Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện EA hleo, tỉnh đăk lắk (Trang 47 - 54)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Các yếu tố khách quan

a. Điều ki n t nhiên

a1. Vị trí địa lý

Vị trí xây dựng trang trại ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng. Ở vị trí thuận lợi, gần

đƣờng giao thông, nơi cung cấp vật tƣ, gần thị trƣờng tiêu thụ hay các cơ sở chế biến thì chủ trang trại sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất, chí phí vận chuyển, hạ giá thành nông sản phẩm.

a2. Địa hình, thổ nhưỡng

Để trở thành trang trại đòi hỏi phải có quy mô diện tích đủ lớn. Vì vậy, trang trại dễ dàng ra đời và phát triển ở những vùng có đất đai rộng lớn, ngƣời thƣa, diện tích đất bình quân trên đầu ngƣời cao.

Tính chất nông hóa thổ nhƣỡng, độ phì của đất, địa hình, điều kiện canh tác là nhứng nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự phát triển trang trại. Thổ nhƣỡng tốt thì ngăn ngừa, giảm thiểu các dịch bệnh đối với vật nuôi.

Có thể thấy, quy mô đất đai, vị trí, địa hình và thổ nhƣỡng có liên quan mật thiết đến từng loại nông sản phẩm, tới số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm làm ra, tới giá trị sản phẩm và lợi nhuận thu đƣợc.

a3. Thời tiết, thủy văn

Các điều kiện tự nhiên nhƣ lƣợng mƣa, độ ẩm, ánh sáng, hệ thống sông ngòi,… có ảnh hƣởng rất lớn tới phát triển trang trại. Thời tiết, khí hậu, thủy văn ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của vật nuôi.Thời tiết, khí hậu thuận lợi và phù hợp, thì sẽ đảm bảo cho sức khỏe và sự phát triển của vật nuôi hơn. Do vậy, thời tiết, thủy văn cũng là nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất của trang trại. Và do đó nó ảnh hƣởng đến sự phát triển của kinh tế trang trại.

Có thể thấy, các điều kiện tự nhiên là một yếu tố có sự tác động vô cùng to lớn đến hoạt động của trang trại chăn nuôi, vì đối tƣợng của trang trại chăn nuôi đều là các sinh vật sống, có thời gian sinh trƣởng và phát triển phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tự nhiên. Ảnh hƣởng trực tiếp tới sự sinh trƣởng và phát triển của vật nuôi, tới việc bảo quản thức ăn, nguy cơ bùng phát dịch bệnh… Dịch bệnh ảnh hƣởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của mỗi

trang trại chăn nuôi. Nếu trang trại phòng trừ và chữa trị tốt vật nuôi khỏe mạnh lớn nhanh sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho trang trại. Tuy nhiên nếu không có biện pháp phòng trừ hợp lý để dịch bệnh lây lan trên diện rộng không những làm thiệt hại cho trang trại mà còn ảnh hƣởng tới các trang trại xung quanh, cũng nhƣ vấn đề vệ sinh môi trƣờng khu vực lân cận.

b. Điều ki n xã hội

b1. Dân số

Dân số là yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của mọi ngành kinh tế, quy mô và cơ cấu dân số có ý nghĩa quyết định đến quy mô và cơ cấu của nguồn lao động trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất. Đối với việc phát triển trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng, dân số vừa là nguồn lực trong sản xuất vừa là thị trƣờng tiêu thụ.

b2. Lao động

Trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ năng lao động cũng nhƣ kinh nghiệm SXKD của chủ trang trại và cả lao động đƣợc thuê có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại trong SXKD của trang trại.

b3. Dân trí và truyền thống văn hóa

Trình độ dân trí có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng nguồn nhân lực. Khi trình độ dân trí đƣợc nâng lên sẽ thuận lợi trong việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa SXNN nói chung và trang trại nói riêng.

Truyền thống văn hóa và đời sống con ngƣời có ảnh hƣởng và quyết định nhiều đến thị trƣởng tiêu thụ cũng nhƣ khả năng tiếp thu, ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến, phát triển mô hình sản xuất trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng.

c. Điều ki n kinh tế

c1. Tình hình nền kinh tế, thị trường

cấu kinh tế luôn có những thay đổi sẽ ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các ngành, trong đó có nông nghiệp cũng nhƣ phát triển kinh tế trang trại.

Bên cạnh đó, thị trƣơng tiêu thụ sản phẩm cùng với thị trƣờng cạnh tranh của các sản phẩm chăn nuôi ở các vùng, địa phƣơng khác cũng là một vấn đề cho sự phát triển của trang trại chăn nuôi.

c2. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn gồm giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy; hệ thống tƣới tiêu, cấp thoát nƣớc, điện, thông tin liên lạc..., là nhân tố ngoại sinh của phát triển nông thôn cũng nhƣ KTTT nhƣng có vai trò thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của nông sản đƣợc sản xuất và tiêu thụ. Đặc biệt, hệ thống giao thông là điều kiện quan trọng phát triển cho ngành chăn nuôi nói riêng và các ngành khác nói chung, muốn có sự phát triển thì hệ thống giao thông phải phát triển, hàng hóa tiêu thụ dễ dàng với chi phí thấp, giá thành hạ, lợi nhuận cao.

