thì xu hướng biến động của hiệu quả hoạt động và quy mô của doanh nghiệp có tính thuận chiều. Tuy nhiên để có thể chắc chắn sự ảnh hưởng thì phải tiến hành hồi quy và kiểm định dữ liệu.
b. Nhân tố cơ cấu tài sản
Chỉ tiêu cơ bản phản ánh cơ cấu tài sản là tỷ trọng giữa TSCĐ trên tổng tài sản hoặc tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản, nó phản ánh mức độ đầu tư của các doanh nghiệp vào TSCĐ, và phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp ngành khoáng sản với đặc điểm đòi hỏi máy móc thiết bị có giá trị cao và chu kỳ sản xuất kinh doanh dài mà các chỉ tiêu này thường cao hơn so với mức bình quân các ngành khác. Tác giả lựa chọn chỉ tiêu tỷ trọng tài sản cố định để nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân tố cơ cấu tài sản với hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp ngành khoáng sản được thể hiện dưới bảng 3.4 sau:
Bảng 3.4: Mối quan hệ giữa tỷ trọng tài sản cốđịnh và hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp ngành khoáng sản
Chỉ tiêu ĐVT Dưới 35% 35% - 60% Trên 60%
Số lượng doanh nghiệp 4 5 7
ROA bình quân % 22,98 4,20 13,30 ROE bình quân % 23,63 10,71 13,31 Trung bình % 49,73 Min % 9,88 Max % 70,55 Độ lệch chuẩn % 20,14 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Nhận xét: Mặc dù các doanh nghiệp đều hoạt động trong ngành khoáng sản nhưng quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau nên tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định cũng có sự chênh lệch đáng kể. Tỷ trọng tài sản cố định bình quân qua các năm của các doanh nghiệp như YBC, TVD luôn trên 60%, nhưng cũng có một số doanh nghiệp như NNC, CTM thì tỷ trọng này lại dưới
15%. Tỷ trọng tài sản cố định bình quân đạt 47,15% với độ lệch chuẩn khá cao 19,71%. Điều đặc biệt từ bảng số liệu cho thấy đó là tỷ trọng tài sản cố định càng tăng lên thì tỷ suất sinh lời tổng tài sản giảm xuống là điểm trái ngược với các kết quả thực nghiệm trước đây về nhân tố tỷ trọng tài sản cố định tới ROA. Điều này phần nào có thể giải thích được vì sao khi tổng tài sản tăng lên thì tỷ suất sinh lời tài sản giảm xuống. Còn với chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu, khi doanh nghiệp tăng đầu tư vào tài sản cố định thì chỉ tiêu này biến động tăng giảm nên chưa thể kết luận được về sự ảnh hưởng của tỷ trọng tài sản cố định theo xu hướng như thế nào.
c. Nhân tố cấu trúc tài chính
Cấu trúc tài chính được thể hiện thông qua nhiều chỉ tiêu, đề tài lựa chọn hai chỉ tiêu là tỷ suất nợ, tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu để nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành khoáng sản.
Bảng 3.5: Mối quan hệ giữa tỷ suất nợ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành khoáng sản
Chỉ tiêu ĐVT Dưới 20% Từ 20% - 50% Trên 50%
Số lượng DN 8 2 6 ROA bình quân % 13,06 6,59 14,72 ROE bình quân % 13,26 21,30 15,43 Trung bình % 32 Min % 8 Max % 82 Độ lệch chuẩn % 31 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Nhận xét: Bảng 3.5 thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo chỉ tiêu tỷ suất nợ. Tương tự như các nhân tố trên, tác giả tiến hành phân tỷ
suất nợ thành ba nhóm: nhóm 1 nhỏ hơn 20% có tỷ suất sinh lời tài sản và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu lần lượt là: 13,06% và 13,26%, nhóm 2 có tỷ suất nợ từ 20% - 50% có ROA và ROE lần lượt là: 6,59% và 21,30%, nhóm 3 tỷ suất nợ trên 50% với ROA là 14,72% và ROE là: 15,43%. Với kết quả này có thể nhận thấy sự ảnh hưởng của tỷ suất nợ đến hiệu quả hoạt động, song chưa thấy rõ được sự ảnh hưởng theo chiều thuận hay nghịch của tỷ suất nợ tới ROA và ROE. Ngoài ra, kết quả cho thấy mức độ tài trợ bằng nợ vay của các doanh nghiệp này là vừa phải với mức độ trung bình là 32%. Song so tính chất về lĩnh vực chuyên sâu mà mức độ tài trợ bằng nợ của các doanh nghiệp không đồng đều với độ lệch chuẩn lên tới 31%.
