Y TẾ TẠI HUỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với các cơ quan Trung ƣơng
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế đảm bảo mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, kính đề nghị các cơ quan Trung ương quan tâm xem xét một số vấn đề sau:
Tạo điều kiện cho các tỉnh khu vực miền núi, còn nhiều khó khăn được nhận các Dự án đầu tư phát triển hệ thống y tế, đặc biệt ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống y tế các tuyến, đặc biệt là tuyến huyện, xã. Xây dựng cơ chế ưu đãi đặc biệt để phát triển y tế cho các địa phương khó khăn, khu vực miền núi.
Phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo tăng chỉ tiêu đào tạo bác sỹ, dược sỹ cho các trường đại học Y Dược theo hướng đào tạo theo địa chỉ sử dụng để bổ sung nguồn nhân lực cho các tỉ ếu.
Tạo điều kiện để ngành y tế tỉnh Quảng Nam được tham gia liên kết trong đào tạo nhân lực y tế và nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới với các bệnh viện đầu ngành, các trường đại học lớn.
Xem xét, điều chỉnh một số chế độ lương, phụ cấp ngành y, cụ thể:
+ Phụ cấp thâm niên: bổ sung chế độ thâm niên cho ngành Y tế (hiện nay chỉ có ngành Giáo dục được chi trả trợ cấp thâm niên)
+ Phụ cấp trực: thay đổi mức chi trả phụ cấp phù hợp với thực tiễn, trường hợp không được nghỉ bù sau phiên trực thì phải bổ sung chế độ lương và phụ cấp cho người lao động.
+ Phụ cấp ưu đãi nghề: Bổ sung chi trả phụ cấp ưu đãi nghề trong cả thời gian đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ y tế.
Đổi mới và hoàn thiện Hệ thống y tế Việt Nam theo hướng công bằng – hiệu quả - phát triển. Người dân đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, có chất lượng.
3.3.2. Đối với địa phƣơng
Đề nghị UBND tỉnh xem xét bố trí biên chế sự nghiệp y tế hàng năm phù hợp với các quy định của Nhà nước, phù hợp với số giường bệnh được giao và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nói chung và của huyện.
Xây dựng chính sách nhằm giữ chân, thu hút đối với bác sỹ, dược sỹ đại học về công tác tại các huyện, xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, gặp nhiều khó khăn; chính sách thu hút các sinh viên giỏi, cán bộ
ộ chuyên môn cao, các chuyên gia giỏi về công tác tại tỉnh.
Sở Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan ban ngành triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại vào thực tiễn hoạt động chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong ngành y tế.
Xây dựng chiến lược phát triển nhân lực ngành y tế trong thời gian tới, trong đó chú trọng thu thập đầy đủ các thông tin về nguồn nhân lực y tế cần thiết để lập kế hoạch và phát triển các chính sách một cách hiệu quả.
Quan tâm hơn nữa trong công tác tuyển dụng, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo bồi dưỡng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, triển khai cho các đơn vị cấp huyện, cấp xã tham gia học tập nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn, năng lực công tác đội ngũ cán bộ, viên chức y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở.
Sở Y tế ban hành các chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực y tế trong lĩnh vực y tế dự phòng, cán bộ y tế cơ sở, vùng miền núi, vùng khó khăn; chính sách thu hút các sinh viên giỏi, cán bộ có trình độ chuyên môn cao.
Cân đối bổ sung, đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động cho tuyến huyện, tuyến xã đặc biệt là trong công tác đào tạo, bồi dưỡng thi đua, khen thưởng cho cán bộ, nhân viên.
Trung tâm Y tế huyện chủ động rà soát thực trạng y tế cơ sở, tham mưu cho UBND huyện, Sở Y tế ban hành các chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực y tế trong lĩnh vực y tế dự phòng, cán bộ y tế cơ sở, vùng miền núi, vùng khó khăn; chính sách thu hút các sinh viên giỏi, cán bộ có trình độ chuyên môn cao về phục vụ tại địa phương.
