GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 36 - 44)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào năm 2000 với việc vận hành sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20/7/2000 và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội ngày 8/3/2005 (trƣớc đó các sàn giao dịch hoạt động với mô hình là các Trung tâm Giao dịch chứng khoán và tổ chức dƣới hình thức đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc). Sau khi thành lập và đi vào hoạt động đƣợc hơn một thập kỷ, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã có những con số khá ấn tƣợng. Những thành tựu của thị trƣờng chứng khoán trong giai đoạn vừa qua có thể đƣợc nhìn nhận thông qua những mặt sau: Khuôn khổ pháp lý, chính sách phát triển thị trƣờng đƣợc củng cố và hoàn thiện; Thị trƣờng chứng khoán ngày càng trở thành kênh huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế; Quy mô và tính thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán ngày một cải thiện, góp phần thu hẹp thị trƣờng tự do; Thị trƣờng chứng khoán đã thu hút đông đảo các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài; góp phần quan trọng cho công tác cổ phần hóa, cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc.

Tính công khai, minh bạch cũng nhƣ trình độ quản trị công ty phần nào đƣợc nâng cao; Hệ thống các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán đã có sự phát triển về số lƣợng; Các Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lƣu kí chứng khoán đã thực hiện chức năng giao dịch, lƣu kí, thanh toán chuyển giao chứng khoán an toàn, từng bƣớc phát triển mô hình theo thông lệ quốc tế, chƣa để xảy ra đổ vỡ; Công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm ngày càng đƣợc tăng cƣờng, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu của hoạt động; Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế ngày càng đƣợc tăng cƣờng.

Về khung pháp lý, thể chế chính sách

Kể từ khi Luật chứng khoán đƣợc Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, đã tạo lập đƣợc khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho các hoạt động của thị trƣờng chứng khoán, từng bƣớc loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan (về cơ bản thống nhất với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tƣ), phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho thị trƣờng chứng khoán Việt Nam khả năng hội nhập với các thị trƣờng vốn quốc tế và khu vực; tăng cƣờng tính công khai minh bạch cho thị trƣờng và nâng cao khả năng giám sát thị trƣờng của cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Tính đến cuối năm 2013, thị trƣờng chứng khoán đã tiếp nhận 1 Nghị định, 5 Thông tƣ và 11 Quyết định, cùng với Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. Những vấn đề lâu nay chƣa có quy định rõ ràng, gây khó khăn cho những chủ thể tham gia thị trƣờng và những nhà quản lý đã đƣợc chú trọng nhƣ: Giám sát giao dịch chứng khoán, chế độ thu và sử dụng chi phí giao dịch niêm yết sau sáp nhập và nhiều quy định dành cho nhà đầu tƣ có tổ chức lớn trên thị trƣờng – các công ty quản lý quỹ.

Ngoài ra, theo Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc, các văn bản pháp quy, đề án còn đang đƣợc tiếp tục hoàn thiện để trình chính phủ phê duyệt trong thời gian tới, những văn bản đó chú trọng đến một số vấn đề đang là điểm nóng đƣợc rất nhiều chủ thể tham gia thị trƣờng quan tâm nhƣ: Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, đề án thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, đề án thị trƣờng chứng khoán phái sinh, nghị định hƣớng dẫn thị trƣờng chứng khoán phái sinh, các thông tƣ giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trƣờng sửa đổi về hƣớng dẫn công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán, Thông tƣ về quy chế tổ chức và quản lý giao

dịch chứng khoán công ty đại chúng chƣa niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Về quy mô thị trường

Quy mô thị trƣờng có bƣớc tăng trƣởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bƣớc đóng vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Trong suốt thời kỳ từ 2000- 2005, vốn hóa thị trƣờng chỉ đạt trên dƣới 1% GDP. Quy mô thị trƣờng đã có những bƣớc nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43% vào năm 2007. Trƣớc biến động của thị trƣờng tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nƣớc, chỉ số chứng khoán đã sụt giảm trong năm 2008 và 2009. Sau những bƣớc phục hồi nhẹ, đến cuối năm 2013, giá trị vốn hóa thị trƣờng cổ phiếu đã đạt 32% GDP.

