Lý thuyết Chi phí đại diện và dòng tiền tự do của chính sách cổ tức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 28 - 29)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Lý thuyết Chi phí đại diện và dòng tiền tự do của chính sách cổ tức

cổ tức (The Agency Cost & Free Cash Flow Hypothesis)

Một trong những giả định quan trọng của thị trƣờng vốn hoàn hảo Miller và Modigliani là không có xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong thực tế nhà quản lý công ty luôn có mâu thuẫn đại diện với các chủ sở hữu. Xảy ra điều này là do lợi ích của nhà quản lý và cổ đông không nhất thiết phải giống nhau, nhà quản lý có thể thực hiện những hành động mang lại lợi ích riêng cho bản thân và gây thiệt hại cho cổ đông, chẳng hạn nhƣ tốn quá nhiều chi phí cho bộ phận quản lý nhƣng không mang lại lợi nhuận cho công ty. Do đó, các cổ đông phải chịu chi phí liên quan tới hoạt động quản lý, giám sát, và chi phí đại diện là một chi phí tiềm ẩn các xung đột lợi ích giữa các cổ đông và nhà quản lý công ty. Việc thanh toán cổ tức có thể phục vụ để sắp xếp lại lợi ích các bên và giảm thiểu các vấn đề giữa nhà quản lý và các cổ đông.

Easterbrook (1984) lập luận rằng cổ tức có thể đƣợc sử dụng để giảm dòng tiền tự do trong tay của các nhà quản lý. Ngoài ra, ông còn đƣa ra giả thuyết rằng các khoản thanh toán cổ tức sẽ bắt buộc các nhà quản lý phải tiếp cận thị trƣờng vốn để huy động vốn. Trong trƣờng hợp này các chuyên gia đầu tƣ nhƣ ngân hàng và các nhà phân tích tài chính cũng sẽ có thể theo dõi hành vi quản lý. Vì vậy các cổ đông có thể giám sát các nhà quản lý với chi phí thấp hơn. Điều này cho thấy các khoản thanh toán cổ tức tăng giám sát quản lý bên ngoài và làm giảm cơ hội cho các nhà quản lý hành động theo lợi ích riêng của họ. Tuy nhiên Easterbrook cho rằng, tăng chi trả cổ tức có thể buộc các nhà quản lý có những hành động không mong muốn nhƣ tăng đòn bẩy tài chính, do đó có thể làm tăng rủi ro của công ty.

Trong một nghiên cứu thực nghiệm, Rozeff (1982) tìm thấy ba xu hƣớng phổ biến trong chính sách cổ tức của công ty là:

(i) chi trả cổ tức ở mức rất thấp trong các công ty đầu tƣ tăng trƣởng quy mô. (ii) các công ty có rủi ro cao thƣờng chi trả cổ tức ở mức thấp.

(ii) tỷ lệ chi trả cổ tức cao có trong các công ty có nhiều cổ đông bên ngoài, không trực tiếp quản lý công ty.

Những kết quả này có nghĩa là chính sách cổ tức làm giảm nhẹ chi phí đại diện vì các hoạt động giám sát một phần đƣợc cung cấp bởi các khoản thanh toán cổ tức.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 28 - 29)