Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh gia lai (Trang 70 - 75)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.6. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn

ngắn hạn tại LPB Gia Lai

a. Những kết quả đạt được

 Quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: Việc quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban sẽ xác định đƣợc trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, đơn vị liên quan trong việc tổ chức, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các Phòng ban trong chi nhánh.

 Xây dựng quy trình thẩm định phù hợp từng loại hình: LPB đã ban hành các quy trình nghiệp vụ tín dụng, bảo đảm tính nhất quán trong quá trình xử lý tác nghiệp, mọi công việc, vị trí đều có quy trình hƣớng dẫn, tiêu chuẩn hóa việc cung cấp sản phẩm dịch vụ, hạn chế rủi ro; đồng thời tiến hành rà soát để chỉnh sửa Sổ tay tín dụng phù hợp với thực tiễn. Một số quy trình tín dụng chủ yếu đƣợc ban hành: Quy trình cho vay vốn lƣu động; Quy trình cho vay theo dự án đầu tƣ; Quy trình cho vay tiêu dùng,…

 Có định hƣớng tín dụng rõ ràng trong từng thời kỳ: Cụ thể trong năm 2011, tình hình kinh tế có những diễn biến phức tạp làm ảnh hƣởng lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. LPB Gia Lai có những định hƣớng, chỉ đạo tín dụng kịp thời để đảm bảo đầu tƣ vào các lĩnh vực an toàn, hiệu quả, thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 11/NĐ-CP ngày 24/02/2012 và chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ và NHNN. Đồng thời, phân tích, đánh giá các ngành nghề hoạt động để các chi nhánh có định hƣớng tín dụng đúng đắn, kịp thời. Trong năm 2015, định hƣớng tín dụng của LPB Gia Lai đẩy mạnh cho vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu (lƣơng thực, thực phẩm,…), hàng nông sản thế mạnh nhƣ cà phê, hồ tiêu…, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm tốc độ và tỷ trọng dƣ nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất. Khuyến cáo những ngành nghề cần tạm dừng, hạn chế cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng nhƣng cần phải kiểm soát chặt chẽ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đối tƣợng giải ngân, tình hình tài chính.

 Nhận diện đƣợc những dấu hiệu cảnh báo sớm rủi ro của các khoản vay có vấn đề để có những biện pháp đối phó kịp thời. Công tác xử lý nợ quá hạn đƣợc các cấp quản lý thƣờng xuyên theo dõi, đôn đốc.

 Duy trì và lựa chọn những khách hàng tốt, có uy tín trong vay trả để cấp tín dụng, đồng thời thu hẹp các khoản tín dụng đối với các khách hàng

đƣợc xem là có nguy cơ nợ quá hạn, gây rủi ro.

 Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thấp hơn so với quy định của NHNN: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu duy trì ở mức 0,14% thấp hơn so với quy định của NHNN.

 Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của NHNN: LPB thực hiện trích lập dự phòng rủi ro dựa trên kết quả phân loại nợ hàng năm.

 Tăng trƣởng tín dụng qua các năm: Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên dƣ nợ cho vay hàng năm của chi nhánh vẫn tăng trƣởng khoảng 15%.

b. Những mặt còn hạn chế

 Chƣa có hệ thống đo lƣờng, đánh giá mức độ rủi ro một cách định lƣợng trƣớc khi ra quyết định cho vay nên việc đo lƣờng rủi ro chƣa hiệu quả.

 Công tác kiểm soát nội bộ chỉ mới dừng lại ở mức độ là phát hiện, xử lý vụ việc khi xảy ra rủi ro; Chất lƣợng nguồn nhân lực còn hạn chế, chƣa có chƣơng trình đào tạo chuyên nghiệp; chi nhánh chƣa có bộ phận quản lý rủi ro tín dụng riêng biệt.

 Vi phạm nguyên tắc cho vay, điều kiện cho vay: Một số trƣờng hợp khách hàng hoạt động kinh doanh thua lỗ và/hoặc phƣơng án vay vốn không khả thi, không hiệu quả; hoặc không có căn cứ để xác định tính khả thi của phƣơng án vay vốn.

 Vi phạm quy định phân quyền phán quyết tín dụng: Cho vay vƣợt mức quy định đối với một nhóm khách hàng.

