Giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển tiểu thủ công nghiệp thành phố hội an (Trang 97 - 121)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTCN THÀNH PHỐ HỘI AN

3.2.5. Giải pháp khác

a. Đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp, điểm sản xuất, các làng nghề TTCN gắn với hoạt động du lịch theo hướng cộng đồng

- Các Cụm công nghiệp: Đôn đốc các doanh nghiệp đã được thuê đất triển khai đầu tư xây dựng để đưa dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh

doanh; hỗ trợ và tạo điệu kiện cho các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong các khu đông dân cư di dời vào cụm công nghiệp đầu tư ổn định và mở rộng sản xuất; đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, đặc biệt là ưu tiên các dự án sản xuất sạch, các dự án có cơng nghệ tiên tiến và các ngành nghề có lợi thế phát triển của địa phương (chế biến gỗ, may trang phục, túi xách, giày - dép da, hàng TCMN, yến sào, hương liệu tinh dầu).

- Khôi phục và phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch theo hướng cộng đồng: Hàng năm dành nguồn kinh phí nhất định để đầu tu duy tu - bảo dưỡng, nâng cấp, tôn tạo các cơ sở hạ tầng chú trọng hệ thống giao thơng, các cơng trình văn hóa vật thể và phi vật thể, mơi trường cảnh quang tại trung tâm làng nghề và các tuyến tham quan; xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức quản lý, khai thác hiệu quả các làng nghề mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, tre dừa Cẩm Thanh và phố đèn lồng Minh An tạo không gian sống thực sự gắn với khơng gian văn hóa và khơng gian kinh tế; đồng thời vận động và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có năng lực tài chính, có tay nghề - chuyên môn đầu tư phát triển các ngành nghề, các dịch vụ - du lịch theo hướng cộng đồng. Tiếp tục tạo điều kiện cho Công ty TNHH Nhà Việt khai thác có hiệu quả Dự án xây dựng Cơng viên văn hóa đất nung Thanh Hà tác động, thúc đẩy làng gốm Thanh Hà phát triển.

Nét quyến rũ nhất đối với du khách ở các làng nghề ngồi sản phẩm thủ cơng truyền thống thì cịn có phong cảnh thanh bình, mơi trường xanh, sạch, đẹp… Vì vậy trong quá trình phát triển du lịch tại các làng nghề cần chú ý đến công tác giữ gìn, bảo vệ mơi trường sinh thái tại đây.

b. Bảo vệ môi trường

- Tập trung chỉ đạo và thực hiện công tác bảo vệ môi trường, cảnh quan các cụm công nghiệp, các trung tâm làng nghề, làng nghề, các điểm sản xuất TTCN; tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường các khu vực

này để có phương đầu tư xử lý chất thải, nước thải phù hợp.

- Khuyến cáo các cơ sở sản xuất thực hiện nghiêm túc bản cam kết bảo vệ môi trường (hoặc báo cáo đáng giá tác động môi trường), triển khai chương trình sản xuất sạch hơn, đầu tư cơng nghệ sạch, thực hiện tốt cơng tác phịng cháy chữa cháy. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn nhằm giảm thiểu, hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường tại khu vực sản xuất và cộng đồng dân cư liền kề.

- Nước thải sản xuất cần bắt buộc các cơ sở phải xử lý đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; đồng thời cần sớm xây dựng các khu xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp và làng nghề.

- Tiếp tục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường bằng các hoạt động thiết thực và phong phú để hình thành “đạo đức sinh thái”, “văn hóa mơi trường” trong cộng đồng dân cư. Xây dựng và triển khai thực hiện quy chế phối hợp bảo vệ môi trường.

- Chú trọng thực hiện công tác ngăn ngừa, kiểm sốt ơ nhiễm. Thực hiện nghiêm túc chương trình quan trắc mơi trường theo định kỳ hàng năm, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn cao, đảm bảo thơng tin cập nhật đầy đủ, tin cậy và có cơ sở để kiểm sốt diễn biến chất lượng mơi trường. Đảm bảo tỷ trọng cây xanh chiếm 30% trong các cụm công nghiệp, nơi sản xuất theo quy định.

- Xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách, cơng cụ kinh tế hỗ trợ, khuyến khích, thu hút nhiều thành phần xã hội tham gia bảo vệ môi trường, trước mắt là các dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải. Tìm kiếm hợp tác quốc tế nhằm học tập kinh nghiệm bảo vệ môi trường và tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật để bảo vệ mơi trường.