Hoạt động phát hành huy động vốn trên thị trƣờng chứng khoán thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2005 trở lại đây. Trong năm 2005, có 41 công ty cổ phần thực hiện chào bán cổ phiếu với số vốn huy động đƣợc là 5.387 tỷ đồng. Với sự phát triển bùng nổ của thị trƣờng chứng khoán, đến năm 2013, tổng số vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu đạt 17.500 tỷ đồng.

Ngoài ra, công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc (DNNN) đã đƣợc gắn kết với việc huy động vốn từ công chúng đầu tƣ, góp phần thúc đẩy nhanh việc sắp xếp khu vực doanh nghiệp Nhà nƣớc theo tiến trình cải cách nền kinh tế của Chính phủ và huy động vốn cho ngân sách nhà nƣớc. Thực tế, việc gắn kết công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc với công tác tạo hàng cho thị trƣờng chứng khoán là nhân tố chủ đạo quyết định thành công trong việc tạo ra một nguồn hàng phong phú, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng quy mô thị trƣờng.

Tuy nhiên, hoạt động phát hành của các công ty đại chúng vẫn còn mang tính tự phát, không hoàn toàn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh

nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Không ít tổ chức phát hành huy động vốn trên thị trƣờng chứng khoán để đầu tƣ trở lại vào chứng khoán mà không phải để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên bong bóng thị trƣờng và rủi ro mất vốn khi thị trƣờng sụt giảm. Hoạt động chào bán riêng lẻ không có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật và quản lý của các cơ quan có thẩm quyền dẫn đến các hành vi lợi dụng, ảnh hƣởng đến sự lành mạnh của thị trƣờng chứng khoán. Bên cạnh đó, việc tuân thủ chào bán ra công chúng phải đăng kí với Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc còn hạn chế đã tạo nên những rủi ro tiềm ẩn cho thị trƣờng chứng khoán.

Về niêm yết và giao dịch chứng khoán

Năm 2000, với 2 công ty niêm yết khi đƣa trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào hoạt động, thị trƣờng chứng khoán đã có mức tăng trƣờng nhanh về giá do nguồn cung hàng hóa khan hiếm, chỉ số VN Index liên tục tăng và đạt định điểm là 571,04 điểm ngày 25/6/2001. Sau đó, thị trƣờng đã liên tục sụt giảm trong suốt 3 năm sau đó, trƣớc khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2003. Năm 2005, sau khi trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động, tổng số các công ty niêm yết trên cả hai thị trƣờng là 41 công ty với tổng giá trị niêm yết là 40.190 tỷ đồng. Nhìn chung, giai đoạn 2000-2005 là giai đoạn hoạt động khá trầm của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

Kể từ năm 2006 đến nay, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam bắt đầu khởi sắc và đã có bƣớc tăng trƣởng mạnh mẽ cả về số lƣợng công ty niêm yết lẫn doanh số giao dịch. Tính đến cuối năm 2013, đã có 689 doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán với tổng giá vốn hóa trị trƣờng đạt 964.000 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với khoảng 31% GDP cả năm 2013. Mặc dù đã có những bƣớc phát triển nhảy vọt nhƣng thị trƣờng giao dịch cổ phiếu còn nhiều biến động và hạn chế về tính thanh khoản đặc biệt khi thị trƣờng có dấu

hiệu suy giảm. Bên cạnh đó, hàng hóa niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán chƣa đa dạng, chất lƣợng chƣa cao, chƣa đáp ứng nhu cầu đầu tƣ và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tƣ. Các dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tƣ trên thị trƣờng còn nghèo nàn, tính minh bạch của thị trƣờng chƣa đáp ứng nhu cầu của công chúng đầu tƣ.

