Kiểm định mô hình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43)

7. Kết cấu luận văn

2.2.6. Kiểm định mô hình

Kim định Hausman

Kiểm định để lựa chọn giữa mô hình ảnh hưởng cố định và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên, dựa trên giả định H0 không có sự tương quan giữa biến giải thích và yếu tố ngẫu nhiên εi.

Giả thiết:

H0 : Mô hình FEM và REM không khác biệt đáng kể H1 : Mô hình FEM và REM khác biệt đáng kể

Nếu (Prob>λ2) < α = 0.05 thì giả thiết H0 bị bác bỏ, tức là mô hình FEM phù hợp hơn. Ngược lại, giả thiết H0 được chấp nhận thì mô hình REM phù hợp hơn.

Tính h s xác định và h s xác định hiu chnh

Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình. Kiểm tra mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình.

KT LUN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã thiết kế mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thống kê một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như: Quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp, cấu trúc tài chính, tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, khả năng thanh toán, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất và lạm phát ảnh hưởng như thế nào, chiều hướng tác động ra sao đến hiệu quả hoạt động.

Giới thiệu về mặt lý thuyết mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên để xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Đồng thời đề cập tới quy trình nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

KT QU NGHIÊN CU THC NGHIM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIU QU HOT ĐỘNG CA CÁC CÔNG TY NGÀNH KHOÁNG SN NIÊM YT TRÊN TH

TRƯỜNG CHNG KHOÁN VIT NAM 3.1. NGÀNH KHOÁNG SN VIT NAM

3.1.1. Khái nim ngành khoáng sn

Ngành khoáng sản Việt Nam thuộc nhóm phân ngành B theo hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2007). Công nghiệp khai khoáng bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ 19 do Pháp khởi xướng, từ năm 1955, Việt Nam đã tiếp quản, duy trì và phát triển các cơ sở khai thác, chế biến kháng sản. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành khoáng sản chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và lịch sử lâu đời của ngành này. Chiến lược phát triển ngành đến 2020 tầm nhìn 2030 theo quyết định số 2427/QĐ-TT đã được thủ tướng phê duyệt đó là: Ưu tiên đầu tư cho điều tra cơ bản về địa chất về khoáng sản cả phần đất liền và biển, hải đảo để làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản. Thăm dò, khai khác khoáng sản gắn với chế biến và sử dụng hiệu quả. Cân đối giữa khai thác với dự trữ khoáng sản; phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng - an ninh.

3.1.2. Đặc đim ngành khoáng sn Vit Nam

Khai khoáng là một lĩnh vực hấp dẫn với biên lợi nhuận cực cao, khoảng trống phát triển còn lớn (đặc biệt là định hướng phát triển chú trọng hơn về công nghệ tinh chế). Khai khoáng nhằm mục đích thăm dò, khai thác các loại khoáng sản có từ lòng đất, dưới biển… các khoáng sản kim loại là những nguồn nguyên liệu cơ bản, là cơ sở cho việc phát triển công nghiệp nặng của một quốc gia. Vì thế, quốc gia có ngành khai khoáng càng phát triển thì việc

phát triển nền kinh tế đặc biệt là phát triển ngành công nghiệp nặng càng có nhiều ưu thế để phát triển.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng về khoáng sản với hơn 5000 điểm mỏ thuộc 60 loại khoáng sản được phát hiện và khai thác, tiềm năng khoáng sản Việt Nam được đánh giá là tương đối đa dạng. Nếu tách riêng than và dầu khí, các doanh nghiệp khoáng sản đang niêm yết hiện nay chủ yếu khai thác các loại quặng kim loại (sắt, titan, mangan, vàng, kẽm, đồng, antimony) và các khoáng sản phi kim - vật liệu xây dựng (VLXD) (đá, cát, sỏi, cao lanh, thạch anh).

Đầu ra của ngành khoáng sản chính là những nguyên vật liệu đầu vào thiết yếu cho các ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo và xây dựng. Do vậy, chu kì phát triển của ngành gắn liền với chu kì phát triển chung của nền kinh tế. Điều này lý giải phần nào về sự ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tế đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành khoáng sản sẽ được nghiên cứu tiếp theo ở phần sau.

