ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN TTCN THÀNH PHỐ HỘI AN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển tiểu thủ công nghiệp thành phố hội an (Trang 76)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN TTCN THÀNH PHỐ HỘI AN

2.3.1. Những thành công

Nhìn chung, mặc dù còn chịu những tác động suy thoái kinh tế - tài chính, thiên tai, bão lũ nhưng ngành TTCN của thành phố trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành tiếp tục phát triển theo hướng: sản xuất trang phục; sản xuất gỗ và các sản phẩm từ gỗ; giường, tủ bàn, ghế giữ vị trí chủ lực trong toàn ngành; công tác khuyến công được thực hiện thường xuyên; sản phẩm của các làng nghề và hàng TCMN có tiến bộ trong việc cải tiến chủng loại, mẫu mã mang bản sắc văn hóa địa phương, từng bước được thị trường chấp nhận; công tác đầu tư CSHT và thu hút đầu tư vào các cụm và các làng nghề được thường xuyên quan tâm.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

- Tốc độ tăng trưởng của ngành không ổn định, đa số các doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa chỉ hoạt động cầm chừng, không đầu tư mở rộng quy mô sản xuất; các cơ sở còn lại hầu hết có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, năng lực tổ chức và quản lý sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường, thiếu tính năng động, sự táo bạo trong kinh doanh.

- Tỷ lệ lao động tiểu thủ công nghiệp qua đào tạo còn mức thấp, điều này tạo ra thách thức không nhỏ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Lao động chất lượng thấp đồng nghĩa với việc làm không bền vững,

khả năng tăng thu nhập không cao và chưa đảm bảo năng lực, trình độ chuyên môn, tay nghề để đáp ứng môi trường làm việc chuyên nghiệp, đòi hỏi ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như các phương pháp làm việc tiên tiến. Mặc khác thu nhập lao động thấp hơn so với ngành dịch vụ nên phần lớn lao động trẻ không gắn bó với nghề.

- Việc thu hút vốn đầu tư hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn hạn hẹp so với nhu cầu phát triển sản xuất, quy mô vốn còn nhỏ, chủ yếu vốn tự có. Vay vốn từ ngân hàng thương mại gặp không ít khó khăn do thiếu tài sản thế chấp hoặc giá trị tài sản đảm bảo thấp. Do đó, vốn tự có không lớn nên quy mô các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ.

- Với loại hình sản xuất chủ yếu hộ gia đình nên mặt bằng sản xuất chật hẹp, các hộ sản xuất sử dụng phần đất ở để làm mặt bằng sản xuất. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng tại các cơ sở sản xuất như đường giao thông, điện, hệ thống thoát nước ... chưa được cải tạo, nâng cấp nên gây khó khăn cho các cơ sở mở rộng quy mô sản xuất.

- Công tác đầu tư ứng dụng, cải tiến thiết bị, công nghệ tiên tiến, cải tiến mẫu mã, chủng loại sản phẩm, tổ chức sản xuất sạnh hơn, quản lý chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa chưa được các cơ sở quan tâm đúng mức và thực hiện rộng khắp. Do đó năng suất lao động chưa cao, hiệu quả kinh doanh thấp.

- Công tác quảng bá xúc tiến thương mại có thực hiện, nhưng hiệu quả còn thấp; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại điện tử còn hạn chế. Các mô hình sản xuất – kinh doanh hiệu quả chưa nhiều; các hoạt động liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế, giữa các cơ sở sản xuất trong kinh doanh và tạo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất còn rời rạc. Khả năng tiếp cận thị trường của các cơ sở còn yếu, chủ yếu phải qua nhiều khâu trung gian nên hiệu quả thấp và không nắm bắt kịp thời các yêu cầu, thị hiếu

của khách hàng để định hướng đầu tư duy trì và phát triển sản xuất.

- Công tác đầu tư và thu hút đầu tư cụm công nghiệp, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống và làng nghề chậm, hiệu quả chưa cao; các hoạt động du lịch, dịch vụ gắn với làng nghề phát triển theo hướng cộng đồng còn nhiều hạn chế.

- Hoạt động của Hiệp hội sản xuất-kinh doanh hàng TCMN thành phố quá yếu, thiếu sự liên kết, hợp tác giữa các đơn vị, cơ sở sản xuất để thực hiện tốt việc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhau trong hoạt động sản xuất - kinh doanh; trong tạo nguồn hàng hóa lớn, đa dạng chủng loại, kiểu dáng sản phẩm, trao đổi kỹ thuật, chất lượng, giá bán sản phẩm để chiếm lĩnh thị trương tiêu thụ tại chỗ.

- Trình độ quản lý của đại bộ phận các chủ cơ sở sản xuất (đặc biệt đối với các hộ sản xuất) chưa được đào tạo cơ bản về kỹ năng tổ chức, quản lý sản xuất, kỹ năng thiết kế mẫu mã, do đó chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong nền kinh tế thị trường.