Về hệ thống cơ sở nhà đầu tư (cầu đầu tư)

Số lƣợng các nhà đầu tƣ tham gia vào thị trƣờng chứng khoán ngày càng đông đảo. Số lƣợng nhà đầu tƣ cá nhân và tổ chức trong nƣớc và nƣớc ngoài đã gia tăng đáng kể. Từ khoảng gần 3.000 tài khoản nhà đầu tƣ tham gia khi mới mở cửa thị trƣờng vào năm 2000, tính đến nay đã có trên 1.250.000 tài khoản giao dịch. Tuy nhiên, hệ thống nhà đầu tƣ của chúng ta chƣa đa dạng, cấu trúc đầu tƣ hiện tại chƣa đảm bảo sự tăng trƣởng một cách bền vững. Hệ thống nhà đầu tƣ tổ chức chƣa phát triển làm hạn chế sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán mà đặc biệt là thị trƣờng cổ phiếu.

Về hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán

Hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán phát triển nhanh về quy mô và năng lực nghiệp vụ, với hệ thông mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp các tỉnh, thành phố lớn trong cả nƣớc, góp phần giúp công chúng đầu tƣ tiếp cận dễ dàng hơn với thị trƣờng chứng khoán. Khi thị trƣờng bắt đầu đi vào hoạt động, toàn thị trƣờng mới chỉ có 7 công ty chứng khoán và cho đến tận năm 2004 vẫn chƣa có một công ty quản lý quỹ nào. Sau 14 năm hoạt động, tính đến cuối năm 2013, đã có 105 công ty chứng khoán và 47 công ty quản lý quỹ đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, số lƣợng các tổ chức kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho thị trƣờng chứng khoán quá nhanh, với năng lực về vốn và chuyên môn còn hạn chế, tiềm ẩn rủi ro hệ thống và chƣa tƣơng xứng với hiệu quả hoạt động chung của thị trƣờng.

BTC sửa đổi Thông tƣ 226/2010/TT-BTC quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính. Theo đó, mỗi công ty chứng khoán phải thiết lập hệ thống quản trị rủi ro để xử lý tối thiểu 5 loại rủi ro trọng yếu đối với thị trƣờng chứng khoán, đồng thời ban hành quy định về thiết lập và thực hiện quản trị rủi ro áp dụng cho công ty quản lý quỹ và công ty đầu tƣ chứng khoán riêng lẻ tự quản; quy chế đánh giá, xếp loại tổ chức kinh doanh chứng khoán theo tiêu chuẩn CAMEL.

Về tổ chức thị trường

Mặc dù việc tái cấu trúc lại thị trƣờng bƣớc đầu đƣợc thực hiện để khắc phục sự thiếu đồng bộ và tạo sự phân định của thị trƣờng, nhƣng đây vẫn là hạn chế lớn nhất của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Về cơ cấu tổ chức, việc tách các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lƣu ký chứng khoán trở thành pháp nhân độc lập khỏi Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc đã đạt đƣợc kết quả nhất định trong việc tách bạch chức năng quản lý nhà nƣớc trong hoạt động chứng khoán và chức năng tổ chức vận hành thị trƣờng chứng khoán.

Việc phân chia thị trƣờng tập trung thành hai thị trƣờng bộ phận với cùng một phƣơng thức giao dịch dựa trên các điều kiện niêm yết về lợi nhuận và vốn điều lệ trong giai đoạn vừa qua đã góp phần quan trọng mở rộng thị trƣờng có tổ chức, phát huy tính năng động của các Sàn giao dịch chứng khoán trong việc thu hút các doanh nghiệp niêm yết, đăng kí giao dịch. Tuy nhiên, mô hình này đã và đang làm tăng chi phí xã hội, chƣa phù hợp với xu thế quốc tế là sáp nhập, hợp nhất để tăng sức cạnh tranh và gây khó khăn cho công tác phát triển chiều sâu để khai thác tối đa hệ thống công nghệ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trƣờng.