Nhu cầu và giá bán nhiều loại khoáng sản được quyết định bởi thị trường thế giới. Các sản phẩm chủ yếu của ngành khoáng sản Việt Nam là dầu thô, kẽm, chì, titan, antimony, mangan… Các sản phẩm này được bán và xuất khẩu dưới dạng thô. Khâu tinh chế hầu như bị bỏ ngỏ do năng lực và thiết bị của các doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, Việt Nam lại nhập khẩu rất mạnh quặng sau tinh chế.

Ngành khai khoáng đòi hỏi dây chuyền thiết bị có khoa học công nghệ cao từ khâu khai thác cho tới khâu chế biến mới đảm bảo được yêu cầu khai thác cũng như chất lượng của sản phẩm trong ngành. Như vậy việc đầu tư mua sắm thiết bị (TSCĐ) là khâu quan trọng có vai trò quyết định đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành này. Tuy nhiên, với đặc điểm vốn ít và ngành công nghiệp nặng của quốc gia chưa phát triển mà hầu hết các

thiết bị này đều phải nhập khẩu từ bên ngoài với giá cả rất cao. Tiềm năng để phát triển ngành rất lớn với số lượng các loại khoáng sản rất đa dạng và phong phú như hiện nay. Song vì những hạn chế của việc phát triển yếu tố khoa học – kỹ thuật cho nên ngành khai khoáng Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc khai thác, việc tinh chế, chế biến về cơ bản chưa làm được. Cũng vì thế mà các hoạt động khai thác hiện nay chủ yếu là dựa vào phương pháp thủ công nên nên đa số các mỏ nhỏ hiện nay chỉ lấy được những phần giàu nhất, bỏ đi toàn bộ các quặng nghèo và khoáng sản đi cùng, dẫn đến không thể khai thác tối đa nguồn tài nguyên. Tổn thất trong chế biến khoáng sản hiện cũng rất cao, khiến hiệu quả trong ngành khoáng sản Việt Nam vẫn đang ở mức thấp. Cụ thể, sản phẩm ngành than mới chỉ qua công đoạn tuyển, sàng phân loại để tiêu thụ hoặc xuất khẩu và chế biến thô làm than tổ ong, quả bàng... chưa có chế biến sâu thành những sản phẩm có giá trị kinh tế cao như khí hóa than, hóa lỏng than, chế biến than antraxit phục vụ luyện kim. Còn đối với sa khoáng titan, sản phẩm qua sơ chế cao nhất là xỉ titan, nhưng cũng mới là nguyên liệu chuyển tiếp để chế biến nguyên liệu sâu hơn. Trong khi đó, nếu chế biến sâu thì nguồn tài nguyên này có giá trị gấp từ 10 đến 80 lần.

Số lượng các công ty thuộc ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến thời điểm ngày 31/12/2013 là 16 doanh nghiệp, trong đó có 16 doanh nghiệp niêm yết với thời gian trước năm 2009. Do vậy nguồn số liệu để nghiên cứu trong đề tài sử dụng trên 16 doanh nghiệp với các mã chứng khoán: BKC; BMC; CTM; DHA; KSH; LBM; MDC; MIC; MMC; NBC; NNC; TC6; TCT; TDN; TVD; THT; YBC.

Ngoài ra, với đặc thù khai thác các loại khoáng sản quốc gia nên các doanh nghiệp trong ngành này ngoài việc phải chịu sự điều tiết của các luật thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng... thì còn có thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu, luật quản lý đất đai, thuế bảo vệ môi trường....

Chính vì vậy, sự thay đổi về các chính sách pháp luật liên quan của nhà nước được xem là một trong các yếu tố có thể gây rủi ro cho các doanh nghiệp thuộc ngành này.

3.1.3. Tình hình hot động kinh doanh ca ngành khoáng sn qua các năm các năm

Do tính chất và mục đích sử dụng của từng nhóm khoáng sản, đối với một số loại khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn, Chính phủ Việt Nam giao cho một số doanh nghiệp Nhà nước đảm nhận vai trò nòng cốt, cụ thể như sau:

- Khai thác và chế biến than và các khoáng sản khác giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).

- Khai thác và chế biến khoáng sản hoá chất (apatit) chủ yếu giao cho Tập đoàn Hoá chất Việt Nam.