- Công tác tổ chức thực hiện cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển TTCN được triển khai khá tốt, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu; đặc biệt là công tác thu hút đầu tư, công tác đào tạo nâng cấy nghề, đào tạo nâng cao kỹ năng thiết kế, phát triển sản phẩm tiêu biểu, chế tác sản phẩm TCMN, công tác đầu tư chuyển giao công nghệ, mô hình sản xuất, hỗ trợ lãi suất tín dụng,…

2.3.3. Nguyên nhân

- Sức mua của thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, giảm sút, đơn đặt hàng ít, giá trị thấp; mặt khác sự thiếu năng động, nhạy bén và thiếu chiến lược kinh doanh hợp lý của các cơ sở, doanh nghiệp để ứng phó kịp thời những chuyển biến của kinh tế thị trường; thiếu người chủ chốt, nhà quản lý giỏi, năng động, nhiệt huyết để lãnh đạo cơ sở vượt khó khăn và đẩy mạnh sản xuất – kinh doanh, một bộ phận còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước.

- Khả năng sinh lợi của ngành TTCN trong những năm qua còn thấp, thu hồi vốn chậm, đặc biệt đối với sản phẩm TCMN so với các ngành kinh tế khác (đặc biệt là ngành du lịch – dịch vụ).

- Công tác đầu tư cho hoạt động cải tiến kỹ thuật – quản lý, đổi mới công nghệ ở cơ sở còn quá ít, mặt khác các đề tài nghiên cứu để ứng dụng vào sản xuất TTCN chưa được ngành quan tâm đúng mức; do đó năng suất lao động bình quân toàn ngành thấp, giá thành sản xuất cao, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là sản phẩm TCMN.

- Công tác đầu tư xây dựng CSHT cụm công nghiệp không đồng bộ và kéo dài do thiếu vốn; mặt khác, các tổ chức, cá nhân đã được thuê đất năng lực tài chính hạn chế đã kéo dài thời gian đầu tư hoặc không đầu tư; bên cạnh đó phải lựa chọn các ngành nghề có công nghệ sản xuất sạch và phù hợp với định hướng phát triển của địa phương để thu hút đầu tư đã dẫn đến hiệu quả đầu tư tại các cụm công nghiệp chưa cao, không tạo được nhân tố mới cho phát triển ngành TTCN thành phố.

Nhìn chung, mặc dù còn chịu những tác động suy thoái kinh tế - tài chính, thiên tai, bão lũ nhưng TTCN của thành phố trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định, đó là nhờ có vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng được đảm bảo và nhà nước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi như: Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ như: hạ lãi suất vay ngân hàng, giải quyết hàng tồn kho, khoanh nợ, giãn nợ, miễn giảm thuế...tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở ổn định sản xuất kinh doanh. Cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành tiếp tục phát triển theo hướng: nhóm sản xuất trang phục; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, tết bện; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giữ vị trí chủ lực trong toàn ngành; công tác khuyến công được thực hiện thường xuyên; sản phẩm của các làng nghề và hàng TCMN có tiến bộ trong việc cải tiến chủng loại, mẫu mã mang bản sắc văn hóa địa

phương, từng bước được thị trường chấp nhận; công tác đầu tư cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư vào các cụm và các làng nghề được thường xuyên quan tâm v.v…Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, TTCN thành phố còn gặp không ít khó khăn: thị trường tiêu thụ còn hạn chế, sức mua yếu nên một số doanh nghiệp chưa phục hồi lại năng lực sản xuất trước đây, chỉ hoạt động cầm chừng để duy trì sản xuất; khả năng hấp thụ vốn để tái đầu tư, đầu tư mở rộng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn hạn chế. Ngoài ra, TTCN thành phố giai đoạn 2011-2012 có sự suy giảm trầm trọng của nhóm ngành chế biến thủy sản; trong đó công ty TNHH Đông An phải di dời ra khỏi địa bàn Hội An; công ty TNHH Hội An-Okinawa giải thể, … đã làm giá trị sản xuất toàn ngành sụt giảm nghiêm trọng.

Do đó, nếu chúng ta không có những định hướng, biện pháp và cơ chế chính sách hợp lý, kịp thời để khơi dậy và khuyến khích các thành phần kinh tế khai thác có hiệu quả các nguồn lực, thế mạnh tại chỗ, chắc chắn sản xuất TTCN Hội An khó thóat khỏi nguy cơ tụt hậu và sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của kinh tế địa phương.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỘI AN

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCN THÀNH PHỐ HỘI AN

3.1.1. Quan điểm

- Phát huy và sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phố gắn với dự báo tình hình thị trường trong và ngoài nước; đồng thời gắn với việc đầu tư phát triển các cụm TTCN, khôi phục các làng nghề, nghề truyền thống góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển TTCN phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo hài hòa giữa kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn cảnh quan, môi trường sinh thái địa phương.

- Phát triển TTCN theo hướng sạch, bền vững; kết hợp áp dụng công nghệ, máy móc - thiết bị tiên tiến và truyền thống; tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, giá trị gia tăng cao và chất lượng sản phẩm.