Quan tâm đầu tư nâng cấp, sữa chữa cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh tại trung tâm y tế và các trạm y tế xã, thị trấn xã.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở thực trạng phát triển nhân lực y tế tại huyện Đại Lộc giai đoạn 2012-2016 và những quan điểm, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành Y tế tỉnh nói chung, y tế huyện Đại Lộc nói riêng, đề tài đã đề xuất một số giải pháp thực hiện nhằm nâng cao, phát triển nguồn nhân lực y tế theo đúng định hướng phát triển của tỉnh và ngành y tế huyện trên một số khía cạnh, nội dung như:các chính sách để thu hút nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao để bổ sung cho hệ thống y tế các tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân; các chính sách về đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng nghề nghiệp; các chế độ đãi ngộ, ưu tiên nhằm động viên, tạo động lực thúc đẩy cho nguồn nhân lực y tế,…
Để có thể thực hiện được các giải pháp đưa ra trước hết cần có quan tâm của Đảng, chính sách Nhà nước, đối với sự nghiệp phát triển y tế. Bên cạnh đó phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trên cơ sở thực hiện những mục tiêu, những kế hoạch phát đã được xây dựng; có sự chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất của các cấp cơ sở để xây dựng đội ngũ nhân lực y tế đảm bảo số lượng, chất lượng.
KẾT LUẬN
Nguồn nhân lực y tế là tổng thể những người có khả năng lao động với thể lực, trí lực và phẩm chất đạo đức phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp trong lĩnh vực y tế, đang và sẽ tham gia vào các hoạt động nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân, cộng đồng.
Phát triển NNLYT đáp ứng nhu cầu về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân là quá trình hình thành cả về số lượng, chất lượng và bảo đảm cơ cấu hợp lý, phù hợp với mỗi một hoàn cảnh cụ thể nhất định.
Trên cơ sở thực trạng phát triển nhân lực y tế huyện Đại Lộc giai đoạn 2012-2016 và những quan điểm, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành Y tế tỉnh Quảng Nam nói chung, y tế huyện nói riêng, đề tài đã đề xuất một số giải pháp thực hiện nhằm nâng cao, phát triển nguồn nhân lực y tế theo đúng định hướng phát triển của huyện và ngành y tế trên một số khía cạnh, nội dung như:các chính sách để thu hút nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao để bổ sung cho hệ thống y tế các tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân; các chính sách về đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng nghề nghiệp; các chế độ đãi ngộ, ưu tiên nhằm động viên, tạo động lực thúc đẩy cho nguồn nhân lực y tế,…
Để có thể thực hiện được các giải pháp đưa ra trước hết cần có sự quan tâm của Đảng, chính sách của nhà nước đối với sự nghiệp phát triển y tế. Bên cạnh đó phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trên cơ sở thực hiện những mục tiêu, những kế hoạch phát đã được xây dựng; có sự chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất của các cấp cơ sở để xây dựng đội ngũ nhân lực y tế đảm bảo số lượng, chất lượng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1]Trịnh Thị Thúy An (2015), “Phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế tỉnh Quảng Ngãi” Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng
[2] PGS.TS Trần Xuân Cầu, PGS.TS Mai Quốc Chánh, (2012), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học kinh tế quốc dân.
[3] Trần Kim Dung (2005), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê.
[4] Hoàng Thị Hà Dung (2014), “Phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
[5] Nguyễn Thị Hiệp (2011) “Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã, tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng (2015).
[6] Cảnh Chí Hoàng và Trần Vĩnh Hoàng (2013), Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí phát triển và hội nhập.
[7] Phan Văn Kha trong nghiên cứu về "Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam",
[8] Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân, (2004), “Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội.
[9] Võ Xuân Tiến, Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà nẵng, Số 5(40).2010
[10] Nguyễn Hoàng Thanh (2011), “Phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
[11] Vũ Bá Thể (2005) “Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội năm.
[12] Võ Xuân Tiến (2013) “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại Đà Nẵng” Tạp chí Kinh tế và Phát triển; Số: 194;Từ trang: 74-80.
[13] Trần Anh Tuấn, Luận án tiến sĩ kinh tế (2007): “Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế”.
