Y TẾ TẠI HUỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM
3.2.2. Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nguồn nhân
nhân lực y tế
a. Ngành chuyên môn cần ưu tiên đào tạo
Xây dựng Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực y tế tại huyện. Trong đó, ưu tiên đào tạo một số chuyên ngành đang thiếu hụt như bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ cộng đồng, dược sĩ đại học, điều dưỡng cao đẳng, đại học...để nâng cao chất lượng và bổ sung nguồn nhân lực đang thiếu hụt tại thành phố và tuyến xã.
Trong những năm qua, chính sách thu hút nhân tài của tỉnh Quảng Nam nói chung và của huyện Đại Lộc nói riêng được chú trọng đáng kể. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu về nhân lực y tế cho huyện cả về số lượng và chất lượng đến năm 2020 theo mục tiêu chiến lược của huyện thì bên cạnh việc đào tạo bác sĩ, cần có chính sách thu hút bác sĩ và phải ưu tiên đào tạo đối tượng điều dưỡng và kỹ thuật viên y tế trước vì thời gian đào tạo đối tượng này ngắn.
b. Các hình thức đào tạo cho cán bộ y tế
Đa dạng hóa, phối hợp giữa các hình thức đào tạo: đào tạo chính qui, đào tạo liên thông, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo theo hình thức cử tuyển, liên kết với các trường Đại học Y, Dược đào tạo bác sĩ, dược sĩ chuyên tu, cử nhân y tế tại chức và đại học các chuyên ngành khác (điều dưỡng, hộ sinh...) hệ vừa học vừa làm.
+ Đào tạo chính quy: là loại hình đào tạo chính, chiếm đa số số lượng học viên trong các trường y dược. Cần khuyến khích và có chính sách hỗ trợ người theo học các chuyên ngành y bác sĩ,các ngành học và bậc học phục vụ công tác KCB trong tương lai.
+ Đào tạo liên thông: cần chú trọng đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học và hệ vừa học, vừa làm. Chính hình thức này có thể giữ chân các cán bộ y tế vùng miền núi, vùng sâu.
+ Đào tạo theo địa chỉ sử dụng: Đây là giải pháp có thể đáp ứng nhu cầu cho các xã khó khăn của huyện. Việc đào tạo này giúp các tuyến xã có thêm nhân lực y tế để đáp ứng nhu cầu KCB cho đồng bào ở các xã, đặt biệt là các trạm y tế xã miền núi của huyện. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả và giữ chân nhân lực y tế cho các trạm y tế thì huyện cần có điều kiện ràng buộc nhằm khắc phục tình trạng nhân lực chuyển đi nơi khác sau khi tốt nghiệp như hiện nay.
+ Đào tạo theo hình thức cử tuyển: Ưu tiên cho các đối tượng học sinh miền núi của huyện như: xã Đại Hồng, xã Đại Sơn, xã Đại Lãnh; người dân tộc thiểu số để sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng bố trí công tác tại khu vực này và đồng thời nhân lực cũng gắn bó lâu dài với các trạm y tế minh công tác vì đây là nơi họ sinh ra và lớn lên.
Liên kết với tuyến tỉnh, tuyến Trung ương để đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của nhân lực y tế, tuyến cơ sở theo hình thức cử cán bộ đi đào tạo hoặc mời cán bộ về chuyển giao kỹ thuật tại chỗ.
Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phải đảm bảo các căn cứ khoa học và phù hợp với định hướng phát triển. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực không chỉ quan tâm đến kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mà còn chú ý đến rèn luyện tác phong công nghiệp, bồi dưỡng lương tâm nghề nghiệp và niềm tự hào về nghề nghiệp cho nguồn nhân lực.
Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có thể vừa học vừa làm, ban hành và thực hiện chính sách hổ trợ học bổng, chi phí đào tạo và có điều kiện ràng buộc, bố trí người khác đảm nhận vị trí công việc hiện tại của người được cử đi đào tạo.
+ Đào tạo trong quá trình làm việc: Thông qua quá trình làm việc để học tập kỹ năng và kiến thức. Việc đào tạo này được tiến hành trong môi trường và điều kiện làm việc thực tế và được đào tạo bởi người có kinh nghiệm.
