6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2 NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.2.5 Nâng cao động lực thúc đẩy
- Động cơ là cái có tác dụng chi phối, thúc đẩy người ta suy nghĩ và hành động. Đó chính là sức mạnh bên trong thúc đẩy con người hoạt động, chỉ đạo hành vi và làm gia tăng lòng quyết tâm bền bỉ giành lấy mục tiêu [5, tr.266].
- Nâng cao động lực thúc đẩy chính là sử dụng các chính sách, biện pháp, cơng cụ để tác động lên người lao động nhằm làm cho họ có nhiều phấn chấn, hăng say, tự nguyện trong cơng việc để thực hiện cho mục tiêu của tổ chức.
- Người làm nhân sự có thể tác động vào những yếu tố sau để nâng cao động lực thúc đẩy cho người lao động:
a. Chế độ tiền lương
- Tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hồn thành cơng việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động [3,tr.274].
- Tiền lương bao gồm: lương cơ bản, các khoản phụ cấp, phúc lợi xã hội, thu nhập tăng thêm, thưởng.
- Chế độ tiền lương của các tổ chức đều hướng tới các mục tiêu chủ yếu: thu hút lao động, duy trì nhân viên giỏi, kích thích nhân viên, hiệu quả chi phí và đáp ứng yêu cầu của pháp luật [3, tr280-281].
- Có ba hình thức trả lương: trả lương theo thời gian,trả lương theo trình độ, năng lực, trả lương theo kết quả thực hiện công việc [3, tr282-283].
- Những yếu tố tác động đến tiền lương nhân viên: bản thân doanh nghiệp, công việc, cá nhân người lao động.
- Biện pháp để tiền lương là động lực thúc đẩy nhân viên: + Xây dựng chính sách tiền lương rõ ràng, minh bạch. + Cơ cấu tiền lương hợp lý
b. Điều kiện làm việc
- Điều kiện việc làm là tập hợp cá yếu tố của mơi trường lao động có tác động lên trạng thái chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng như về lâu dài.[5, tr49]
- Cải thiện điều kiện giúp bảo vệ sức khỏe người lao động, tránh bệnh nghề nghiệp, tạo ra trạng thái hưng phấn khi làm việc giúp nâng cao hiệu suất lao động.
- Biện pháp cải thiện điều kiện lao động:
+ Thay đổi tính chất cơng việc. Để thay đổi tính chất cơng việc, phải tập trung vào nghiên cứu cải tiến công cụ lao động, đổi mới công nghệ và trang bị đầy đủ thiết bị kỹ thuật mới cho quá trình lao động.
+ Giữ vệ sinh môi trường làm việc, đồng thời cải thiện môi trường làm việc như: ánh sáng, tiếng ồn, bụi, nhiệt độ…
+ Đảm bảo chính sách an tồn lao động, bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
c. Sự thăng tiến trong công việc
Thăng tiến trong cơng việc có nghĩa là đạt được vị trí cao hơn trong tập thể. Sự thăng tiến có ý nghĩa tạo động lực rất lớn,nó khiến người lao động khẳng định được bản thân tạo ra cảm giác thành cơng kích thích tinh thần làm việc.
Mọi người lao động thì đều có tinh thần cầu tiến, họ ln khao khát tìm cơ hội để phát triển nghề nghiệp, tìm cho mình vì trí khá hơn trong sự nghiệp của bản thân. Chính vì vậy, sự thăng tiến là động lực thúc đẩy làm việc làm tăng hiệu quả công việc.
+ Xây dựng vị trí việc làm kế tiếp nhau để người lao động có thể xác định được vị trí tiếp theo.
+ Đưa ra từng tiêu chuẩn, yêu cầu cho những vị trí để người lao động xác định được mục tiêu phấn đấu
+ Đưa ra những chính sách hợp lý khi người lao động hồn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Việc tạo điều kiện thăng tiến cho người lao động được thể hiện sự quan tâm, tin tưởng, tín nhiệm của lãnh đạo đơn vị đối với người lao động.
d. Yếu tố tinh thần
- Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng yếu tố tinh thần tức là dùng lợi ích tinh thần để nâng cao tính tích cực, tự giác, trách nhiệm, sự trung thành, khả năng làm việc của người lao động.
- Yếu tố tinh thần thuộc về tâm lý con người và không thể định lượng được. Ví dụ: lời khen, tuyên dương, hành xử của cấp trên và cấp dưới, cảm giác được công nhận, phong trào thể thao văn nghệ, tham quan, du lịch,…
- Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng yếu tố tinh thần có ý nghĩa: tạo sự thỏa mãn cho người lao động, tạo ra sự tin tưởng, cảm giác an toàn cho người lao động. Nhờ vào đó họ sẽ hăng say và cống hiến hết sức mình cho cơng việc.
- Biện pháp nâng cao yếu tố tinh thần:
+ Thường xuyên quan tâm tới nhân viên, tìm hiểu những khó khăn vướng mắc của cá nhân họ.
+ Xây dựng các hoạt động thể thao, văn nghệ, tham quan, du lịch.
e. Thay đổi vị trí cơng việc
Trong q trình hoạt động thì nhiệm vụ của đơn vị sẽ trở nên phức tạp hơn. Do đó, số lượng ngành nghề cũng như vị thế của công việc cũng sẽ được
phát triển khơng ngừng.Cùng vói nó, sự gia tắng các đòi hỏi và nhu cầu cá nhân cũng khiến người lao động muốn thay đổi vị trí việc làm.
Thay đổi vị trí việc làm có nghĩa là đưa người lao động đến những vị trí việc làm mới khác hẳn so với vị trí việc làm cũ.
Thơng qua việc thay đổi vị trí việc, có thể tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả hơn, bởi vì người lao động có cảm giác mới mẻ trong cơng việc, học hỏi, tích lũy nhiều kiến thức mới, thêm kinh nghiệm, khẳng định bản thân và tạo cơ hội thăng tiến cho bản thân.
Thực hiện thay đổi vị trí việc làm bằng cách luân phiên cơng việc của người lao động. Họ có thể thử sức mình tại các cấp độ cơng việc khác nhau. Từ đó, tìm ra những vị trí thích hợp với sở trường của người lao động.
Thay đổi việc làm sẽ dựa trên: tâm tư nguyện vọng của người lao động, chuyên môn, sở trường của người lao động, yêu cầu của công việc.
1.3 . CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH Y TẾ