7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.4. Những nguyên nhân chủ yếu gây rủi ro tín dụng trong cho vay
vay ngắn hạn tại LPB Gia Lai thời gian qua
Nguyên nhân rủi ro xuất phát từ môi trƣờng kinh doanh
Nhóm rủi ro xuất phát từ môi trƣờng kinh tế
Do mức độ cạnh tranh trên địa bàn ngày càng gay gắt, để thu hút khách hàng và gia tăng thị phần cho vay đòi hỏi LPB Gia Lai phải áp dụng chính sách cho vay linh hoạt, giảm một số điều kiện cho vay…Điều này làm tăng rủi ro tín dụng trong cho vay đối với ngân hàng.
Từ đầu năm 2008, tình hình kinh tế trong nƣớc và quốc tế xấu đi ảnh hƣởng không nhỏ đến việc kinh doanh các mặt hàng nông sản chủ chốt trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhƣ cà phê, hồ tiêu, cao su…làm giá cả hàng nông sản giảm sút, hàng tồn kho tăng, áp lực lãi suất cao. Diễn biến này có tác động và ảnh hƣởng lớn và trực tiếp đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh với tiềm lực tài chính nhỏ và yếu. Một khi chấp nhận đi vay với lãi suất cao trong lúc đầu ra của sản phẩm gặp khó khăn, cạnh tranh gây gắt dẫn đến gia tăng chi phí, lợi nhuận trƣớc lãi vay không đủ trang trải chi phí tài chính làm giảm hiệu quả kinh doanh hoặc kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán…là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong thời gian vừa qua tại Chi nhánh.
Nhóm rủi ro xuất phát từ môi trƣờng pháp lý
công tác kiểm tra hồ sơ; không phát hiện đƣợc những giấy tờ giả mạo.
Phòng Tài nguyên môi trƣờng tại một số huyện nhƣ Chƣ Sê, Đăk Đoa, Chƣ Prông thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhƣng không thu lại bìa đỏ cũ dẫn đến tình trạng một tài sản đƣợc thế chấp tại nhiều ngân hàng; các cơ quan địa chính xác nhận các loại giấy tờ và vẽ trích lục tùy tiện dẫn đến các rủi ro về tài sản đảm bảo.
Văn bản pháp luật chồng chéo. Một số văn bản đã có hiệu lực nhƣng trong thời gian dài không có thông tƣ hƣớng dẫn thi hành cụ thể.
Nhóm rủi ro xuất phát từ môi trƣờng công nghệ
Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng CIC cung cấp thông tin còn chƣa chính xác và kịp thời.
Hệ thống thông tin của LPB còn nhiều hạn chế và yếu kém. Nguyên nhân rủi ro từ phía khách hàng vay vốn
Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch:
Đặc điểm chung của hầu hết các đơn vị sản xuất kinh doanh tại chi nhánh có quy mô tài sản và nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu cao. Với năng lực tài chính nhƣ vậy, để hoạt động đƣợc thì các đơn vị phải dựa chủ yếu vào chiếm dụng vốn lẫn nhau và vay Ngân hàng, tỷ trọng vốn tự có tham gia vào phƣơng án kinh doanh không đáng kể. Cho nên mọi thua lỗ, rủi ro trong kinh doanh của khách hàng sẽ tác động ngay tới Ngân hàng, nếu khách hàng bị thua lỗ, không đủ vốn cần thiết để kinh doanh, vòng quay vốn chậm dẫn đến không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Đây là nguyên nhân của rủi ro sai hẹn, nợ quá hạn và nợ xấu tăng trong thời gian qua.
Ngoài ra, việc đánh giá và ghi nhận các khoản hạch toán cho đúng, đầy đủ và rõ ràng vào sổ sách kế toán vẫn chƣa đƣợc các doanh nghiệp tuân thủ. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho Chi nhánh chủ yếu mang tính chất hình thức. Cho nên khi đánh giá, phân tích các chỉ
tiêu tài chính của doanh nghiệp thƣờng thiếu tính xác thực và thực tế. Đây cũng là nguyên nhân, lý do vì sao Chi nhánh vẫn xem phần tài sản thế chấp là căn cứ để cho vay cũng nhƣ là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.
