Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện EA hleo, tỉnh đăk lắk (Trang 46 - 47)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Các yếu tố chủ quan

a. Các yếu tố thuộc về quản lý à ước ở ị p ươ

Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc trong việc xây dựng quy hoạch phát triển trang trại chăn nuôi của địa phƣơng, trong cụ thể hóa cơ chế chính sách phát triển trang trại của nhà nƣớc trung ƣơng, trong ban hành các chính sách bổ sung, có tính đặc thù cho sự phát triển trang trại ở địa phƣơng đặc biệt là trong việc tuyên truyền, phổ biến, chính sách của nhà nƣớc đối với phát triển trang trại chăn nuôi.

Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng trong tổ chức thực thi chính sách phát triển trang trại chăn nuôi, trong kiểm tra, giám sát quá trình phát triển trang trại chăn nuôi.

b. Các yếu tố thuộc về các trang trại ă uôi

Vốn đầu tƣ của các chủ trang trại chăn nuôi: Một trang trại muốn phát triển với quy mô lớn thì điều kiện tiên quyết là vấn đề vốn đầu tƣ của trang trại. Với loại hình kinh tế trang trại nào, phƣơng thức huy động vốn ra sao thì việc đầu tƣ vốn có hiệu quả và thể hiện triển vọng sản xuất của trang trại là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ trang trại diễn ra trong quá trình sản xuất. Thiếu vốn dẫn đến :

+ Quy mô trang trại nhỏ gây sức ép với việc tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.

+ Làm hạn chế việc áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại, ảnh hƣởng tới quá trình sản xuất.

+ Không đáp ứng đƣợc chất lƣợng các yếu tố đầu vào nhƣ: giống, kỹ thuật, vật tƣ, máy móc thiết bị…

+ Ảnh hƣởng tới việc học tập và nâng cao trình độ của các chủ trang trại.

+ Thiếu vốn cũng ảnh hƣởng gián tiếp đến việc xử lý chất thải trong sản xuất, gây ô nhiễm môi trƣờng.

Trình độ lao động trong các trang trại: Trang trại đã giải quyết đƣợc một phần lao động nông nhàn ở nông thôn, phân bố lại dân cƣ và lao động giữa các ngành và các vùng trong địa phƣơng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết số lao động đều chƣa qua đào tạo, trình độ kỹ thuật còn hạn chế, do đó ảnh hƣởng rất lớn tới việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hạn chế sự phát triển của các trang trại, hạn chế khâu vệ sinh và bảo vệ môi trƣờng tiếp đến là quy mô diện tích.

Trình độ quản lý của các chủ trang trại: Các chủ trang trại nếu không đƣợc đào tạo, hoặc đƣợc đào tạo một cách chắp vá sẽ ảnh hƣởng tiêu cực tới việc quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tiếp cận thông tin thị trƣờng…dẫn đến việc quản lý không tốt, trang trại phát triển kém, dễ bị tác động lớn từ các biến đổi của thị trƣờng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện EA hleo, tỉnh đăk lắk (Trang 46 - 47)