c3. Khoa học – Công nghệ

Ngày nay, khoa học - công nghệ phát triển rất nhanh và đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, tác động vào mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống. Sự phát triển của khoa học - công nghệ ảnh hƣởng trực tiếp đến việc phát triển trang trại chăn nuôi. Các trang trại chăn nuôi nếu nhanh chóng nắm bắt đƣợc những tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi (về giống, về chăm sóc, về bảo quản, về chế biến, về quản lý, ...) và ứng dụng kịp thời những thành tựu ấy thì sẽ có năng suất cao hơn, giảm chi phí, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh.

d. Yếu tố chính sách củ à ước

Các chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc sẽ tác động tích cực đến quá trình phát triển nếu nó phù hợp với những điều kiện khách quan và giải quyết đƣợc

những đòi hỏi nảy sinh trong quá trình phát triển và ngƣợc lại sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển.

* Chính sách về t i

Hiện nay Chính phủ đã có những quyết sách đổi mới và thuận lợi nhiều cho phát triển trang trại nhƣ chính sách giao đất, giao rừng, dồn điền, đổi thửa, điều này tạo đà cho sự phát triển mô hình trang trại một cách vững chắc và lâu dài. Bên cạnh đó nền kinh tế nông nghiệp nƣớc ta trƣớc đây quá nghèo nàn lạc hậu; chính vì vậy mà việc cải tạo lại những bờ vùng bờ thửa sau khi dồn điền đổi thửa là vô cùng khó khăn và tốn kém, gây không ít trở ngại cho các chủ trang trại về vấn đề vốn và lao động.

* Chính sách về tín dụng

Nhà nƣớc đã thành lập các hệ thống ngân hàng từ trung ƣơng đến địa phƣơng, đặc biệt là hệ thống ngân hàng nông nghiệp để phục vụ cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp ngày càng tiến xa hơn và vững chắc. Bên cạnh hệ thống ngân hàng rất lớn, xong việc kinh doanh tiền tệ, và việc bảo tồn vốn là điều tiên quyết lại từ phía ngân hàng, nên. Chính điều này gây không ít khó khăn khi các nhà đầu tƣ vào mô hình sản xuất trang trại nhƣng thiếu tài sản thế chấp. Đây là vấn đề cần tháo gỡ.

* Các chính sách khác

Ví dụ nhƣ chính sách thuế; bảo hộ sản phẩm nông nghiệp; xuất nhập khẩu hàng nông nghiệp; chính sách ƣu tiên cán bộ nông nghiệp làm việc ở vùng sâu, vùng xa nhằm phục vụ kỹ thuật cho các nhà đầu tƣ kinh tế trang trại….

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Có thể nói, việc phát triển mô hình trang trại là tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá; quá trình này đã tác động mạnh mẽ vào nông nghiệp, phá vỡ từng mảng kết cấu nông nghiệp truyền thống, bắt nông nghiệp phải từng bƣớc chuyển dần sang SXKD hàng hoá phù hợp với nhịp độ phát triển của công nghiệp.

Qua nghiên cứu tìm hiểu về các lý luận của việc phát triển trang trại chăn nuôi ở một địa phƣơng có thể rút ra một số bài học có thể vận dụng vào phát triển bền vững các mô hình phát triển trang trại chăn nuôi ở huyện EaHleo nhƣ sau:

Một là, đểtrang trại chăn nuôi đƣợc hình thành và phát triển, trở thành một lực lƣợng chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng có vai trò đặc biệt quan trọng.

Hai là, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trạichăn nuôi không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô đất đai của trang trại mà phụ thuộc nhiều vào chất lƣợng sản phẩm.

Ba là, cần chú ý phát triển bền vững kinh tế trang trại chăn nuôi đồng thời trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của trang trại, đồng thời bảo đảm sự bền vững về mặt xã hội và môi trƣờng là yêu cầu đặt ra ngay trong từng bƣớc phát triển trang trại chăn nuôi. Cần phải có chính sách quản lý thích hợp với từng lại mô hình trang trại chăn nuôi.

Bốn là, phát triển bền vững kinh tế trang trại chăn nuôi cần dựa trên định hƣớng và quy hoạch đồng bộ. Sự thiếu định hƣớng cụ thể và quy hoạch dẫn tới tình trạng không xác định đƣợc rõ các đối tƣợng sản xuất, loại hình trang trại, quy mô trang trại. Điều đó gây khó khăn trong việc tạo điều kiện

cần thiết cho hình thành và phát triển trang trại, dẫn tới tình trạng các trang trại thiếu hƣớng đầu tƣ tập trung và thiếu tính chuyên môn hóa trong sản xuất kinh doanh. Các trang trại chăn nuôi đƣợc hình thành từ nhu cầu tự phát của các hộ nông dân trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng. Những hộ nông dân có khả năng và mong muốn làm giàu đã trở thành những chủ trang trại mà không có sự hƣớng dẫn hay giúp đỡ của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EAH’LEO TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện EA hleo, tỉnh đăk lắk (Trang 47 - 54)