Tình hình phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện EA hleo, tỉnh đăk lắk (Trang 90)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Tình hình phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Trên địa bàn hiện chƣa có hệ thống kênh thu mua và trợ giúp của nhà nƣớc trong việc tiêu thụ sản phẩm. Việc liên kết sản xuất kinh doanh giữa các trang trại với nhau, giữa trang trại với các nông lâm trƣờng, với các hợp tác xã nông nghiệp chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Hiện nay có 05 (trên tổng số 27) trang trại liên kết với các tổ chức cá nhân, hợp tác xã trong việc sản xuất và chế biến cà phê bền vững chiếm 18.5%. Trong đó hầu hết là các trang trại trồng trọt, còn các trang trại chăn nuôi việc liên kết này rất ít.

Vì thế các trang trại gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết các yếu tố đầu vào, đầu ra còn nhiều bất cập.

Bảng 2.18: Số ượng các trang trại tham gia liên kết sản xu t và tiêu thụ ăm 2016

Nội dung Số lƣợng

(trang trại)

Tỷ lệ (%)

Tổng số Trang trại của huyện 27 100

Số Trang trại liên kết 05 18.5

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ea H’Leo)

của các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm không chỉ huyện EaHleo nói riêng và toàn tỉnh Dak Lak nói chung là chƣa qua chế biến, tỷ trọng sản phẩm đã qua sơ chế và tinh chế rất thấp, điều này dẫn tới giá trị của sản phẩm từ trang trại chăn nuôi của địa phƣơng không cao. Việc liên kết trang trại chăn nuôi với các doanh nghiệp chế biến, hình thành chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp trang trại có thị trƣờng ổn định, tăng thu nhập. Việc xác định giá trị sản phẩm cần tính đến giá đầu vụ, cuối vụ, cự ly gần, cự ly xa, đảm bảo ngƣời sản xuất cũng có lợi. Điều này sẽ khuyến khích các trang trại chú trọng đầu tƣ về chất lƣợng sản phẩm. Song với chất lƣợng sản phẩm không đƣợc đánh giá cao nhƣ hiện tại, cho thấy việc liên kết thu mua đầu ra của các trang trại vẫn chƣa đƣợc xâu chuỗi.

Trong tổng số 06 trang trại đƣợc điều tra ở bảng 2.10 thì tất cả các trang trại đều sử dụng thức ăn công nghiệp hay thức ăn chế biến sẵn. Tuy nhiên các trang trại vẫn có sử dụng kết hợp thức ăn công nghiệp và thức ăn thô tự chế biến để bổ sung nhằm hạ giá thành sản phẩm nâng cao lợi nhuận, song tỷ lệ rất ít. Trong điều kiện chăn nuôi hiện nay thức ăn công nghiệp giá cao do phải nhập khẩu đỗ tƣơng, ngô … và do các doanh nghiệp nƣớc ngoài chi phối thì việc chỉ sử dụng một loại thức ăn công nghiệp là hạn chế lớn nhất của các TTCN. Do vậy trong thời gian tới phát huy lợi thế của huyện nông nghiệp cần phải tận dụng các loại thức ăn bổ sung sẵn có nhƣ: lúa, ngô, cám, rau xanh, tôm, cá, ốc… nhằm giảm chi phí sản xuất. Tận dụng các loại thức ăn rơi vãi để nuôi thêm các loại vật nuôi khác… Mà để phát huy đƣợc lợi thế này, việc phối hợp liên hết giữa trang trại với các mô hình sản xuất là vô cùng cần thiết và thiết thực.

Tuy nhiên trên thực thế với đặc thù khí hậu, đất đai và các điều kiện tự nhiên khác, trồng trọt ở EaHleo chủ yếu là những cây lâu năm nhƣ cà phê, tiêu, cao su,… Số lƣợng diện tích trồng cây ngắn ngày chiếm rất ít, vì thế

nguồn thức ăn cho chăn nuôi trong khu vực không đƣợc nhiều, nên việc liên kết giữa các trang trại để cung cấp bổ sung các nguồn thức ăn và các nguồn lực khác vẫn khá yếu kém.

Nhƣ vậy, việc liên kết SXKD giữa các trang trại với nhau, giữa trang trại với các nông lâm trƣờng, với các hợp tác xã nông nghiệp chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Vì thế các trang trại gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời ảnh hƣởng nhiều đến việc giải quyết các yếu tố đầu vào cũng nhƣ tiêu thụ đầu ra.

