MỘT SỐ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 124)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT

RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ KHÁC

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Kiến nghị NHNN là đầu mối làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện quy định pháp lý chặt chẽ hơn về hóa đơn, chứng từ, số liệu báo cáo của nhóm HKD có đăng ký kinh doanh để tăng độ tin cậy của số liệu thẩm định trong cho vay HKD. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay HKD phát triển.

- NHNN cần có sự nỗ lực trong việc phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan để ban hành những Thông tư liên bộ tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động cho vay HKD phát triển.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như mở rộng phạm vi thông tin của trung tâm thông tin tín dụng (CIC), thông tin không chỉ giới hạn ở lịch sử vay vốn, TSBĐ mà có thể liên kết với các trang thông tin của cơ quan chức năng khác như cục thuế…để hỗ trợ khai thác tối đa thông tin về HKD phục vụ công tác thẩm định. Hoặc mở rộng thông tin cảnh báo sớm về các ngành hàng sẽ có

nhiều biến động… thông qua những con số cụ thể. NHNN cần có cơ chế khuyến khích và kiểm soát các NHTM trong việc cung cấp đầy đủ thông tin về HKD.

- Hiện tại thông tư phân loại nợ theo CIC đã có hiệu lực, tuy nhiên hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng tại các NHTM đang xây dựng mang tính chất nội bộ, với các chỉ tiêu khác nhau, dẫn đến thông tin của trung tâm CIC sẽ không nhất quán. Vì vậy để việc cung cấp và khai thác thông tin hiệu quả, chính xác và có tính thống nhất cao kiến nghị NHNN xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng HKD thống nhất trong toàn ngành ngân hàng.

- Tăng cường vai trò quản lý của NHNN đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay HKD nói riêng. Tăng cường hiệu quả thanh tra, giám sát nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng mang tính hệ thống cũng như phát hiện các trường hợp NHTM nới lỏng điều kiện cho vay không tuân theo quy định NHNN để lôi kéo khách hàng, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và những rủi ro tín dụng sau này.

- Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ đầu năm 2017, chủ thể tham gia quan hệ dân sự là pháp nhân và cá nhân. Do đó, Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã quy định khách hàng vay vốn là pháp nhân và cá nhân. Thông tư 39 được ban hành nhằm khắc phục các bất cập đã nảy sinh trong quá trình thực hiện Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, đồng thời tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Như vậy, theo quy định mới, thay vì vay theo tư cách hộ kinh doanh thì các đối tượng trên có thể vay vốn với tư cách cá nhân, bởi theo Bộ luật Dân sự, không còn chủ thể “hộ” nữa. Hay nói cách khác, việc vay vốn sẽ đứng trên danh nghĩa từng cá nhân, cá nhân tự chịu trách nhiệm trả nợ chứ không phải danh nghĩa hộ gia đình, hộ kinh doanh. Kính đề nghị NHNN tổ

chức tập huấn, hướng dẫn cho các NH thương mại về nội dung mới để bảo đảm hoạt động cho vay vẫn bình thường, không ách tắc vốn và rủi ro tín dụng được kiểm soát chặt chẽ.

3.3.2. Đối với NH TMCP Công Thương Việt Nam

- NHCT Việt Nam cần có một số thay đổi trong mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng đó là tách bạch khâu chấm điểm xếp hạng HKD và khâu thẩm định để tạo sự minh bạch khách quan trong quá trình cho vay.

- Cân đối và xem xét lại việc giao chỉ tiêu ngay từ đầu năm một cách phù hợp không tạo áp lực quá lớn cho chi nhánh trong việc chạy đua chỉ tiêu mà nới lỏng quy định.

- Đề ra các định hướng tín dụng vừa mang tính nguyên tắc vừa phù hợp với đặc điểm địa bàn hoạt động của từng khu vực chi nhánh nhất định.

- Ban hành văn bản chỉ đạo thống nhất trong toàn hệ thống đối với các giải pháp hoàn thiện quy định quy trình nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD nêu trên. Một số quy trình của NHCT ban hành nhưng chế tài đi kèm chưa cao như quy trình cảnh báo sớm HKD, việc chi nhánh không tuân thủ quy trình chỉ dừng ở mức độ nhắc nhở, nêu tên trong các văn bản nội bộ nên hiệu lực thi hành và hiệu quả đạt được thấp.