3.1.2. Mục tiêu

- Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp (theo giá hiện hành) của thành phố Hội An đến năm 2020 đạt 677.800 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân là 6,5%.

- Huy động mọi nguồn lực xã hội, các thành phần kinh tế đầu tư thúc đẩy ngành TTCN phát triển bền vững, thân thiện môi trường và cùng với ngành công nghiệp, XDCB thành phố giữ vị trí thứ 2 trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

- Phát triển TTCN gắn với du lịch cộng đồng và xây dựng nông thôn mới. - Khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng sản xuất sạch hơn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Phấn đấu đến năm 2020 di dời tất cả các cơ sở sản xuất

nằm trong khu dân cư tập trung vào Cụm Công nghiệp Thanh Hà.

3.1.3. Định hướng

- Căn cứ vào quy hoạch kinh tế - xã hội và quy hoạch chung của thành phố đã được phê duyệt để lựa chọn phát triển các ngành TTCN sạch, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm hàng hóa đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, xuất khẩu và phục vụ kinh tế du lịch. Thúc đẩy các nhóm ngành sản xuất có giá trị chiếm tỷ trọng lớn, có lợi thế phát triển như: sản xuất trang phục; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; giường, tủ, bàn, ghế; TCMN... trong đó chú trọng phát triển dòng sản phẩm trung, cao cấp phục vụ thị trường nội địa, du lịch và xuất khẩu tạo sự phát triển ổn định cho ngành.

- Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng hoàn chỉnh CSHT cụm công nghiệp Thanh Hà, triển khai đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Cẩm Hà, các điểm sản xuất TTCN để bố trí mặt bằng cho các cơ sở di dời và các thu hút các nhà đầu tư mới, tạo bước đột phá cho ngành TTCN phát triển. Khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng đã đầu tư tại các làng nghề mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, tre dừa Cẩm Thanh để khôi phục và phát triển các nghề truyền thống gắn kết với hoạt động du lịch theo hướng cộng đồng; chú trọng nâng cao chất lượng, đa dạng các dòng sản phẩm làng nghề, sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

- Rà soát, điểu chỉnh hoàn thiện cơ chế hỗ trợ khuyến khích đầu tư ngành TTCN và tổ chức tốt công tác khuyến công trên các lĩnh vực; vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thường xuyên đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ và cải tiến mẫu mã để nâng cao chất lượng sản phẩm; tiếp tục tăng cường công tác quảng bá xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ, đồng thời đẩy mạnh liên doanh, liên kết tạo nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ ổn định cho sản xuất TTCN địa phương.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTCN THÀNH PHỐ HỘI AN 3.2.1. Giải pháp khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong 3.2.1. Giải pháp khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong sản suất TTCN

a. Đào tạo và sử dụng nguồn lao động

Lao động là yếu tố quan trọng, quyết định của lực lượng sản xuất. Do đó, đào tạo phát triển nguồn nhân lực vô cùng quan trọng, nhất là lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp sử dụng nhiều lao động tại địa phương.

Trong giai đoạn mới, yêu cầu lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề cao, có sức khỏe, kỹ năng và tác phong công nghiệp là bắt buộc và rất cần thiết.

Thực tế cho thấy nơi nào có đội ngũ lãnh đạo giỏi, đặc biệt là lãnh đạo chủ chốt: nhiệt huyết, yêu nghề, năng động và lực lượng lao động lành nghề là nơi đó trụ vững, phát triển và hoạt động sản xuất – kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay yếu tố kinh nghiệm thôi chưa phải là đủ mà còn cần phải có trình độ quản lý, thành thạo, tay nghề cao. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và sử dụng tốt nguồn nhân lực đó có ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của cơ sở. Hướng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong những năm đến là:

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực:

Xây dựng chiến lược, chính sách đào tạo và phát riển nguồn nhân lực, sử dụng, trọng dụng nhân tài nhằm khuyến khích và phát huy khả năng sáng tạo của con người, đặc biệt là các chuyên gia đầu ngành nhằm phục vụ công tác công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Tăng cường thông tin đại chúng, cung cấp thông tin về kinh tế, khoa học kỹ thuật, thương mại... để mọi người có điều kiện tự nâng cao trình độ và đáp ứng yêu cầu công việc.

tiếp tục mở các lớp đào tạo nhân cấy nghề, đào tạo nâng cao tay nghề cho các ngành nghề địa phương có lợi thế phát triển; các khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý, tổ chức sản xuất, quản lý chuyên ngành cho cơ sở sản xuất; mặt khác tranh thủ các nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ để đào tạo thợ bậc cao, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về kỹ năng, nghệ thuật tổ chức, quản lý sản xuất – kinh doanh. Đồng thời khuyến cáo các cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo bằng nhiều hình thức thích hợp để nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp về công cụ quản lý và năng suất lao động, quản trị doanh nghiệp về kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh quốc tế, quản trị doanh nghiệp về nâng cao chất lượng và thu nhập của người lao động, nâng cao

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển tiểu thủ công nghiệp thành phố hội an (Trang 76)