Về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm thì đa số các sản phẩm của các trang trại chăn nuôi ở Ea Hleo đều đƣợc tiêu thụ trong nƣớc. Trên địa bàn không có hệ thống kênh thu mua và trợ giúp của nhà nƣớc trong việc tiêu thụ sản phẩm. Hầu nhƣ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi ở huyện là các sản phẩm thô, chƣa qua chế biến, dẫn tới giá trị của sản phẩm từ trang trại là không cao. Khách hàng chủ yếu của các trang trại chăn nuôi đa số là các đại lý, thƣơng lại trên địa bàn huyện và tƣ thƣơng từ nơi khác đến mua, sau đó chuyển đi các thị trƣờng khác để tiêu thụ. Vì vậy luôn tồn tại nguy cơ rủi ro, biến động về giá cả cũng nhƣ bị thƣơng lái ép nếu các chủ trang trại không nắm vững thông tin thị trƣờng, có thể thấy các trang trại vẫn còn quá bị động trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, và cũng khiến cho việc tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ bị hạn chế.

Điều này ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại nhất là khi có sự biến động lớn về giá cả đầu vào và khi dịch bệnh xảy ra

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các trang trại chăn nuôi ở Ea Hleo đã đƣợc sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng cung cấp các thông tin cần thiết nhƣ: thông tin về giá cả, biến động thị trƣờng, nguồn cung cấp giống có chất lƣợng, nhu cầu thị trƣờng về thực phẩm và một số cơ sở chế biến góp

phần giúp các chủ trang trại đƣa ra những quyết định hợp lý mang lại hiệu quả cao.

2.2.4. Tình hình kết quả sản xuất của trang trạ ăn nuô

Sản phẩm của sản xuất nông nghiệp là những sản phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống của con ngƣời nói chung và là nguồn sống chủ yếu của dân cƣ ở nông thôn nói riêng. Trong số đó các sản phẩm của chăn nuôi chiếm một phần khá lớn. Kết quả sản xuất của các trang trại có sự khác nhau đáng kể vì nó phụ thuộc vào quy mô đặc điểm, tính chất của sản phẩm sản xuất kinh doanh, mặt khác nó cũng phụ thuộc vào năng lực, trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ trang trại.

Để đánh giá thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại, ta đi tìm hiểu quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và thu nhập hỗn hợp của các trang trại chăn nuôi chia theo các loại hình sản xuất. Giá trị sản xuất của trang trại chăn nuôi có sự khác nhau đáng kể vì nó phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm, tính chất của sản phẩm làm ra và phụ thuộc vào năng lực, trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ trang trại.

Bảng 2.19: Các chỉ tiêu á iá ết quả sản xu t kinh doanh của các trang trại ă uôi ăm 2016

ĐVT Tổng số các

trang trại

Trang trại Chăn nuôi

Giá trị sản xuất (GO) Tr.đ 75.413 1.650

GO/lao động Tr.đ/ ngƣời 349,13 275 GO/vốn Lần 1,42 1,37 GO/diện tích Tr.đ/ha 113,85 89,67 Giá trị sp, DV bán ra Tr.đ 74.895 1.634 Tỷ suất hàng hóa % 99,31 99,03

Qua bảng 2.19 cho thấy, tổng giá trị sản xuất của các trang trại tạo ra trong năm 2016 là 75.412 triệu đồng. Trong đó giá trị sản xuất của các trang trại chăn nuôi là 1.650 triệu đồng ( chỉ chiếm 2.1% tổng giá trị sản xuất của các trang trại trong huyện). Có thể thấy, giá trị sản xuất của trang trại chăn nuôi quá thấp so với mặt bằng chung.

Những năm qua, chăn nuôi tại EaHleo ( đặc biệt là chăn nuôi heo) có sự giảm mạnh do sự ảnh hƣởng về giá cả và ảnh hƣởng của thời tiết, dịch bệnh (năm 2015 là 26.650 con đến năm 2016 còn 18.898 con)3. Trong đó, theo điều tra khảo sát, thì số lƣợng heo của trang trại chăn nuôi heo chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số lƣợng heo của toàn huyện năm 2016. Rõ ràng, việc phát triển trang trại chăn nuôi heo vẫn còn quá yếu và hiệu quả không cao, mặc dù tiềm năng để phát triển mô hình chăn nuôi trang trại là rất lớn. Đó cũng do 1 phần chủ yếu là chăn nuôi cá thể, gia đình, ko đầu tƣ những kỹ thuật hiện đại cho trang trại chăn nuôi.