- Tăng cường vai trò trách nhiệm bảo vệ mơi trường trong các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn kết hợp với đầu tư trang thiết bị, nâng cao

năng lực quản lý và tăng nguồn tài chính cho cơng tác bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng quản lý, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và có cơ chế giám sát chặt chẽ các hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Sớm triển khai phương án di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư tập trung vào cụm công nghiệp Thanh Hà nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong khu dân cư; chú trọng công tác vệ sinh cơng nghiệp trong q trình sản xuất tại cơ sở.

c. Hồn thiện về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển TTCN

- Thực hiện hiệu quả các cơ chế chính sách hiện có của TW, tỉnh về khuyến khích đầu tư phát triển ngành TTCN, làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch; chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề nông thơn; chính sách về bảo vệ mơi trường, cảnh quan tại các cụm công nghiệp, điểm sản xuất TTCN tập trung, các làng nghề gây ô nhiểm môi trường.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt cơ chế khuyến khích phát triển ngành TTCN, các quy định, quy chế quản lý cụm công nghiệp, các làng nghề của thành phố; đồng thời rà soát, điều chỉnh các văn bản này cho phù hợp với các văn bản của Trung ương, Tỉnh và tình hình thực tế của địa phương để hỗ trợ thúc đẩy ngành TTCN thành phố phát triển.

- Tạo điều kiện cho những cơ sở đăng ký sản xuất tại Cụm công nghiệp Thanh Hà được hưởng chính sách về thuê đất, miễn giảm thuế, hỗ trợ vay vốn ưu đãi trung và dài hạn hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

- Nâng cao tính minh bạch, cơng khai, dễ tiếp cận đối với thông tin kinh tế thị trường. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư phát triển công nghiệp, rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt các dự án đầu

tư tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi mơi trường thơng thống để thu hút các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài thành phố.

- Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế. Điều chỉnh cơ cấu và nâng cao hiệu quả đầu tư. Nhà nước tập trung đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và các cơng trình kết cấu hạ tầng thiết yếu để tạo đà cho sự phát triển, đồng thời đẩy mạnh huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp.

- Kiện toàn cơ chế hoạt động và quản lý, nâng cao năng lực quản lý của các phòng ban trong thành phố. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các phịng ban về quản lý tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh tiểu thủ cơng nghiệp trên địa bàn thành phố Hội An.

Tóm lại, phát huy những tiềm năng, lợi thế của địa phương, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong sản xuất TTCN như đào tạo lao động, vốn, khoa học công nghệ, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định để phục vụ sản xuất...tập trung đầu tư hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục tổ chức thực hiện tốt cơ chế khuyến khích phát triển TTCN, các quy định, quy chế quản lý cụm công nghiệp, các làng nghề của thành phố; đồng thời rà soát, điều chỉnh các văn bản này cho phù hợp với các văn bản của Trung ương, Tỉnh và tình hình thực tế của địa phương để hỗ trợ thúc đẩy ngành TTCN thành phố phát triển. Với những hỗ trợ từ nhà nước và sự nổ lực phấn đấu của các cơ sở sản xuất phát huy tính chủ động, sáng tạo trong mọi lĩnh vực từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm thì chắc chắn sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp Hội An những năm đến sẽ có bước chuyển biến tích cực trong cơ cấu sản xuất nội bộ ngành; sản xuất - kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường sống xung quanh; góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn; duy trì vị trí thứ 2 trong cơ cấu kinh tế thành phố và phát triển theo hướng bền vững.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tóm lại, TTCN thành phố Hội An cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những yếu kém để đón bắt kịp thời những thời cơ mới nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm năng, lợi thế tại chỗ, mở rộng thị trường ổn định và phát triển sản xuất. Từng bước tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu nội bộ góp phần cùng các ngành kinh tế khác trong thành phố thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH, góp phần xây dựng Hội An, thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch.

Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển tiểu thủ công nghiệp; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp của thành phố, chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng, những thuận lợi, khó khăn cần khắc phục để phát triển tiểu thủ công nghiệp. Làm rõ các tiềm năng, nguồn lực và các đặc thù của địa phương. Từ đó, đề ra quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp thành phố Hội An đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tăng trưởng kinh tế tại địa phương. Qua đó, cho thấy việc phát triển tiểu thủ công nghiệp thành phố Hội An là rất cần thiết vì khơng những góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương mà cịn tạo đà cho các ngành dịch vụ và nơng nghiệp cùng phát triển; phát triển tiểu thủ công nghiệp sẽ tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ và thực phẩm làm quà lưu niệm phục vụ du khách khi đến tham quan tại Hội An và làm phong phú văn hóa ẩm thực tại địa phương.