Do năng lực quản trị điều hành còn hạn chế
Tại Chi nhánh, phần lớn khách hàng vay chƣa có kế hoạch kinh doanh dài hạn cũng nhƣ chủ động trong việc tìm kiếm thông tin về sự biến động của giá cả thị trƣờng, ngành hàng, về tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác, đối thủ cạnh tranh, từ đó thiếu khả năng thích ứng kịp thời với sự biến động và sức ép cạnh tranh ngày càng tăng của thị trƣờng. Bên cạnh đó, kỹ năng quản lý chậm đổi mới, thiếu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế trƣớc yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao và năng động của thị trƣờng nên rủi ro dễ xảy ra và mất vốn là điều không thể tránh khỏi.
Mặt khác, các khách hàng mở rộng quy mô kinh doanh thông thƣờng tập trung vốn đầu tƣ vào cơ sở vật chất, còn đổi mới cách thức, phƣơng thức quản lý chƣa đƣợc quan tâm. Thực tế đa phần các khách hàng hoạt động khá hiệu quả khi còn ở quy mô vừa và nhỏ, nhƣng sau khi đầu tƣ mở rộng quy mô hoặc do đầu tƣ dàn trải nên khả năng quản lý không theo kịp với tốc độ tăng trƣởng và đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, phát sinh những khoản chi phí, thiệt hại, ảnh hƣởng đến khả năng hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng.
Do sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ
Đa số khách hàng khi vay vốn đều có các phƣơng án sản xuất kinh doanh cụ thể và có tính khả thi. Tuy nhiên sau khi vay không ít khách hàng đã dùng một phần vốn vay thực sự đƣợc sử dụng vào hoạt động kinh doanh, phần khác thì dùng cho mục đích khác nhƣ đầu tƣ vào bất động sản, mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu xài cá nhân…
Một số trƣờng hợp khách hàng xin vay ngắn hạn nhƣng thực tế là sử dụng một phần để đầu tƣ trung dài hạn nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, đối với các khoản nợ đến hạn của các khoản vay trung dài hạn do phƣơng án không hiệu quả nên không có nguồn để trả nợ, hoặc Ngân hàng xác định thời gian trả nợ không phù hợp, khách hàng vay phải sử dụng vốn lƣu động để trả nợ vay trung dài hạn. Mặt khác, thời gian cho vay của Ngân hàng không phù hợp với vòng quay vốn của khách hàng, thời gian cho vay có thể dài hơn hoặc ngắn hơn thời gian hoàn vốn dẫn đến khách hàng không có nguồn để trả nợ hoặc dùng nguồn tiền thu đƣợc sử dụng vào mục đích khác. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến dòng tiền và làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay cho Ngân hàng, hệ quả là dẫn đến phát sinh nợ xấu. Một số trƣờng hợp sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh, mặc dù có lợi nhuận nhƣng khách hàng vẫn cố tình chây ỳ, không chịu trả nợ nhằm mục đích chiếm dụng vốn Ngân hàng.
Nguyên nhân rủi ro xuất phát từ phía LPB Gia Lai
Nhóm rủi ro xuất phát từ quy trình nghiệp vụ
Việc tuân thủ quy trình tín dụng và quy chế đảm bảo tiền vay tại chi nhánh về cơ bản là tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số sai phạm về giới hạn cho vay cũng nhƣ thẩm quyền xét duyệt các khoản vay.
Tất cả các khoản vay đều phải đƣợc sự thông qua của Ban tín dụng chi nhánh. Công tác thẩm định tài sản và thẩm định phƣơng án cho vay, đề xuất cấp tín dụng đƣợc thực hiện bởi 2 bộ phận riêng biệt nhằm đảm bảo sự tách bạch, tính độc lập trong việc cấp tín dụng.
Nhóm rủi ro xuất phát từ công tác thẩm định
Công tác thẩm định và đề xuất cho vay của cán bộ tín dụng còn quá chú trọng vào tài sản đảm bảo hơn là phƣơng án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.
Quá trình thẩm định còn sơ sài, chỉ đánh giá khách hàng dựa trên cảm tính mà chƣa tìm hiểu qua các nguồn thông tin khác nhau; không nắm rõ quy trình kỹ thuật, sản xuất kinh doanh và dòng tiền của khách hàng.