Với số liệu kết quả SXKD 2016 đã cho thấy, mặc dù chƣa đƣợc phát triển và đầu tƣ nhiều, song những gì đạt đƣợc đã cho thấy sự tiềm năng phát triển của mô hình trang trại. Trong tƣơng lai, nếu đƣợc đầu tƣ đúng cách, đúng hƣớng, loại hình trang trại này sẽ tiếp tục phát triển mạng để tận dụng tối đa thế mạnh và đây cũng là hƣớng đi đúng đắn.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TẠI HUYỆN EA H’LEO TRẠI CHĂN NUÔI TẠI HUYỆN EA H’LEO

2.3.1. Những thành công

- Số lƣợng và quy mô của các trang trại chăn nuôi tăng liên tục qua các năm, ngày càng đƣợc đầu tƣ về KHKT và tài chính dồi dào.

- Mô hình trang trại chăn nuôi phát triển đã khai thác các nguồn vốn trong dân, mở rộng thêm diện tích đất trống, đồi trọc, góp phần chuyển đổi cơ

cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện.

- Giá trị sản xuất trang trại ngày càng tăng. Tỷ suất hàng hóa bán ra của trang trại ngày càng cao, đem lại hiệu quả SXKD cao.

- Tạo thêm việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn huyện Ea H‟Leo, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở vùng nông thôn.

2.3.2. Những hạn chế

- Các trang trại chăn nuôi, vẫn còn khá nhỏ lẻ và manh mún, tự phát, nguồn vốn còn hạn chế. Chƣa áp dụng nhiều ứng dụng khoa học công nghệ nên năng suất lao động không cao, hiệu quả sản xuất vẫn còn thấp.

- Quản lý, sử dụng quỹ đất để phát triển trang trại chăn nuôi chƣa hiệu quả.

- Chủ yếu là lao động chƣa qua đào tạo. - Chƣa có sự liên kết giữa các trang trại

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Sự chậm phát triển của trang huyện Ea H‟Leo xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:

- Quản lý đất đai bất cập, tích tụ tập trung đất khó khăn. - Công tác hỗ trợ vốn vay còn nhiều bất cập.

- Tổ chức bên trong của các trang trại còn nhiều yếu kém.

- Phƣơng pháp sản xuất còn mang tính truyền thống, chƣa chú trọng tới việc áp dụng KHKT tiên tiến vào trong quá trình sản xuất.

- Thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu phục vụ nhu cầu trong huyện. Các trang trại chƣa chú trọng nhiều đến marketting.

- Môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, tƣ pháp chƣa thuận lợi. Quản lý nhà nƣớc về trang trại còn buông lỏng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nhìn chung, huyện EaH‟leo có điều kiện tự nhiên, kinh tế khá thuận lợi cho việc phát triển trang trại chăn nuôi. Ngoài ra, nguồn lao động của địa phƣơng cũng khá dồi dào, số lao động nhàn rồi khá nhiều. Và Thực tế, Chăn nuôi trên địa bàn huyện Eah‟leo cũng phát triển từ rất nhiều năm, những loại vật nuôi này đã trở thành những vật nuôi không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của hầu hết mọi ngƣời dân địa phƣơng.

Tuy nhiên, Kết quả sản xuất của các trang trại trong những năm qua của huyện Ea H‟Leo phản ánh trình độ phát triển và quy mô mới ở dạng dƣới trung bình của toàn quốc. Hiệu quả SXKD còn chƣa cao. Điều này không phản ánh tính chuyên trong sản xuất của các trang trại mà chính là nguyên nhân của sự thiếu kiến thức kinh doanh, kiến thức thị trƣờng, thiếu vốn và đặc biệt các chủ trang trại chƣa dám mạnh dạn đầu tƣ, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Ở các cơ sở chăn nuôi chủ yếu vẫn là chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ và tự phát, không áp dụng đƣợc các quy trình sản xuất hiện đại mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của chủ trang trại là chính, chƣa có nhiều sự tham quan học hỏi các mô hình trang trại lớn, chƣa chú trọng đến việc tiêm phòng, hay con giồng, thuốc thú y, hoặc nếu có cũng không đúng cách. Ngoài ra, thức ăn chăn nuôi chủ yếu lấy từ tự nhiên và tận dụng một số sản phẩm hay phụ phẩm của nông nghiệp. Và vấn đề quan trọng nữa là ngƣời dân chƣa tìm đƣợc thị trƣờng tiêu thụ ổn định, dễ bị chèn ép giá cả.

