7. Kết cấu luận văn
4.2.1. Đối với các doanh nghiệp ngành khoáng sản
Kết quả nghiên cứu đã trình bày ở chương 3 chỉ ra rằng: Hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần của ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam có tương quan thuận chiều với quy mô và tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp. Do đó, để tăng hiệu quả hoạt động, doanh nghiệp của ngành phải nỗ lực không ngừng tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng đầu tư để tăng quy mô nhằm tận dụng được lợi ích kinh tế từ quy mô. Thêm vào đó, việc mở rộng quy mô có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm thị trường tiêu thụ, có nhiều cơ hội đầu tư cũng như thu hút sự tài trợ hơn... Do đó, nó giúp các công ty trong ngành có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Kết quả hồi quy chỉ ra mối quan hệ ngược chiều của tỷ trọng tài sản cố định tới tỷ suất sinh lời tài sản (ROA). Thực trạng ngành cho thấy, hầu hết các dây chuyền máy móc thiết bị của ngành hiện nay đều được nhập khẩu hoặc được chuyển giao các dây chuyền công nghệ lạc hậu. Điều này dẫn tới các loại máy móc thiết bị của doanh nghiệp không đáp ứng về mặt khoa học công nghệ phục vụ cho hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, gây ra tình trạng lãng phí về các yếu tố đầu vào, hiệu quả kinh tế thấp, ô nhiễm môi trường.... Vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành cần rà soát và kiểm tra lại công tác mua sắm, quản lý, sử dụng máy móc, dây chuyền thiết bị nhằm tăng hiệu quả đồng vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp trong ngành nên chú trọng đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại vào khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng để nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường. Đồng thời các doanh nghiệp cũng nên xem xét đầu tư thoả đáng cho công tác thăm dò, nâng cao trình độ tay nghề sử dụng máy móc cho đội ngũ công nhân, dây chuyền thiết bị trước khi khai thác nhằm nâng cao độ tin cậy về trữ lượng, chất lượng mỏ để giảm thiểu rủi ro khi khai thác, chế biến.
lợi ích từ tấm chắn thuế cho doanh nghiệp. Kết quả hồi quy cho thấy tỷ trọng tài sản cố định và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) có mối quan hệ cùng chiều, cho biết mức khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp ngành khoáng sản hàng năm là rất lớn. Các nhà quản lý của các doanh nghiệp trong ngành khoáng sản nên xem xét và lựa chọn phương thức trích khấu hao tài sản cố định hợp lý bởi mức khấu hao thì rất lớn trong khi tài sản lại không tạo được hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc lựa chọn nguồn tài trợ để giảm thiểu các khoản chi phí là một trong những vấn đề quan trọng các doanh nghiệp trong ngành nên cố gắng xem xét. Kết quả hồi quy cho thấy các chỉ tiêu cấu trúc tài chính (tỷ suất nợ và tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu) của doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch chiều với hiệu quả hoạt động kể cả hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính. Điều này chỉ ra sự bất hợp lý trong quyết định tài trợ của các doanh nghiệp thuộc ngành. Các doanh nghiệp trong ngành cần phải điều chỉnh lại cấu trúc tài chính bằng cách lựa chọn các nguồn tài trợ khác bằng vốn chủ sở hữu như: phát hành cố phiếu thông thường, cổ phiếu ưu đãi,....để giảm việc tài trợ bằng nợ vay nhằm tăng tính tự chủ trong doanh nghiệp, đồng thời có thể cắt giảm các khoản chi phí liên quan nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thêm vào đó, kết quả hồi quy từ hai mô hình ROA và ROE đều chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành khoáng sản. Do đó, các doanh nghiệp của ngành cần cố gắng tiết kiệm, cắt giảm tối thiểu các khoản chi phí bán hàng và các khoản chi phí hành chính như chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm tối thiếu hóa các khoản chi phí không cần thiết, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong ngành, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp trong ngành.