Nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm y tế thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 85 - 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3Nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực

Thực tế tại Trung tâm Y tế thành phố Tam Kỳ cho thấy, số lượng nguồn nhân lực có trình độ thấp chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cịn yếu một số kỹ năng cần thiết trong công việc.

Để công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực được tốt, đơn vị cần phải xác định được đối tượng nào cần phải đào tạo, đào tạo kỹ năng nào là phù hợp, đào tạo theo phương pháp nào.

Do đặc điểm hoạt động của đơn vị yêu cầu người lao động phải có các kỹ năng cần thiết trong q trình thực hiện cơng việc. Mỗi phòng ban, bộ phận cần có các kỹ năng khác nhau. Cụ thể được tổng hợp ở bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4. Các kỹ năng cần có của người lao động tại TTYT TP Tam Kỳ trong thời gian tới

STT Bộ phận Kỹ năng

1 Quản lý chung Lãnh đạo, ra quyết định, giao tiếp, xử lý tình huống

2 Tài chính kế tốn Tính tốn, tổng hợp số liệu, phân tích 3 Tổ chức – Hành chính Tính tốn, tổng hợp dữ liệu, lập kế

hoạch, cập nhật văn bản, giao tiếp 4 Kế hoạch nghiệp vụ Lập kế hoạch, tổng hợp dữ liệu, giao

tiếp, công nghệ 5 Truyền thông giáo dục

sức khỏe

Tuyên truyền, vận động, thống kê, giao tiếp

6 Nhân viên y tế Giao tiếp, làm việc nhóm, xử lý tình huống

(Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính)

Dựa vào bảng 2.10 ta thấy đối với từng vị trí cụ thể người lao động sẽ cần có các kỹ năng khác nhau để đáp ứng công việc. Do đặc điểm nghề nghiệp và thâm niên công tác nên kinh nghiệm và kỹ năng đi kèm cũng sẽ được tích lũy dần. Qua đó, đối với các bộ phận quản lý cần các kỹ năng như: lãnh đạo, ra quyết định, giao tiếp, xử lý tình huống…. Cịn đối với các nhân viên y tế cần có các kỹ năng như: giao tiếp, làm việc nhóm,…

Căn cứ vào chiến lược phát triển của TTYT TP Tam Kỳ, kết quả phân tích thực trạng kỹ năng của NNL tại Trung tâm và yêu cầu về năng lực của người lao động thì nhu cầu đào tạo về kỹ năng của TTYT TP Tam Kỳ trong thời gian tới được trình bày như bảng 3.5

Bảng 3.5. Dự kiến nhu cầu về đào tạo kỹ năng của Trung tâm trong giai đoạn 2016 - 2020

Nội dung

đào tạo Phương pháp đào tạo

Đối tượng đào tạo Số lượt đào tạo/năm Kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá công việc Tổ chức lớp do chính người có kinh nghiệm và chuyên gia về giảng dạy

Tất cả nhân viên tại Trung

tâm 250

Kỹ năng giao tiếp

Tổ chức lớp do chính người có kinh nghiệm và chuyên gia về giảng dạy

Tất cả nhân viên tại Trung tâm 250 Kỹ năng giải quyết tình huống Tổ chức lớp do chính người có kinh nghiệm và chuyên gia về giảng dạy

Tất cả nhân viên tại Trung tâm

250 Kỹ năng làm

việc nhóm

Tổ chức lớp học và mời giảng viên chuyên ngành y để giảng dạy phối hợp làm việc nhóm trong y tế Nhân viên y tế 200 Kỹ năng ngoại ngữ Tổ chức các lớp học, mời giảng viên ngoại ngữ chuyên ngành y về giảng dạy

Nhân viên y

tế 200

Tổng 1.150 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính)

Đối với ngành nghề đặc thù như ngành y tế thì kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giải quyết tình huống là những kỹ năng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hiện nay, bộ y tế đang dần thay đổi từ làm việc theo y đức hướng sang chú

trọng đến sự hài lịng của người bệnh. Chính vì vậy, mỗi nhân viên y tế phải giao tiếp thật tốt đối với bệnh nhân đồng thời cũng đưa ra những cách giải quyết tình huống đúng đắn để đạt được sự hài lòng của bệnh nhân. Chính vì vậy, đơn vị cần phải có những biện pháp để nâng cao các kỹ năng còn hạn chế này.

Đối với kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xử lý tình huống trong bệnh viện: đơn vị cần thường xuyên tổ chức các lớp học mời các chuyên gia có kinh nghiệm về để hướng dẫn nhân viên. Đồng thời cũng mở các lớp thực hành, đưa ra các tình huống thực tế, đã từng xảy ra để nhân viên cùng nhau rèn luyện đưa ra phương án xử lý tốt nhất.

Ngoài việc cải thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống, đơn vị cũng cần nâng cao các kỹ năng khác cho nhân viên như: làm việc nhóm, tự kiểm tra và đánh giá công việc, ngoại ngữ..Đơn vị có thể nâng cao bằng biện pháp cư người tham gia trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng giữa các đơn vị với nhau, sau đó về hướng dẫn lại cho nhân viên của Trung tâm. Hoặc có thể cử nhân viên tham gia các khóa học ngắn hạn và dài hạn trong và ngoài nước để nâng cao kiến thức chun mơn, qua đó cải thiện kỹ năng của bản thân.

Kết quả phân tích thực trạng nguồn nhân lực và kết quả công tác phát triển nguồn nhân lực tại TTYT TP Tam Kỳ cho thấy phải tăng quy mô bồi dưỡng ngắn hạn thường xuyên để đáp ứng nhu cầu hoạt động trong giai đoạn đến năm 2020.

Nghiên cứu trong chương 1 cho thấy, ứng với mỗi vị trí khác nhau, người lao động sẽ cần các kỹ năng khác nhau để đáp ứng công việc, đặc về các nhà quản lý thì yêu cầu các kỹ năng cịn cao hơn. Nguồn nhân lực có khả năng liên kết và tạo ra hiệu quả cơng việc cao hay thuộc cịn phụ thuộc vào

nhà quản lý. Chính vì vậy đơn vị cũng cần chú trọng đến việc phát triển kỹ năng của đội ngũ quản lý.

Việc đào tạo chỉ có ý nghĩa nếu người lao động ap dụng những cái đã học vào thực tế. Vì vậy, vấn đề quan trọng của đào tạo kỹ năng là cần phải tạo môi trường cho nhân viên ap dụng kỹ năng mà họ đã học được.

Một vấn đề nữa đặt ra là đối tượng cụ thể nào được tham gia đào tạo, cần ưu tiên đào tạo trước, thời gian nào, chi phí bao nhiêu? Để làm tốt việc này thì đơn vị phải đưa ra nguyên tắc, tiêu chí tuyển chọn và cần phải công bằng trong việc tuyển chọn. Bên cạnh đó, cần phải xác định nguồn kinh phí được sử dụng: thời gian sử dụng, thủ tục được cấp, các điều kiện bảo vệ đơn vị nếu người lao động khơng hồn thành hoặc bỏ việc…

Đơn vị cần phải đưa ra các tiêu chí và cách thức đánh giá kết quả đào tạo. Trên cơ sở này, đơn vị xác định mức đáp ứng của người lao động. Từ đó đưa ra chiến lược nhân sự phù hợp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm y tế thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 85 - 89)