- Khai thác, chế biến quặng sắt chủ yếu do Tổng công ty Thép Việt Nam, Tập đoàn Vinacomin thực hiện.

- Khai thác, chế biến vật liệu xây dựng chủ yếu giao cho Tổng công ty Xi măng VN và các doanh nghiệp ngành xây dựng, giao thông vận tải thực hiện (ngành khoáng sản VLXD do Bộ Xây dựng quản lý).

Ngoài ra, tham gia khai thác, chế biến các điểm mỏ khoáng sản quy mô nhỏ ở các địa phương có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần hoạt động tùy thuộc vào đặc tính của các doanh nghiệp trong ngành khoáng sản cũng như quy mô vốn, cơ cấu sản phẩm dịch vụ của chính doanh nghiệp đó. Chẳng hạn như:

Khai thác, chế biến xỉ Titan, sản xuất các sản phẩm hậu Titan thì phải kể đến Công ty CP Khoáng sản Bình Định (Mã Chứng khoán: BMC) - Một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực khai thác sa khoáng.

Công ty CP Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (Mã Chứng khoán: SQC) là doanh nghiệp có quy mô lớn nhất ngành.

Công ty CP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (Mã Chứng khoán: HGM) là đơn vị duy nhất ở Việt Nam đang khai thác và xuất khẩu Antimony – một loại Á kim quý hiếm - ở quy mô công nghiệp.

Công ty CP Khoáng sản Mangan (Mã Chứng khoán: MMC) là một trong số ít doanh nghiệp khai thác, chế biến quặng mangan có quy mô sản xuất lớn.

Trong thời gian qua, các hoạt động đầu tư và khai thác, chế biến khoáng sản có sự tăng trưởng khá, không ngừng phát triển về quy mô và số lượng, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Các dự án khai thác, chế biến khoáng sản đi vào hoạt động đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta theo hướng nâng dân tỷ trọng sản xuất công nghiệp.

Bng 3.1: Sn phm khai thác ch yếu ca ngành khoáng sn

Sn phm ĐVT 2009 2010 2011 2012

Than sạch Nghìn tấn 44078 44835 46611 42383 Dầu thô khai thác Nghìn tấn 16360 15014 15185 16739 Khí tự nhiên ở dạng khí (Nhà nước) Triệu m 3 8010 9402 8480 9403 Quặng sắt và tinh quặng sắt Nghìn tấn 1904,5 1972,1 2371,3 1523,1 Quặng đồng và tinh quặng đồng Tấn 51741 49038 47552 45065 Quặng Titan và tinh

quặng Titan Nghìn tấn 631,3 586,8 760 952,1 Quặng antimoan và Tấn 664 608 714 755

Sn phm ĐVT 2009 2010 2011 2012

tinh quặng antimoan

Đá khai thác Nghìn m3 136897 146857 155549 135701 Cát các loại Nghìn m3 67004 60161 55051 48649 Sỏi, đá cuội Nghìn m3 3157 2883,6 2831,6 2981,7 Quặng apatít Nghìn tấn 2047,4 2324,5 2395,3 2364,5 (Nguồn: http://www.gso.gov.vn) Nhu cầu khoáng sản cả ở thị trường trong và ngoài nước hiện nay vẫn đang khá lớn. Do đó, triển vọng dài hạn của nhóm ngành khoáng sản vẫn được kỳ vọng khá nhiều. Tuy nhiên, những chính sách hiện nay của Chính phủ đã hạn chế việc khai thác thô các loại khoáng sản và qua đó khiến cho hoạt động khai thác của các doanh nghiệp trong ngành gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, nền kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ sẽ tiếp tục khiến cho giá các loại khoáng sản duy trì ở mức thấp và qua đó khó có thể cải thiện được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, khoáng sản là nguồn nguyên vật liệu đầu vào của rất nhiều ngành công nghiệp quan trọng nên tình hình suy thoái ở châu Âu, tăng trưởng chậm ở Mỹ và Trung quốc trong năm những năm gần đây nên nhu cầu khoáng sản sụt giảm dẫn đến giá cả có sự biến động mạnh. Ngành khoáng sản đã có kết quả hoạt động kinh doanh không thuận lợi và phân hóa mạnh về kết quả kinh doanh. Những doanh nghiệp lớn, có mỏ quy mô lớn và nhà máy chế biến sâu như HGM, SQC, BMC vẫn duy trì được lợi nhuận khá tốt. Trong khi đó, các doanh nghiệp khác hầu hết đều có quy mô nhỏ và chủ yếu vẫn là khai thác thô nên gặp khá nhiều khó khăn trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp bị lỗ như: MIC, MIM, MMC,…

