Giải pháp phát triển sản phẩm TTCN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển tiểu thủ công nghiệp thành phố hội an (Trang 90 - 94)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTCN THÀNH PHỐ HỘI AN

3.2.2. Giải pháp phát triển sản phẩm TTCN

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ tiểu thủ công nghiệp trong

những năm đến phát triển chủ yếu là ngành chế biến – chế tạo, trong đó:

a. Nhóm sản xuất trang phục, dệt, giày da và các sản phẩm từ da

Đây là nhóm sản phẩm có giá trị chiếm tỉ trọng lớn trong toàn ngành, đáp ứng khá tốt nhu cầu mua sắm của du khách và xuất khẩu. Định hướng trong những năm đến:

- Sản xuất trang phục: Những năm đến, tiếp tục khuyến khích và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để cơ sở yên tâm đầu tư phát triển sản xuất; khuyến cáo cơ sở đầu tư đổi mới thiết bị - công nghệ hiện đại, đa dạng các dòng sản phẩm theo hướng trung, cao cấp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của du khách trong và ngoài nước.

- Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan: Phát triển mạnh nhóm sản phẩm giày, dép phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách và xuất khẩu trên cơ

sở sắp xếp lại các khu vực sản xuất cho các cở sở sản xuất có quy mơ nhỏ ở các phường Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cẩm Châu, Sơn Phong; bên cạnh đó khuyến cáo các cơ sở đầu tư máy móc - thiết bị - cơng nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã phù hợp với nhu cầu mua sắm đa dạng của du khách để tăng hiệu quả đầu tư và hạn chế ô nhiễm môi trường. Trong những năm đến tạo điều kiện cho Doanh nghiệp Vi Phương (gia công mũ giày) di dời vào cụm công nghiệp đầu tư sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm giày – dép; thu hút 01 dự án phát triển giày da và túi xách xuất khẩu có cơng nghệ hiện đại với quy mô khoảng 500.000 sản phẩm/ năm.

- Dệt: Tiếp tục tạo điều kiện cho công ty cổ phần Tơ lụa quảng Nam duy trì phát triển nghề dệt lụa tơ tằm, các sản phẩm TCMN từ chất liệu này và tổ chức các dịch vụ phục vụ du lịch để tăng hiệu quả dự án. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển nhóm sản phẩm thêu, ren, đan phục vụ tiêu dùng nội địa và du lịch.

b. Chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, tết bện...

Khuyến khích phát triển mạnh các cơ sở sản xuất ở khu vực nông thôn, các làng nghề truyền thống chế tác đa dạng các sản phẩm từ gỗ, tre, dừa, cói, cây ngơ đồng… tạo việc làm cho người lao động. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất đầu tư ứng dụng máy móc - thiết bị thay thế một số công đoạn thủ công kết hợp với sản xuất truyền thống, có quy mơ phù hợp với khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh và bảo vệ môi trường sinh thái.

c. Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có quy mơ vừa và nhỏ tiếp tục đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất, trong đó chú ý khâu hoàn thiện sản phẩm, đa dạng các dịng sản phẩm phù hợp với thị hiếu, có giá cả hợp lý để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.

d. Nhóm thủ cơng mỹ nghệ, lưu niệm

Thị trường tiêu thụ tại chỗ và thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay rất có triển vọng; đây chính là tiền đề quan trọng để khơi phục và phát triển nhóm sản phẩm này. Những năm đến cần khảo sát, nghiên cứu thị trường để phân khúc, phát triển các dòng sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng theo hướng độc đáo, tinh xảo, gọn, đa dạng kiểu dáng, các dòng sản phẩm kết hợp nhiều chất liệu thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống, truyền thống kết hợp hiện đại bằng các vật liệu thân thiện môi trường; mặt khác thơng qua các tổ chức, cá nhân trong, ngồi nước, các tổ chức phi chính phủ tư vấn hỗ trợ thiết kế, chế tác sản phẩm để đẩy nhanh quá trình đưa sản phẩm mới ra thị trường tiêu thụ. Hỗ trợ và khuyến cáo các cơ sở đầu tư cơ giới hóa một số cơng đoạn sản xuất thủ công để tăng năng suất lao động; đồng thời tăng cường công tác liên kết, hợp tác sản xuất – kinh doanh, kiểm tra chất lượng hàng hóa để tạo nguồn hàng lớn có chất lượng, giá cả phù hợp, bên cạnh đó khuyến kích các tổ chức, cá nhân mở các cửa hàng , cửa hiệu chuyên kinh doanh sản phẩm TCMN, sản phẩm lưu niệm do địa phương sản xuất để từng bước chiếm lĩnh thị trường tại chỗ và phát triển thị trường trong và ngồi nước khi có điều kiện.

e. Nhóm chế biến thực phẩm

- Nhóm sản phẩm bánh, mứt, nem chả, tương ớt…: Hướng dẫn, giúp đỡ các cơ sở, hộ sản xuất nghiên cứu nâng cao chất lượng, tăng thời gian bảo hành, tiếp tục cải tiến mẫu mã bao bì, nhãn hiệu tạo sức hấp dẫn, đăng ký chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.