 Công tác thẩm định cho vay còn hạn chế: Công tác thẩm định ở một số KH còn sơ sài, mang tính hình thức; không phân tích tình hình quan hệ tín dụng của KH với các tổ chức tín dụng; không thẩm định kỹ thông tin để đánh giá định tính tƣ cách KH; không phân tích, đánh giá đƣợc thực chất năng lực tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của KH; tính khả thi và hiệu quả của

phƣơng án/ dự án vay vốn; xác định nhu cầu/mục đích vay vốn không phù hợp dẫn đến đề xuất cho vay đối với phƣơng án không có hiệu quả kinh tế, không chứng minh đƣợc nguồn thu để trả nợ, không có mục đích sử dụng vốn rõ ràng,…

 Vi phạm việc giải ngân: Giải ngân bằng tiền mặt không đúng quy định hoặc giải ngân bằng chuyển khoản nhƣng thực chất là né tránh sự kiểm soát giải ngân bằng tiền mặt bằng cách chuyển khoản vào chính tài khoản tiền gửi của KH vay và ngay sau đó KH rút tiền mặt để trả nợ cho ngƣời khác hoặc trả nợ gốc, lãi, phí của chính KH giải ngân vào tài khoản khác nhƣng thiếu giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn hoặc căn cứ giải ngân là các Hợp đồng cung cấp sản phẩm không có thật. Giải ngân không theo tiến độ rút vốn, không kiểm soát đƣợc tỷ lệ tham gia của vốn chủ sở hữu vào dự án, không có đầy đủ chứng từ, hóa đơn chứng minh sử dụng vốn vay hoặc có nhƣng chƣa hợp lệ, không phù hợp.

 Vi phạm cập nhật thông tin, sửa đổi thông tin của khoản vay trong hệ thống dữ liệu: Việc nhập thông tin khoản vay trên hệ thống không chính xác nhƣ KH trả lãi và vốn gốc định kỳ hàng tháng nhƣng cán bộ tín dụng lại nhập thành một năm hoặc lập lịch trả nợ trên máy khôngg đúng theo lịch trả nợ trên Hợp đồng tín dụng. Do vậy, khi đến hạn trả nợ, khi KH chƣa hoặc không trả đƣợc nợ nhƣng vẫn không bị chuyển nhóm nợ. Điều này làm ảnh hƣởng đến việc phân loại nợ, đánh giá chất lƣợng các khoản vay và đặc biệt không chính xác trong việc tính và trích lập dự phòng RRTD.

 Kiểm tra giám sát sau vay chƣa thƣờng xuyên và mang tính hình thức: Kiểm tra sử dụng vốn vay còn mang tính hình thức, chỉ liệt kê lại giá trị hàng hóa ghi trên chứng từ, chƣa phản ánh thực trạng hàng hóa đang ở đâu, đƣợc bảo quản, hạch toán sổ sách nhƣ thế nào, chƣa cập nhật đầy đủ thông tin, số liệu hoạt động thực tế tại thời điểm kiểm tra. Việc kiểm tra chƣa thực

hiện thƣờng xuyên hoặc không kiểm tra việc sử dụng vốn có thể là do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho KH một phần do cán bộ tín dụng chủ quan, thấy KH đóng gốc, lãi bình thƣờng nên lƣời biếng không muốn đi nhiều lần. Do vậy, một số cán bộ tín dụng thƣờng cho KH ký trƣớc hàng loạt biên bản kiểm tra sử dụng vốn, tình hình hoạt động kinh doanh của KH, sau đó đến định kỳ, cán bộ tín dụng tự điền các nội dung kiểm tra, ngày tháng vào biên bản chứ không kiểm tra thực tế. Hoặc cán bộ tín dụng không đi thực tế tại đơn vị để kiểm tra sổ sách và kho hàng mà chỉ căn cứ trên các chứng từ hóa đơn do KH cung cấp để ghi biên bản kiểm tra.

 Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu chƣa phản ánh đúng chất lƣợng tín dụng. Mặc dù tỷ lệ này ở mức thấp hơn so với quy định của NHNN nhƣng trên thực tế, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thấp là do CBTD thực hiện đáo hạn các khoản vay đến hạn đối với cả những món vay có rủi ro cao, khách hàng mất khả năng trả nợ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở phân tích, nhận xét và đánh giá về thực trạng hoạt động cho vay, công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay giai đoạn 2013 – 2015 của LPB Chi nhánh Gia Lai có thể thấy rằng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh vẫn còn bất cập và chƣa phát huy hiệu quả. Từ đó, tác giả đƣa ra những định hƣớng, mục tiêu và các giải pháp khắc phục, hạn chế rủi ro tín dụng trong chƣơng 3 làm căn cứ để đề xuất giải pháp quản trị rủi ro một cách có hiệu quả.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI LPB GIA LAI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh gia lai (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)