Thị trƣờng giao dịch cổ phiếu chƣa niêm yết mới đƣợc hình thành dƣới hình thức hệ thống giao dịch UPCoM, chƣa phát huy đƣợc vai trò tạo lập thị trƣờng theo kiểu phi tập trung. Ngoài ra, số lƣợng cổ phiếu đƣa vào giao dịch so với số lƣợng công ty đại chúng chiếm tỷ trọng quá thấp và thiếu hấp dẫn đối với doanh nghiệp cũng nhƣ công chúng đầu tƣ. Hiện tại, vẫn còn tồn tại một bộ phận thị trƣờng cổ phiếu đƣợc đăng kí với Trung tâm lƣu ký chứng khoán nhƣng chƣa có cơ chế giao dịch và chuyển quyền sở hữu.

Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã trả qua những giai đoạn thăng trầm và nhiều gam màu sáng tối trong 14 năm qua. Về tổng thể, thị trƣờng chứng khoán có sự phát triển vƣợt bậc từ năm 2006 trên tất cả các khía cạnh và trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Không chỉ có cơ quan quản lý , các Sở giao dịch, Trung tâm lƣu ký chứng khoán mà các thành viên thị trƣờng cũng nhƣ các nhà đầu tƣ đã có những bƣớc phát triển về chất một phần nhờ có tác động của khủng hoảng. Tuy nhiên, với tuổi đời còn non trẻ, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam vẫn đang đứng trƣớc yêu cầu phải cải tiến mạnh mẽ hơn để có thể tiến nhanh và mạnh trong quá trình hội nhập quốc tế. Chẳng hạn, đảm bảo và nâng cao tính minh bạch của thị trƣờng; đa dạng hàng hóa niêm yết đi kèm với nâng cao chất lƣợng hàng hóa cũng nhƣ các sản phẩm đầu tƣ mới; rút ngắn thời gian thanh toán; có cơ chế thông thoáng hơn cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tiếp cận thị trƣờng Việt Nam.

Bảng 2.1. Thống kê các tiêu chí cơ bản của thị trường chứng khoán Việt Nam sau 14 năm hoạt động. Năm 2000 2005 2010 2011 2012 6 tháng 2013 So sánh 2010/2000 (lần) So sánh 2010/2005 (lần) Vốn hóa thị trƣờng (tỷ đồng) 1.247 9.356 723.200 538.791 764.946 924.338 580 77 Vốn hóa/GDP 0,28% 1,11% 39% 23% 26% 31%

Giá trị niêm yết (tỷ đồng) 1.504 40.190 464.681 540.866 718.770 896.668 309 12

Số lƣợng CKNY 5 41 1.239 1.232 1.168

+ Cổ phiếu 5 41 644 694 698 689 129 16

+ Chứng chỉ quỹ 0 5 5 6 5

+ Trái phiếu 0 670 512 528 474

Giá trị giao dịch bình quân một phiên (tỷ đồng)

1,4 108,9 2.851,5 1.491 2.158 2.962 2.037 26

Huy động vốn (tỷ đồng) 0 5.387 98.721 99.115 188.516 159.000 - 18

Giá trị DM đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (tỷ USD) 0 3,2 6,5 6,5 8,1 10,5 - 2 Số lƣợng CTCK 7 15 105 105 105 105 15 7 Vốn điều lệ các CTCK (tỷ đồng) 257 724 31.906 35.500 36.901 36.547 124 44

Số lƣợng công ty quản lý quỹ 0 5 47 47 47 47 9,4

Số lƣợng quỹ 0 2 22 25 22 18

Số lƣợng tài khoản nhà đầu tƣ 2.997 31.316 1.056.027 1.156.243 1.239.833 1.257.505 352 34

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 36 - 44)