- Nhóm sản phẩm xay xát lương thực như: bánh mỳ, bánh tráng, cao lầu, mì, bún, phở,…duy trì sản xuất quy mơ hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất, hỗ trợ đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường.

f. Sản xuất đồ uống

Thu hút 1 dự án sản xuất nước giải khát (hoặc chế biến thực phẩm cao cấp) từ ngun liệu yến, có cơng nghệ hiện đại với quy mơ từ 3 đến 5 triệu sản phẩm lọ, lon/ năm; khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai tinh khiết tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đến năm 2020 đạt sản lượng từ 3,5 đến 4 triệu lít/ năm, đáp nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.

g. Sản xuất phương tiện vận tải và sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị khác: Tiếp tục duy trì các cơ sở đóng, sửa chữa tàu thuyền

và triền đà để phục vụ ngành khai thác thủy sản và du lịch địa phương.

h. Sản xuất nước đá: Những năm đến khơng khuyến khích phát triển

thêm cơ sở sản xuất nước đá, chủ yếu đầu tư tăng công suất sản lượng, khuyến cáo các cơ sở sản xuất đầu tư sản xuất nước đá sạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dân và nghề biển.

i. SX sản phẩm từ khoáng phi kim loại

Tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất gốm (Công ty cổ phần gốm sứ Sơng Hồi, Cơng ty cổ phần Nhà Việt) phát triển sản xuất; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các hộ sản xuất trong làng nghề sản xuất – kinh doanh các sản phẩm gốm, ngói âm dương chất lượng cao phục vụ công tác trùng tu các cơng trình nhà cổ của Hội An và tạo nguồn cung cấp nguyên liệu đất sét ổn định nhằm tác động thúc đẩy làng gốm truyền thống Thanh Hà phát triển ( khi cần thiết có thể thu hút 1 dự án vào cụm cơng nghiệp đầu tư sản xuất ngói âm dương chất lượng cao, đốt lị gaz, có quy mơ từ 0,8 đến 1 triệu sản phẩm/ năm).

Đối với sản phẩm gốm đỏ truyền thống: Tiếp tục hỗ trợ các hộ sản xuất duy trì nghề gốm bằng cơng nghệ chuốt tay truyền thống kết hợp với cơng nghệ rót khn, ép thành khn; hạn chế xây dựng mới lị đốt gốm thủ công

trong làng nghề; đầu tư cải tiến đa dạng các dòng sản phẩm TCMN, sản phẩm lưu niệm, sản phẩm trang trí nội, ngoại thất mang tính truyền thống và kết hợp hiện đại phù hợp với thị hiếu tiêu dùng; cơ giới hóa một số công đoạn sản xuất thủ công để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; hình thành Tổ hợp tác hoặc nhóm sản xuất gốm nhằm liên kết các hộ sản xuất giúp đỡ nhau trong hoạt động sản xuất-kinh doanh, tạo nguồn nguyên liệu và công tác khôi phục và phát triển làng gốm Thanh Hà.

Sản phẩm vật liệu khơng nung: Khuyến khích các hộ sản xuất ngói xi măng đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm hoặc liên kết đầu tư một nhà máy sản xuất vật liệu khơng nung, có cơng nghệ hiện đại với cơng suất vừa phải đáp ứng một phần nhu cầu xây dựng ở địa phương.

j. Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ MMTB): Phát triển các

cơ sở có quy mơ nhỏ, sản xuất các sản phẩm thông dụng đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng và sản xuất ở địa phương.

k. Một số nhóm sản phẩm sản xuất khác

Thu hút 1 dự án sản xuất tinh dầu và mỹ phẩm cao cấp có cơng nghệ hiện đại, quy mơ 1 triệu sản phẩm/ năm phục vụ tiêu dùng tại chỗ, du lịch và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển tiểu thủ công nghiệp thành phố hội an (Trang 90 - 94)