6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
2.2.2. Thực trạng phát triển sản phẩm TTCN
Các doanh nghiệp tư nhân, hỗn hợp đã sắp xếp lại sản xuất, đổi mới nội dung phương thức hoạt động, tăng cường công tác tiếp thị, cải tiến và đổi mới một phần thiết bị - công nghệ sản xuất tạo ra những sản phẩm thị trường trong và ngồi nước chấp nhận. Nhóm hộ sản xuất đã liên kết hợp tác trong quá trình sản xuất nhằm hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Bảng 2.6. Sản phẩm TTCN chủ yếu của thành phố Hội An giai đoạn 2011 - 2015 Tên sản phẩm ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 BQ (%) Gạo ngô xay
xát Tấn 4.200 4.100 4.100 4.200 4.100 -4,81
Rượu trắng 1000 lít 127 118 120 163 170 6,01
Quần áo may sẵn 1000 cái 2.122 2.320 2.390 2.493 2.500 3,33 Giày dép các loại 1000đôi 129 132 140 139 140 1,65 Tủ gỗ các loại Chiếc 30.500 35.500 42.000 45.000 46.000 8,56 Bàn các loại Chiếc 25.000 35.000 40.200 42.500 43.000 11,45 Ghế các loại Chiếc 32.000 39.500 45.500 55.000 56.000 11,84
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hội An năm 2015)
- Cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng phục vụ du lịch và nhu cầu thiết yếu của nhân dân: nhóm chế biến và chế tạo là chủ
yếu, chiếm tỉ trọng từ 98,25 %/ tồn ngành; trong đó:
+ Nhóm sản xuất trang phục năm 2011 đạt 81.770 triệu đồng đến năm 2015 đạt 99.980 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24,17%, bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 5,15%/ năm; chủ yếu Công ty Cổ phần SX-TM & Thời trang Yaly, Công ty TNHH Á Đông Silk, ...đã ký được nhiều hợp đồng có giá trị cao và phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của khách du lịch.
+ Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre nứa và sản phẩm tết bện năm 2011 đạt 56.380 triệu đồng đến năm 2015 đạt 92.300 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 22,32%, tăng bình quân 13,11%/ năm.
+ Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế năm 2011 đạt 48.730 triệu đồng đến năm 2015 đạt 91.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 22%, tăng bình quân 16,89%/ năm; các cơ sở sản xuất phục vụ trang trí nội thất cho các khách sạn, biệt thự, homestay trên địa bàn thành phố.
+ Sản xuất da và các sản phẩm liên quan năm 2011 đạt 19.400 triệu đồng đến năm 2015 đạt 24.500 triệu đồng, tăng bình quân 5,15%/năm, giá trị sản xuất doanh nghiệp tư nhân Vi Phương đạt 9.800 triệu đồng chiếm tỷ trọng 50,5% giá trị ngành này.
+ Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại năm 2011 đạt 2.840 đến năm 2015 đạt 8.480 triệu đồng, tăng bình quân 31,1%, chủ yếu sản phẩm gốm đỏ truyền thống. Hiện nay, nhóm sản phẩm này đã thu hút lượng khách đến tham quan tại làng gốm truyền thống Thanh Hà ngày càng đông. Đây là thị trường tiêu thụ tại chỗ rất hiệu quả đối với nhóm sản phẩm này.
+ Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn năm 2011 đạt 9.360 triệu đồng đến năm 2015 đạt 22.200 triệu đồng, tăng bình quân 24,09%.
+ Sản xuất phương tiện vận tải khác năm 2011 đạt 700 triệu đồng đến năm 2015 đạt 2.500 triệu đồng, tăng bình qn 37,47%, chủ yếu đóng sửa tàu thuyền cơng suất nhỏ và sửa chữa triền đà cho các địa phương lân cận.
+ Sản xuất chế biến thực phẩm năm 2011 đạt 54.060 đến năm 2015 đạt 43.290, chiếm tỷ trọng 10,47%; bình quân giảm 5,4% do thành phố vận động các cơ sở hộ sản xuất chế biến hải sản chuyển đổi ngành nghề vì ngành này ảnh hưởng đến môi trường du lịch.
+ Sản xuất đồ uống năm 2011 đạt 6.670 triệu đồng đến năm 2015 đạt 3.500 triệu đồng, bình quân giảm 14,89%.
+ Nhóm dệt năm 2011 đạt 16.630 triệu đồng đến năm 2015 đạt 14.000 triệu đồng, bình quân giảm 4,21% do sức mua của du khách khi đến tham quan mua sắm tại Hội An giảm, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, lao động tham gia nghề thêu giảm.
- Chất lượng sản phẩm chưa cao do khả năng huy động vốn đầu tư cải tiến đổi mới cơng nghệ ít quan tâm, chưa có hệ thống hấp, sấy nguyên liệu để đảm bảo phục vụ sản xuất, chủ yếu các cơ sở mua nguyên liệu theo hợp đồng kinh tế từng đợt nên các sản phẩm làm từ chất liệu tre, gỗ khâu xử lý nguyên liệu chưa được đảm bảo.