Bảng 3.6: Mối quan hệ giữa tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành khoáng sản
Chỉ tiêu ĐVT Dưới 20% Từ 20% - 50% Trên 50%
Số lượng DN 8 2 6 ROA bình quân % 13,06 32,98 5,9 ROE bình quân % 13,26 12,78 18,28 Trung bình % 90 Min % 12 Max % 387 Độ lệch chuẩn % 31 (Nguồn: Tác giả tổng hợp )
Nhận xét: Tương tự như trên, để phân tích mối quan hệ giữa tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu với hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp, tác giả tiến hành phân thành ba nhóm có tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu theo thứ tự tăng dần như bảng 3.6 ở trên. Nhóm 1, dưới 20% có tỷ suất sinh lời tài sản và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu lần lượt là: 13,06% và 13,26%. Nhóm 2, từ 20% đến 50% thì ROA và ROE lần lượt là: 32,98% và 12,78%. Nhóm 3, tỷ suất nợ
trên vốn chủ sở hữu trên 50% có ROA và ROE lần lượt là: 5,9% và 18,28%. Kết quả cho thấy sự biến động của ROA và ROE theo nhân tố này gần giống với tỷ suất nợ như trên. Điều này cho thấy xu hướng ảnh hưởng thuận chiều hay ngược chiều của cấu trúc tài chính tời hiệu quả hoạt động là chưa rõ ràng. Sự ảnh hưởng này sẽ được nghiên cứu tiếp theo ở phần hồi quy mô hình để thấy rõ mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp.
d. Nhân tố tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp
Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp được thể hiện dưới chỉ tiêu tốc độ tăng tổng tài sản trong doanh nghiệp.
Bảng 3.7: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành khoáng sản
Tốc độ tăng trưởng thấp Tốc độ tăng trưởng TB Tốc độ tăng trưởng cao Chỉ tiêu ĐVT Dưới 5% Từ 5% đến 15% Trên 15% Số lượng DN 5 7 4 ROA bình quân % 3,8 12,6 24,6 ROE bình quân % 5,17 13,80 29,70 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Nhận xét: Dựa trên số liệu có được, tiến hành tính toán và phân nhóm hiệu quả các doanh nghiệp theo tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp. Tác giả chia thành ba nhóm: nhóm thứ nhất có tốc độ tăng trưởng thấp có tốc độ tăng trưởng dưới 5% với 5 doanh nghiệp, nhóm hai có tốc độ tăng trưởng trung bình từ 5-15% với 7 doanh nghiệp và nhóm thứ 3 có 4 doanh nghiệp với tốc
Tốc độ tăng trưởng =
Tổng tài sản năm N
độ tăng trưởng cao trên 15%. Kết quả cho thấy nhóm 1, 2 và 3 có tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) lần lượt là: 3,8%, 12,6%, 24,6% và ROE lần lượt là: 5,17%, 13,80%, 29,70%, cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có xu hướng biến động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp.
e. Nhân tố khả năng thanh toán
Chỉ tiêu được lựa chọn đại diện cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khả năng thanh toán hiện hành để tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhân tố khả năng thanh toán tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán hiện hành với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện dưới bảng 3.8 sau:
Bảng 3.8: Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán hiện hành và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành khoáng sản
Chỉ tiêu ĐVT Dưới 1 Từ 1- 2,5 Trên 2,5