(ĐVT: 1.000.000 USD) 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2009 2010 2011 2012 2013 Xuất khẩu Nhập khẩu (Nguồn: http://www.gso.gov.vn)

Biu đồ 3.1: Giá tr xut nhp khu ngành khoáng sn qua các năm

Các sản phẩm khoáng sản sau khai thác, chế biến còn nghèo nàn, phần lớn là dạng thô, chất lượng thấp, giá trị thương mại không cao. Giá trị xuất khẩu không đủ để nhập khẩu sản phẩm khoáng sản đã qua chế biến phục vụ cho nền kinh tế và các ngành công nghiệp khác. Do ảnh hưởng của giá xuất khẩu than giảm nên giá trị xuất khẩu than cũng giảm dần qua các năm. Giá trị xuất khẩu than năm 2009 là 1,6 triệu USD nhưng chỉ còn 1,24 triệu USD năm 2012 và 921 triệu USD năm 2013. Mặc khác, trong các năm qua, Việt Nam phải nhập khẩu 100% xăng dầu, do đó kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sẽ tăng. Chính vì vậy Chính phủ Việt Nam phải dùng phần doanh thu từ xuất khẩu dầu thô để bù đắp cho lượng tăng lên trong giá nhập khẩu. Trung Quốc, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn của than đá và dầu thô Việt Nam.

đang khá lớn. Do đó, triển vọng dài hạn của nhóm ngành khoáng sản vẫn được kỳ vọng khá nhiều. Tuy nhiên, những chính sách hiện nay của Chính phủ đã hạn chế việc khai thác thô các loại khoáng sản và qua đó khiến cho hoạt động khai thác của các doanh nghiệp trong ngành gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, nền kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ sẽ tiếp tục khiến cho giá các loại khoáng sản duy trì ở mức thấp và qua đó khó có thể cải thiện được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2. THC TRNG V HIU QU HOT ĐỘNG CA NGÀNH KHOÁNG SN VIT NAM KHOÁNG SN VIT NAM

3.2.1. Thc trng chung v hiu qu hot động doanh nghip

a. T sut sinh li tài sn (ROA)

Thực trạng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tài sản trong giai đoạn 2009 - 2013 được phản ánh qua biểu đồ sau:

Giá trị trung bình Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Độ lệch chuẩn mẫu

12,87 % -2,28% 58,83% 20,27%

Nhận xét: Qua biểu đồ 3.1 và bảng số liệu đã tổng hợp cho thấy tỷ suất sinh lời tài sản bình quân (ROA) là 12,87 %/năm, chỉ với ba doanh nghiệp vượt ngưỡng bình quân là: BMC, DHA, NNC, TCS, đặc biệt là doanh nghiệp với mã chứng khoán CTS (công ty cổ phần Than Cao Sơn) với ROA đạt bình quân 58,83 %/năm giai đoạn từ 2009 – 2013. Trong mười ba doanh nghiệp còn lại có tỷ suất sinh lời tài sản thấp hơn so với mức trung bình của ngành, thậm chí có tới bốn doanh nghiệp có giá trị âm về chỉ số này như: BKC (- 1,69%), MIC (-0,4%), MMC (-0,95%), và thấp nhất là YBC (-2,28%).

Từ kết quả tính toán cho thấy bình quân với một 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản của các doanh nghiệp ngành khoáng sản thì tạo ra 12,87 đồng lợi nhuận trước thuế. Con số này cho thấy mức sinh lời tài sản bình quân của các doanh nghiệp khoáng sản là khá cao trong điều kiện mấy năm gần đây do sự giảm sút kinh tế toàn cầu, sự thay đổi các chính sách pháp luật... đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành này. Thêm vào đó có thể thấy rằng sự chênh lệch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)