7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Thực trạng công tác nhận diện rủi ro trong cho vay tại chi nhánh
khoản vay không có hoặc thiếu một phần tài sản đảm bảo, các khoản vay vƣợt thẩm quyền phán quyết, chi nhánh phải trình hội sở phê duyệt theo đúng quy định.
2.3.2. Thực trạng công tác nhận diện rủi ro trong cho vay tại chi nhánh nhánh
LPB Gia Lai chƣa xem xét, thống kê đƣợc tất cả các nguồn rủi ro đã và đang xảy ra cũng nhƣ dự báo những rủi ro mới có thể xuất hiện. Vì vậy, việc bỏ sót hoặc không có biện pháp kiểm soát thích đáng các yếu tổ rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Hiện nay tại Chi nhánh, nhận dạng rủi ro cho vay chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua các công tác:
Tiếp xúc, trao đổi với khách hàng
Tìm hiểu các thông tin liên quan đến khách hàng nhƣ tƣ cách đạo đức, sức khỏe, thiện chí trả nợ và nguồn thu nhập để trả nợ...
Cán bộ tín dụng căn cứ vào từng hồ sơ vay vốn cụ thể để thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau nhằm phục vụ
cho việc ra quyết định cho vay một cách tốt nhất.
Các nguồn thông tin có thể khai thác: Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nƣớc, các hiệp hội ngành nghề liên quan, bạn hàng, đối tác của khách hàng, các ngân hàng thƣơng mại khác…
Khi khai thác các nguồn thông tin khác, CBTD đánh giá tính khớp đúng so với thông tin đƣợc khách hàng cung cấp, uy tín của khách hàng trên thị trƣờng, các mối quan hệ của khách hàng…
Phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn
Căn cứ thông tin nhu cầu tín dụng của khách hàng, CBTD kiểm tra tính phù hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng; tìm hiểu các nguồn thu để trả nợ gốc, lãi, các nội dung liên quan đến tình hình tài chính của khách hàng, đến phƣơng án vay vốn và trả nợ, đến tài sản đảm bảo tiền vay…
Phân tích báo cáo tài chính
Trong công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay, việc phân tích các báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc đƣa ra các quyết định cho vay. Thông qua các chỉ số tài chính, ngân hàng có thể đánh giá đƣợc tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, đồng thời dự đoán trƣớc những rủi ro có thể xảy ra nhƣ rủi ro về khả năng thanh khoản, khả năng trả các khoản nợ trong ngắn hạn, dài hạn…
2.3.3. Thực trạng đo lƣờng rủi ro tín dụng trong cho vay
Chi nhánh chƣa có công cụ đo lƣờng chi tiết từng loại rủi ro tín dụng mà chỉ đo lƣờng chung chung dựa vào cảm tính của CBTD, từ đó gây khó khăn cho việc ra quyết định cho vay và nhận biết rủi ro.
Hiện nay, LPB Gia Lai áp dụng mô hình đánh giá và đo lƣờng rủi ro tín dụng trong cho vay thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo Quy định về xếp hạng khách hàng doanh nghiệp ngày 24/6/2010 và quy định về xếp hạng khách hàng thể nhân ngày 23/6/2010 do LPB ban hành.
Đối với khách hàng cá nhân: Chi nhánh chấm điểm theo các tiêu chí sau:
Chỉ tiêu định tính: Tƣ cách pháp nhân, Độ tuổi, số ngƣời sống phụ thuộc, tình trạng nhà ở, tình trạng hôn nhân, loại công việc, trình độ học vấn, thời gian cƣ trú, phƣơng tiện đi lại, quan hệ tín dụng với LPB Gia Lai...
Chỉ tiêu định lƣợng: Thu nhập hàng tháng, chi phí sinh hoạt, giá trị các khoản nợ.
Đối với khách hàng doanh nghiệp: Chi nhánh xếp hạng theo các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu định tính: vị thế, khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, uy tín, trình độ kinh nghiệm của ban lãnh đạo, quan hệ với LPB...
Chỉ tiêu định lƣợng: Khả năng thanh khoản, hiệu quả hoạt động, khả năng tự tài trợ, khả năng sinh lợi...
Căn cứ vào tổng số điểm đạt đƣợc, khách hàng sẽ đƣợc phân loại theo các mức xếp hạng nhƣ nhau: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Mức xếp hạng theo hệ thống xếp hạng là cơ sở để lãnh đạo quyết định cấp tín dụng.
Hiện nay, tại LPB Gia Lai công tác chấm điểm khách hàng đƣợc thực hiện song song với quá trình lập hồ sơ tín dụng đối với 100% khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh; Và định kỳ hàng quý, chi nhánh tiến hành xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng chỉ mang tính hình thức, đối phó, không phát huy đƣợc chức năng và mục tiêu hỗ trợ cho việc ra quyết định cho vay và quản trị rủi ro mà công tác này hƣớng đến.
Việc xếp hạng tín dụng không phản ánh đƣợc chất lƣợng tín dụng do nguồn dữ liệu để thực hiện việc xếp hạng và chấm điểm chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan của CBTD. Trên thực tế, khách hàng nợ quá hạn vẫn đƣợc xếp hạng tín nhiệm BB (tƣơng đối an toàn).
Bảng mô tả đánh giá xếp hạng tín dụng đƣợc trình bày trong phụ lục 1 đính kèm.