Nhóm rủi ro do công tác lập hồ sơ vay vốn, hồ sơ TSĐB
Công tác lập hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản đảm bảo của cán bộ tín dụng còn nhiều sai sót về thông tin tài sản đảm bảo nhƣ số tờ, số thửa trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sai địa chỉ tài sản do quá trình phân chia lại các huyện trong địa bàn tỉnh Gia Lai cụ thể nhƣ: Xã Ia Băng – Huyện Đăk Đoa trƣớc đây nay đƣợc tách thành 3 xã là xã Ia Băng – Huyện Đăk Đoa, xã Ia Tiêm – Huyện Chƣ Sê, xã Ia Băng – Huyện Chƣ Sê; Xã Ia Hrung – Huyện Ia Grai trƣớc đây nay đƣợc tách thành 2 xã là Ia Hrung và Ia Bă – Huyện Ia Grai…
Trong quá trình lập hồ sơ, nhân viên tín dụng còn thiếu tuân thủ quy trình tín dụng thể hiện qua thời gian trong các văn bản sai khác nhau, không hợp lý, cụ thể nhƣ: thời gian làm tờ trình thẩm định trƣớc khi lập giấy đề nghị vay vốn; thời gian trên giấy phép đăng ký kinh doanh của khách hàng sau ngày lập tờ trình thẩm định và giải ngân…
Nhóm rủi ro từ công tác kiểm tra sau cho vay
Do đối tƣợng khách hàng của LPB Gia Lai chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh hàng nông sản nên các giao dịch chủ yếu đƣợc thực hiện bằng tiền mặt. Vì vậy, ngân hàng thƣờng giải ngân tiền mặt và không thể kiểm soát đƣợc việc sử dụng vốn của khách hàng. Các chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn chủ yếu mang tính hình thức, đối phó.
Theo quy trình tín dụng thì công tác kiểm tra sau cho vay phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Tuy nhiên, khách hàng của chi nhánh rải rác ở nhiều huyện khác nhau trên địa bàn tỉnh nhƣ Chƣ Sê, Chƣ Pƣh, Chƣ Prông, Chƣ Pah, Ia Grai, Đăk Đoa và TP Pleiku. Các địa bàn cách xa nhau, thêm vào đó
hệ thống giao thông còn khó khăn đặc biệt vào mùa mƣa trong khi Tỉnh Gia Lai có thời tiết chia làm 2 mùa, mùa mƣa kéo dài 6 đến 8 tháng gây khó khăn cho công tác thẩm định cũng nhƣ kiểm tra sau cho vay. Vì thế, nhân viên thƣờng cho khách hàng ký các văn bản kiểm tra sau cho vay ngay khi giải ngân và ít đƣợc chú trọng.
Nhóm rủi ro do cơ cấu dƣ nợ cho vay
Ngân hàng cho vay không đúng với chu kỳ sản xuất kinh doanh do chịu sự ảnh hƣởng của chính sách cho vay ngắn hạn trong định hƣớng phát triển. Điều này làm chi nhánh phải cho vay ngắn hạn để tài trợ cho các khoản đầu tƣ dài hạn hoặc tài trợ cho tài sản cố định khiến khách hàng mất khả năng trả nợ trong ngắn hạn.
Nhóm rủi ro xuất phát từ nguồn nhân lực của chi nhánh
Nguồn nhân lực của chi nhánh chủ yếu là những sinh viên mới ra trƣờng. Đây là điểm hạn chế cơ bản tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi lẽ đội ngũ nhân sự này chƣa có nhiều kinh nghiệm, chƣa thông thuộc địa bàn cũng nhƣ tập quán canh tác của ngƣời dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai; không có cái nhìn tổng quát và sự phân tích thị trƣờng, điều này làm ảnh hƣởng rất lớn đến tính cạnh tranh của Ngân hàng cũng nhƣ khả năng phát sinh nợ xấu cao.
Ngoài vấn đề chuyên môn thì vấn đề về sa sút phẩm chất đạo đức, thiếu trách nhiệm của CBTD và do áp lực gia tăng dƣ nợ từ phía ban điều hành nên CBTD dù nhận thấy các món vay nằm trong nhóm rủi ro cao nhƣng vẫn cho vay.