Để đề tài phát triển tiểu thủ công nghiệp thành phố Hội An có tính khả thi, cần đưa ra một số kiến nghị sau:

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, hỗn hợp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất để thúc đẩy tiểu thủ công nghiệp phát triển.

- Hỗ trợ các cơ sở ổn định thị trường hiện có, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ mới. Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm gắn với chiến lược thị trường.

- Quy hoạch các vùng nguyên liệu trong Tỉnh để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất.

- Xây dựng các mơ hình sản xuất sạch hơn nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Sớm phê duyệt phương án di dời các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường tập trung vào cụm công nghiệp để ổn định sản xuất.

- Giải quyết tốt vấn đề vệ sinh trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng.

- Tổ chức tập huấn, đào tạo, nâng cao tay nghề, trình độ quản lý của người lao động và người sử dụng lao động.

- Việc phát triển tiểu thủ cơng nghiệp, ngồi nỗ lực của các cơ sở sản xuất cần có sự hỗ trợ từ nhà nước về cơ chế chính sách thuận lợi nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đảm bảo phát triển bền vững.

- Hàng năm dành một khoảng kinh phí nhất định để đầu tư hoàn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp, điểm sản xuất, làng nghề, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, tạo nhiều điểm tham quan, thu hút khách du lịch tại địa phương.

- Tiếp tục hỗ trợ kinh phí khuyến cơng để địa phương có điều kiện thực hiện một số nội dung như: đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đầu tư, xúc tiến thương mại, quảng bá cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất.

- Thu hút và giới thiệu các nhà đầu tư có năng lực tài chính, có cơng nghệ - kỹ thuật và ngành nghề phù hợp về địa phương đầu tư để thúc đẩy TTCN phát triển.

- Cải cách thủ tục hành chính, tạo mơi trường kinh doanh lành mạnh để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài địa phương.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

[1] Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Thông tin truyền thông.

[2] Chi cục Thống kê thành phố Hội An (2015), Niên giám thống kê.

[3] Vũ Văn Đông (2010), “Mỗi làng một sản phẩm là giải pháp để phát triển du lịch bền vững - kinh nghiệm từ các nước và Việt Nam”, Tạp chí

phát triển và hội nhập số 03, tháng 02/2010.

[4] Lê Thế Giới (2009), “Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng - Số 1(30).

[5] JICA - NEU (2003), Chính sách cơng nghiệp và thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, NXB Thống Kê, Hà Nội.

[6] Kennichi Ohno (2006), Hoạch định chính sách cơng nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản. Bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội.

[7] Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng (2014), “Gắn kết mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình cơng nghiệp hóa ở Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển, tháng 11/2014, tr.14-23.

[8] Trần Bích Ngọc và Trần Sĩ Lâm (2013), Chính sách phát triển công nghiệp của Liên bang Nga - Bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Ngoại

thương Hà Nội

[9] Hồ Lê Nghĩa (2005) Chiến lược phát triển nguồn nhân lực công nghiệp

phục vụ CNH, HĐH đến 2010, tầm nhìn đến năm 2020, Đề tài

[10] Nguyễn Kế Nghĩa, Phan Đăng Tuất (2014), “Nghiên cứu chính sách hỗ trợ ảnh hưởng đến sự phát triển cụm liên kết công nghiệp: Bài học thực tiễn đối với Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển, tháng

7/2014, tr.145-150.

[11] Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn (2007), Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

[12] Tỉnh ủy Quảng Nam (2003), Nghị quyết số 08/NQ-TU, ngày 30/4/2003 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp và đề án phát triển Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp theo hướng tăng mạnh sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

[13] Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu (2005), Quản lý nhà nước về kinh tế,

NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

[14] Lưu Ngọc Trịnh (2012), Kinh tế và chính trị thế giới đến năm 2020,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

[15] Nguyễn Kế Tuấn (2014), “Tái cơ cấu công nghiệp, chuyển từ nền công nghiệp gia công sang nền công nghiệp chế tạo”, Tạp chí kinh tế và

phát triển, tháng 11/2014, tr.32-41.

[16] Bích Thủy (2015), “Phát triển công nghiệp nông thôn Hàn Quốc và những kinh nghiệm cho cơng nghiệp hóa nơng thơn Việt Nam”; “kinh nghiệm xây dựng và phát triển cơng nghiệp hóa nơng thơn ở Thái Lan và Trung quốc”, Thông tin chiến lược, chính sách công

nghiệp số 01/2015 của Bộ Công thương.

[17] Anh Tuấn (2012), “Chính sách của Nhật Bản trong phát triển ngành nghề thủ cơng truyền thống”, Tạp chí cơng nghiệp kỳ 1, tháng 11/2012.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển tiểu thủ công nghiệp thành phố hội an (Trang 97 - 121)