Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm TTCN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển tiểu thủ công nghiệp thành phố hội an (Trang 95 - 97)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTCN THÀNH PHỐ HỘI AN

3.2.4. Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm TTCN

a. Về chính quyền địa phương:

- Tổ chức quảng bá, giới thiệu các cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, sách ảnh, đặc

biệt là hình thức thương mại điện tử; hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, nghệ nhân xây dựng trang website, tham gia các hội chợ, hội thi, triển lãm trong và ngoài nước để xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Thành phố cùng với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tổ chức nghiên cứu tìm kiếm thị trường, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa – nghệ thuật, văn hóa nghề trong và ngồi nước, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm và các hình thức thích hợp khác để khai thác tiềm năng và lợi thế của địa phương thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững.

- Tổ chức trưng bày các sản phẩm, văn hóa làng nghề xưa và nay tại nhà đón tiếp trưng bày sản phẩm làng nghề; bên cạnh đó tổ chức tốt các hoạt động lễ hội văn hóa - du lịch, các tour khép kín đưa du khách trực tiếp đến với làng nghề tham quan, giới thiệu những nét đẹp văn hóa, phong cảnh, sinh hoạt làng quê, làng nghề truyền thống để thúc đẩy sản xuất, dịch vụ, thương mại làng nghề phát triển theo hướng cộng đồng.

- Tiếp tục củng cố chất lượng và phát huy hiệu quả thương hiệu các sản phẩm đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tập thể (đèn lồng Hội An, mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, tre – dừa nước Cẩm Thanh). Hướng dẫn và hỗ trợ cơ sở sản xuất có điều kiện đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho một số sản phẩm địa phương có lợi thế cạnh tranh (mộc, may mặc, hàng TCMN, một số sản phẩm chế biến thực phẩm);

- Hàng năm dành một khoản ngân sách hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu và xúc tiến thương mại đối với cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

- Xây dựng mối liên hiệp hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu…tránh hiện tượng tranh mua, tranh bán, chèn ép và các biểu hiện tiêu cực khác gây rối loạn thị trường, đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị sản xuất và kinh doanh

thương mại nhằm khai thác tốt thị trường trong nước. Làm tốt công tác dự báo thị trường để giúp các doanh nghiệp chủ động và nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt để phát triển mạnh kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, sử dụng lao động nhàn rỗi ở nông thôn nhằm đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.

b. Về phía các cơ sở sản xuất:

- Các cơ sở sản xuất cần phát huy tính chủ động trong cơng tác nghiên cứu phát triển thị trường, có chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược đầu tư cụ thể, chú trọng chất lượng, giá thành sản phẩm trong quá trình tồn tại và phát triển của cơ sở khi tham gia hội nhập vào thị trường trong và ngoài nước.

- Cần nỗ lực hơn nữa trong việc tham gia các hội chợ triễn lãm, mở rộng tiếp cận thị trường, tích cực quảng bá giới thiệu cho khách hàng trong và ngoài nước các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

- Các doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược phát triển thị trường của mình, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động của bộ phận marketing, coi trọng việc xây dựng và đăng ký nhãn mác cho các thương hiệu sản phẩm của mình trên thị trường trong và ngồi nước. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng bằng nhiều biện pháp. Tiếp tục duy trì và nâng cao uy tín của sản phẩm, tạo dựng, bảo vệ và khuyếch trương thương hiệu riêng của từng doanh nghiệp trên thị trường, đổi mới phương thức tiếp thị, quảng cáo, bán hàng của mình.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển tiểu thủ công nghiệp thành phố hội an (Trang 95 - 97)