Tóm lại, Nguyên nhân chủ yếu do còn thiếu vốn đầu tƣ, thiếu thông tin thị trƣờng, thiếu kiến thức chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để chăn nuôi, quy mô nhỏ, chƣa phát triển theo quy hoạch, chƣa tận dụng đƣợc tiềm năng có sẵn vào sản xuất. Vì vậy để phát triển chăn nuôi ở địa phƣơng, ngoài sự hỗ trợ từ chính quyền địa phƣơng, cần áp dụng nhiều giải pháp từ chính bản thân nông hộ nhƣ thay đổi và đƣa giống mới và trong chăn nuôi, đổi mới thức ăn, tăng cƣờng năng lực cho ngƣời dân, tăng cƣờng công tác thú y lấy phƣơng châm „phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”, chuồng trại vệ sinh sạch sẽ, ổn định thị trƣờng và vốn. Kèm theo sự hỗ trợ của nhà nƣớc để chăn nuôi đạt phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H’LEO TỈNH ĐẮK LẮK

3 1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H’LEO TỈNH ĐẮK LẮK

3 1 1 Qu n điểm

a. Phát triển trang trại ă uôi ắn với t u út ộng nông thôn, giải quyết vi àm và ời số ười dân

Phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn chính là quá trình huy động các nguồn lực vào sản xuất, các nguồn lực phải đƣợc khai thác một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn, vì mục tiêu là thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập và đời sống không chỉ của chủ trang trại mà của cả lao động trong vùng.

b. Phát triển trang trại ă uôi ắn với nền nông nghi p bền vững

Phát triển nền nông nghiệp bền vững nhằm đáp ứng đƣợc các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn thƣơng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tƣơng lai. Phát triển bền vững nông nghiệp đƣợc khái quát bằng các đặc điểm:

- Thỏa mãn các nhu cầu của con ngƣời về các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là cho ngƣời dân trong vùng.

- Có khả năng thích ứng ngày càng cao và ứng dụng ngày càng nhiều các tiến bộ KHKT.

- Đảm bảo môi trƣờng sông và môi trƣờng tự nhiên không bị phá hủy.

c. Phát triển trang trại ă uôi i ôi với bảo v môi trường sinh thái

Quá trình phát triển trang trại chăn nuôi ở nhiều nơi trên đất nƣớc ta cũng nhƣ ở huyện Ea H‟leo cho thấy con ngƣời đã khai thác các nguồn tài nguyên, điều kiện tự nhiên không theo quy luật, thậm chí tàn phá, đã làm tổn

thƣơng các nguồn lực, các tiềm năng vốn có. Điều này đã và đang dẫn đến sự suy giảm kết quả và hiệu quả SXKD, ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái. Muốn phát triển sản xuất ổn định, lâu dài phải chú ý đến việc bảo vệ và cải thiện các nguồn lực này

3.1.2. Mục tiêu phát triển trang trạ ăn nuô uyện E H’Leo

- Mục tiêu chung: Phát triển và mở rộng mô hình trang trại chăn nuôi nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về đất đai, nguồn lực, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập; Tích cực ứng dụng KHKT, công nghệ để nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích.

Mục tiêu cụ thể: Số lƣợng trang trại: số trang trại đạt tiêu chí tăng từ 5- 10% mỗi năm, phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện có 50-100 trang trại đúng tiêu chuẩn, mỗi xã có 1-2 khu trang trại chăn nuôi tập trung, toàn huyện thành lập một hiệp hội trang trại. Trong đó chú trọng tăng số lƣợng trang trại chăn nuôi ( tập trung nhóm gia súc, gia cầm chủ lực) phấn đấu đạt giá trị sản xuất trang trại chăn nuôi bình quân tăng từ 6,5 - 7%, trang trại tổng hợp kết hợp mô hình VAC.

3.1.3. P ƣơn ƣớng phát triển trang trạ ăn nuô tại huyện EaHleo trong thời gian tới

Coi trọng mô hình trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện EA hleo, tỉnh đăk lắk (Trang 90)