Hậu quả của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 29 - 30)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng

a. Rủi ro tín dụng tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng: Do ngân hàng không được lãi nên trực tiếp làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, mặt khác việc không thu được các dòng tiền đúng hạn làm cho ngân hàng không đảm bảo các khoản cấp tín dụng liên tục kịp thời, giảm hiệu quả sử dụng vốn nên gián tiếp làm giảm lợi nhuận ngân hàng.

Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến nhiều loại rủi ro khác như rủi ro thanh khoản và nghiêm trọng hơn là rủi ro vỡ nợ: Rủi ro tín dụng khiến cho việc thu hồi các dòng tiền vào bị trì hoãn hoặc không thu hồi được, ngân hàng bị động trong việc tìm kiếm các dòng tiền khác để bù đắp cho dòng tiền bị thiếu hụt, do đó dẫn đến rủi ro thanh khoản, nếu xảy ra với quy mô lớn và kéo dài sẽ dẫn đến tài chính giảm sút, kinh doanh thua lỗ và rủi ro vỡ nợ là khá lớn.

Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín, giá trị thương hiệu và hình ảnh của ngân hàng: Đối với các ngân hàng gặp nhiều rủi ro tín dụng khách hàng sẽ đánh giá ngân hàng kém hiệu quả, không tin tưởng khi đến giao dịch, họ sẽ hạn chế

vay vốn, gửi tiền, thực hiện giao dịch tại ngân hàng đó hoặc rút giảm các giao dịch cũ với tâm lý e ngại. Kết quả là uy tín, hình ảnh, giá trị thương hiệu của ngân hàng ngày càng giảm sút, về lâu dài quy mô, thị phần ngân hàng bị thu hẹp.

b. Tác động đến nền kinh tế, xã hội

Rủi ro tín dụng xảy ra chứng tỏ người đi vay và bên cho vay đã không đạt được hiệu quả từ việc sử dụng vốn như ban đầu đặt ra khi cấp tín dụng, do đó xét trên diện rộng lợi ích kinh tế xã hội dự kiến nhận được không có, sản xuất và lưu thông hàng hóa có thể bị đình trệ.

Mặt khác với chức năng là trung gian tài chính huy động nguồn vốn nhãn rỗi trong nền kinh tế để cho vay những tổ chức, cá nhân có nhu cầu và các ngân hàng có rất nhiều giao dịch liên quan với nhau, do đó khi có rủi ro tín dụng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng dây chuyên đến toàn hệ thống ngân hàng, làm rối loạn nền kinh tế xã hội, gây hoang mang và làm sụt giảm lòng tin của người dân vào hệ thống tài chính ngân hàng của quốc gia. Với hệ thống ngân hàng liên kết toàn cầu như hiện nay, việc một ngân hàng lớn gặp rủi ro tín dụng dẫn đến phá sản, thì hậu quả của nó thậm chí không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà còn lan ra nhiều nước trong khu vực và cả châu lục.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)