- Có chế tài đối với các cán bộ có khách hàng nhóm 1 tiềm ẩn rủi ro, khách hàng cơ cấu nợ, khách hàng quá hạn dưới 10 ngày.

- Hệ thống lại văn bản theo hướng ngắn gọn, súc tích và tập trung để tạo điều kiện cho cán bộ nghiên cứu và hiểu biết đầy đủ từng chốt kiểm soát tại từng khâu quy trình nghiệp vụ.

- Hoàn thiện các hệ thống đang triển khai trước khi đưa vào thí điểm, tránh trường hợp vừa làm vừa sửa mất nhiều thời gian thao tác của cán bộ ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng, đặc biệt trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như hiện này thì thời gian xử lý hồ sơ cho HKD cũng là một tiêu chí quan trọng để giữ chân khách hàng.

- Hỗ trợ chi nhánh thiết kế hệ thống các báo cáo cần thiết để theo dõi, thông báo các trường hợp bảo hiểm hết hạn chưa bổ sung/giá trị bảo hiểm nhỏ hơn mức cấp tín dụng/chưa ủy quyền thụ hưởng cho NHCT để cán bộ chủ động hơn trong việc rà soát đôn đốc khách hàng mua bảo hiểm theo quy định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD tại chi nhánh Đà Nẵng đã được đề cập ở chương trước, chương 3 tiếp tục trình bày dự báo, định hướng hoạt động tín dụng và mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng của chi nhánh trong thời gian tới để củng cố thêm cơ sở trước khi đề ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng. Song song với các giải pháp luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam để tạo điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp có tính khả thi và hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và thị trường ngân hàng cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay hộ kinh doanh nói riêng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng rất đáng khích lệ. Tuy nhiên quá trình chạy đua tăng trưởng tín dụng cũng dẫn đến những rủi ro và tổn thất nhất định, cho thấy chi nhánh chưa đạt được mục tiêu, định hướng đã đề ra, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của chi nhánh còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường kiểm soát rủi ro trong cho vay hộ kinh doanh để đảm bảo hoạt động cho vay hộ kinh doanh tăng trưởng ổn định, an toàn, hiệu quả và bền vững trong thời gian tới.

Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh, đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại NHCT chi nhánh Đà Nẵng và chỉ ra những mặt hạn chế trong hoạt động này, phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, từ đó tác giả đã đề ra một số khuyến nghị nhằm khắc phục hạn chế và đề xuất khuyến nghị đối với NHNN, NHCT Việt Nam nhằm hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp hiệu quả hơn, góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng để chi nhánh tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đứng vững trong giai đoạn hội nhập khu vực đầy thách thức sắp đến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Tuấn Anh (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh

doanh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Eakpam, Đắk Lắk, Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà

Nẵng.

[2] PGS. TS. Võ Thị Thúy Anh, ThS. Lê Phương Dung (2010), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Tài chính, Hà Nội.

[3] TS. Trương Quốc Cường, TS. Đào Minh Phúc, TS. Nguyễn Đức Thắng (2010), Rủi ro tín dụng thương mại ngân hàng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[4] ThS. Lê Thị Hạnh (2016), “Kiểm soát rủi ro tín dụng theo Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, kỳ II tháng

12/2016, tr. 65-67.

[5] Hoàng Văn Hoa, Tôn Thị Nga (2009), “Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Vietcombank Huế”, Tạp chí Tạp chí Khoa học và Công nghệ (ĐH Đà Nẵng), số 4(33), tr. 140-

146.

[6] TS. Trần Huy Hoàng (2004), “Hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 170, tr. 37- 39.

[7] TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, NXB

Thống Kê, Hà Nội.

[8] Lương Tấn Minh (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[9] PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị NHTM, NXB Tài chính, Hà

[10] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, Hà Nội.

[11] Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2015), Sổ tay tín dụng Ngân

hàng TMCP Công Thương Việt Nam 2015, Hà Nội.

[12] Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Đà Nẵng (2014 - 2016), Báo cáo thường niên của Vietinbank Đà Nẵng từ năm 2014 – 2016, Đà Nẵng.

[13] Hoàng Nữ Ngọc Quỳnh (2016), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay

hộ kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Đăk Lăk, Luận văn thạc sỹ Quản trị

kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[14] Ngô Thị Hải Yến (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngành

xây dựng tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)