Sự thay đổi của mơi trường

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng sinh viên trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động nghiên cứu tại kon tum (Trang 43 - 45)

5. Bố cục đề tài

1.4. CÁC KHÁI NIỆM NGHIÊNCỨU

1.4.4. Sự thay đổi của mơi trường

Sự thay đổi mơi trường muốn nĩi đến các thay đổi nhanh chĩng và khơng lường trước được, gia tăng sự khơng chắc chắn cho các cơng ty (Ducan, 1972); Dess và Beard, 1984). Sự khơng chắc chắn là sự khác biệt giữa kế hoạch và nguồn ra, kết quả trong điều kiện giới hạn về thơng tin để ra quyết định. Với mức độ khơng chắc chắn cao của mơi trường, các nhà ra quyết định rất khĩ khăn với một lượng lớn các thơng tin cần xử lý (Tushman,1979). Tuy nhiên, điều đĩ giúp các cơng ty quen với việc hoạt động dưới một áp lực cao (Waldman et al., 2001).

Sự thay đổi mơi trường (hay mơi trường cạnh tranh) được định nghĩa là mơi trường mà trong đĩ các cơng ty hoạt động phải cố gắng điều chỉnh tăng hay giảm các tác động của mơi trường với một nguồn lực và cách thức hoạt động linh động.

Sự thay đổi mơi trường ám chỉ đến tần suất thay đổi, khơng cĩ một quy luật chuẩn nào và tính khĩ dự đốn của mơi trường (Dess & Beard, 1984). Do đĩ, các cơng ty trong mơi trường như vậy phải thích nghi với sự biến đổi nhanh chĩng của mơi trường. Các lý thuyết về cạnh tranh đã đề nghị rằng cần cĩ một chiến lược ra quyết định thích hợp. Fredrickson và Mitchell (1984), Fredrickson (1984), Fredrickson và Iaquinto (1989) đã đưa ra các lý thuyết ủng hộ mối quan hệ tiêu cực giữa tính hợp lý của các chiến lược ra quyết định và hoạt động của cơng ty trong mơi trường thay đổi nhanh, và cả mối quan hệ

tích cực trong mơi trường ổn định.

Sự thay đổi của mơi trường bao gồm mức độ thay đổi của các yếu tố thị trường, như nhu cầu khách hàng, cơng nghệ, và cấu trúc cạnh tranh trên thị

trường. Thị trường thay đổi nhanh, như mạng di động, ảnh hưởng đến hoạt động của cơng ty và buộc cơng ty phải biết điều chỉnh nhanh chĩng để cĩ thể tồn tại và phát triển (Jap 1999). Trong một mơi trường thay đổi nhanh chĩng, với sự thay đổi thường xuyên của nhu cầu khách hàng, cơng nghệ, và cách thức kinh doanh khiến các cơng ty phải thay đổi sản phẩm và dịch vụ liên tục để cạnh tranh. Sự thay thế, trong một mơi trường ít thay đổi, nhu cầu khách hàng khá ổn định, và vì vậy khơng phải điều chỉnh sản phẩm hay dịch vụ thường xuyên. Khả năng quản lý là cần thiết để cơng ty cĩ thể nhạy cảm hơn với thơng tin thị trường, và phản ứng được với sự thay đổi mơi trường, và cĩ sự điều chỉnh liên tục.

Keats và Hitt (1988) cho rằng sự thay đổi liên quan đến quá trình hoạt động. Paine và Anderson (1977) đề nghị rằng các cơng ty trong mơi trường khơng chắc chắn phải cĩ các chiến lược đổi mới sáng tạo. Ở những thị trường ít thay đổi, cĩ quy luật rõ ràng, thì mơi trường ảnh hưởng đến hoạt động của cơng ty mạnh hơn so với chiến lược của cơng ty (Fruhan, 1972a, b; Posner, 1975) (W. McArthur và C. Nystrom 1991). Sự thay đổi nhanh chĩng của mơi trường cĩ thể tạo ra ảnh hưởng đến mục tiêu thoả mãn khách hàng của cơng ty. Chẳng hạn, khả năng đáp ứng và phục vụ nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng với sự thành cơng của cơng ty trong mơi trường thay đổi thường xuyên. Vì vậy, cơng ty sẽ tập trung vào phát triển các hoạt động nhận diện và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đĩ bảo đảm được sự cạnh tranh tốt.

Hơn thế nữa, việc hiểu được sự thay đổi nhanh chĩng của mơi trường cĩ sự tác động tích cực đến việc cơng ty tập trung vào khách hàng hơn, cơng ty sẽ cố gắng giảm thiểu thấp nhất sự khơng chắc chắn và tập trung vào các phân đoạn thị trường quan trọng (Davis et al., 1991). Trong mơi trường ổn định, nhĩm khách hàng cũng như nhu cầu khơng thay đổi thường xuyên, chỉ cần sử dụng một chút ít về marketing mix cũng đã thoả mãn được khách hàng, do đĩ tập

trung vào khách hàng rất yếu (Singh và Appiah- Adu 1998). Các đặc điểm khác biệt của quản lý chiến lược nhấn mạnh vào mơi trường cạnh tranh của các cơng ty (e.g. Chadler, 1962; Child, 1972; D' aveni, 1994; Poter, 1980).

Sự thay đổi mơi trường là sản phẩm của những nỗ lực tăng cường hoạt động tại một thời điểm nào đĩ. Nĩ bao gồm sự mở rộng qui mơ và số lượng doanh nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thay đổi này dần dần lan truyền tác động khắp cả ngành.

Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng rất nhiều phương pháp để đo lường cấu trúc thay đổi của mơi trường. Ví dụ, Tosi, Aldag, và Storey (1973) và Bourgeois (1985) sử dụng các biến trong doanh thu thuần, ROE, và đổi mới cơng nghệ. Dess và Beard (1984) đã sử dụng một thang đo với nhiều mức độ để đo lường các thành phần trong mơi trường cạnh tranh. Và trong bài nghiên cứu này, sẽ dựa theo lý thuyết của Aldrich’s (1979) về các thành phần trong mơi trường, sử dụng phương pháp cấp độ ngành để chỉ ra cấu trúc của sự thay đổi, sự phức tạp. Mơi trường của cơng ty được chia thành ba phần: khách hàng, đối thủ cạnh tranh và cơng nghệ ( Jaworski và Kohli 1993)

Các phương pháp đo lường về cấu trúc thay đổi mơi trường đánh giá theo mức độ thay đổi của: các nhĩm khách hàng và nhĩm khách hàng mục tiêu, tỉ lệ sản phẩm/ dịch vụ trở nên lỗi thời, bản chất của chiến lược và hành động cạnh tranh, và cơng nghệ của một ngành (Singh và Appiah- Adu 1998). Mơ hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng sinh viên trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động nghiên cứu tại kon tum (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)