Những công việc mang tính kỹ thuật hoặc các thao tác liên quan đến máy móc, thiết bị khám chữa bệnh phát huy được lợi thế khi đào tạo trong quá trình làm việc. Thông qua hình thức này người được đào tạo trực tiếp nắm các kỹ năng làm việc và nâng cao năng lực công tác. Hình thức này có ưu điểm là chi phí đào tạo tương đối thấp.
c. Chính sách hỗ trợ đào tạo đối với những ngƣời đi học đặc biệt có chế độ ƣu tiên đối với bậc sau đại học, đào tạo bác sĩ chuyên khoa
Quyết định 05/2014/QĐ-UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo đối với sinh viên đang học bác sỹ, bác sỹ nội trú; Chính sách đào tạo chuyên sâu viên chức sự nghiệp y tế công lập tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2017-2021 là đề xuất mới nhất của UBND tỉnh Quảng Nam tại kỳ họp ngày 18/4/2017, mục tiêu đào tạo 88 êkip với 382 viên chức y tế tham gia và 64 bác sĩ chuyên sâu, với tổng kinh phí 16,8 tỉ đồng.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, thời gian qua, việc phát triển nhiều kỹ thuật mới trong điều trị đã được ngành y tế tỉnh tập trung đẩy mạnh, qua đó chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế nâng lên đáng kể, bước đầu giảm tình trạng quá tải ở tuyến trên và giảm một phần chi phí cho người bệnh. Tuy nhiên, theo nhận định của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, việc phát triển kỹ thuật mới không đồng đều, chủ yếu tập trung ở bệnh viện tuyến tỉnh; một số bệnh viện tuyến huyện còn rất hạn chế, nhất là khu vực miền núi. Nhu cầu cấp bách của Quảng Nam hiện nay là cần số lượng đội ngũ bác sĩ nhiều hơn, trang thiết bị y tế được đầu tư tốt hơn... Đây là cơ sở để phát triển các dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần giảm thiểu tình trạng vượt tuyến, trái tuyến.
Quảng Nam cũng đang đối diện thực trang hầu hết cơ sở y tế tuyến huyện thiếu bác sĩ chuyên môn thực hiện một số dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng kịp thời yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Trong khi đó, các
trung tâm y tế tuyến huyện đang gặp trở ngại trong việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh về chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức... do chưa có đủ bác sĩ có trình độ chuyên khoa theo quy định.
Theo kế hoạch, đến năm 2021, toàn tỉnh mới đào tạo cơ bản đảm bảo số bác sĩ chuyên ngành. Vì vậy, từ năm 2017 và những năm tiếp theo, ngành y tế ưu tiên đào tạo các chuyên ngành bức xúc, đồng thời tăng cường bác sĩ tuyến tỉnh về tuyến huyện để vừa hỗ trợ kịp thời về chuyên môn, vừa đảm bảo điều kiện để thanh toán kinh phí bảo hiểm y tế theo quy định.
Trên cơ sở các chính sách hỗ trợ và ưu tiên phát triển nguồn nhân lực y tế của tỉnh, huyện Đại Lộc cần có những chính sách riêng nhằm hỗ trợ đào tạo đối với người đi học ở các bậc đại học và sau đại học thuộc ngành y tế.
Huyện nên điều tra khảo sát lại các sinh viên là con em của huyện đang theo học tại các trường y dược tên toàn quốc. Phối hợp với các trường tăng cường tuyên truyền và có chính sách hỗ trợ các gia đình có con em đi học tại các trường y, dược để động viên con em họ sau khi tốt nghiệp về địa phương công tác.
Đối với các nhân viên y tế đang công tác tại các trạm y tế xã, cần lựa chọn đào tạo tiếp thành cử nhân y tế cộng đồng, với ràng buộc phải trở về phục vụ công tác ở tuyến xã. Hỗ trợ kinh phí và các khoản phí bắt buộc phải trả theo qui định và sinh hoạt phí, các khoảng lương, thưởng và phụ cấp được giữ nguyên.
Cần ưu tiên đầu tư ngân sách ðể hoàn chỉnh cơ sở vật chất, tãng cường trang thiết bị cho các trung tâm y tế huyện và xã để đảm bảo điều kiện cho cán bộ y tế sau khi đào tạo, nâng cao trình độ có thể sử dụng tốt theo trình dộ chuyên môn và nghiệp vụ của họ.