Lý thuyết tín hiệu (Signalling Hypothesis)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 29 - 30)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Lý thuyết tín hiệu (Signalling Hypothesis)

Theo lý thuyết này thì cổ tức đóng vai trò nhƣ là một tín hiệu về triển vọng của công ty khi cổ đông nội bộ có nhiều thông tin hơn thị trƣờng. Có thể nói cổ tức là cách hiệu quả nhất để giao tiếp thông tin nội bộ. Miller và Modigliani (1961) giả định rằng nhà quản lý và các nhà đầu tƣ bên ngoài tự do, bình đẳng và ngay lập tức có đƣợc các thông tin tƣơng tự nhau liên quan đến triển vọng phát triển và hiệu suất của một công ty. Tuy nhiên, trong thực tế nhà quản lý có nhiều thông tin hơn, chính xác hơn các nhà đầu tƣ, chính khoảng cách thông tin giữa trong và ngoài công ty đã làm cho các nhà đầu tƣ không thể đánh giá chính xác tiềm năng giá trị của công ty thông qua giá cổ phiếu trên thị trƣờng. Lúc này, cổ tức là một công cụ hữu ích cho nhà quản lý để truyền tải thông tin ra thị trƣờng, vì các nhà đầu tƣ sử dụng dòng thu nhập có thể nhìn thấy đƣợc (cổ tức) để đánh giá một công ty. Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng cổ tức có thể có thông tin tiềm ẩn về triển vọng của doanh nghiệp. Nói cách khác, thông báo chia cổ tức có thể truyền đạt thông tin tiềm ẩn về tiềm năng thu nhập của công ty trong tƣơng lai.

Theo lý thuyết Tín hiệu, các nhà đầu tƣ có thể suy luận thông tin về thu nhập của một công ty thông qua tín hiệu đến từ thông báo chi trả cổ tức. Tuy nhiên, thuyết này cũng đƣa ra một số giả định, thứ nhất, nhà quản lý phải có thông tin về những khách hàng tiềm năng và có những nổ lực để đƣa thông tin

đến nhóm khách hàng này. Thứ hai, tín hiệu phải là thật, bởi vì có những công ty không có triển vọng phát triển tốt có thể bắt chƣớc, tăng chi trả cổ tức và đƣa ra thị trƣờng những tín hiệu sai. Thứ ba, thị trƣờng phải có khả năng dựa vào tín hiệu cổ tức để phân biệt giữa các công ty. Nếu những điều kiện đó đƣợc đáp ứng, thị trƣờng sẽ có những phản ứng tốt khi công ty tăng cổ tức, và ngƣợc lại. Sự tăng chi trả cổ tức có thể đƣợc hiểu là công ty sẽ có lợi nhuận tƣơng lai cao, do đó giá cổ phiếu của họ có thể sẽ tăng. Tƣơng tự nhƣ vậy, cắt giảm cổ tức có thể đƣợc coi là một dấu hiệu cho thấy công ty có triển vọng kém trong tƣơng lai, cổ phiếu có thể phản ứng không thuận lợi. Theo đó, sẽ không ngạc nhiên khi thấy rằng các nhà quản lý không muốn công bố giảm mức chi trả cổ tức.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 29 - 30)