[14] Nguyễn Tuấn Vũ (2014), “Phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế tỉnh Đăk Lắk” Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
[15] Chính phủ (2013), Quyết định số122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
[16] Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/07/2015 của Bộ Y tế về phê duyệt kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh chữa bệnh giai đoạn 2015 – 2020
[17] Thông tư số 28/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế Quy định nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Y tế
[18] UBND tỉnh Quảng Nam, Quyết định Số: 4229/QĐ - UBND phê duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 – 2020”, [19] Quyết định 3681 /QĐ-UBND Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Lộc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”
[20] Quyết định 05/2014/QĐ-UBND Tỉnh Quảng Nam ban hành quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo đối với sinh viên đang học bác sỹ, bác sỹ nội trú; [21] Niên giám thống kê huyện Đại Lộc 2011-2016
[22] Báo cáo y tế huyện Đại Lộc các năm 2012-2016
[23] Báo cáo kiểm tra, giám sát việc triển khai văn bản vi phạm pháp luật về hệ thống tổ chức y tế ở Đại Lộc 2015,2016
[24 ] ILO.org [25] UNDP.org
[26] UNIDO.org
Nước ngoài
[1] Asadullah , Intikhab Alam , Niaz Mohammad, Mussawar Shah, Niaz Muhammad, (2011) “Dose human resources development contribute to community development”(Sự phát triển nguồn nhân lực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng)
[2] Ioan, Done and Ivana, Domazet (2011) “Improving the quality of human resources by implementation of internal marketing”(Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc thực hiện tiếp thị nội bộ)
[3] Peter Holland, “Attracting and Retaining Talent: Exploring Human Resources Development Trends in Australia” (Thu hút và duy trì tài năng: Tìm hiểu các xu hướng phát triển nguồ
Tác giả tổ chức khảo sát để tìm hiểu nguyện vọng người bệnh và người nhà bệnh nhân. Các ý kiến quý báu này sẽ giúp tác giả đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp đối với ngành y tế để khắc phục khó khăn, từng bước cải tiến chất lượng để phục vụ người dân tốt hơn. Bộ Y tế bảo đảm giữ bí mật thông tin và không ảnh hưởng đến việc điều trị. Xin trân trọng cảm ơn!
1. Tên bệnh viện: ………. 2. Ngày điền phiếu………..
3. Tên khoa nằm điều trị trước ra viện.………
THÔNG TIN NGƢỜI BỆNH
A1. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ A2. Tuổi …………
A3. Số di động (có thể không ghi): A4. Tổng số ngày nằm viện …ngày A5. Ông/Bà có sử dụng thẻ BHYT cho lần điều trị này không? 1. Có 2. Không
ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ
Ông/Bà đánh dấu gạch chéo vào một số từ 1 đến 5, tương ứng với mức độ hài lòng hoặc nhận xét từ rất kém đến rất tốt cho từng câu hỏi dưới đây:
là: là: là: là: là: Rất không hài lòng hoặc: Rất kém Không hài lòng hoặc: Kém Bình thường hoặc: Trung bình Hài lòng hoặc: Tốt Rất hài lòng hoặc: Rất tốt A. Khả năng tiếp cận
A1. Các sơ đồ, biển báo chỉ dẫn đường đến các khoa, phòng trong bệnh viện rõ ràng, dễ hiểu, dễ tìm.
A2. Thời gian vào thăm người bệnh được thông báo rõ ràng.
A3. Các khối nhà, cầu thang, buồng bệnh được đánh số rõ ràng, dễ tìm. A4. Các lối đi trong bệnh viện, hành lang bằng phẳng, dễ đi.
A5. Người bệnh hỏi và gọi được nhân viên y tế khi cần thiết.
B. Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị
B1. Quy trình, thủ tục nhập viện rõ ràng, công khai, thuận tiện.
B2. Được phổ biến về nội quy và những thông tin cần thiết khi nằm
2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1
B5. Được công khai và cập nhật thông tin về dùng thuốc và chi phí điều trị.
C. Cơ sở vật chất và phƣơng tiện phục vụ ngƣời bệnh
C1. Buồng bệnh nằm điều trị khang trang, sạch sẽ, có đầy đủ các thiết bị điều chỉnh nhiệt độ phù hợp như quạt, máy sưởi, hoặc điều hòa. C2. Giường bệnh, ga, gối đầy đủ cho mỗi người một giường, an toàn,
chắc chắn, sử dụng tốt.
C3. Nhà vệ sinh, nhà tắm thuận tiện, sạch sẽ, sử dụng tốt.
C4. Được bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự, phòng ngừa trộm cắp, yên tâm khi nằm viện.
C5. Được cung cấp quần áo đầy đủ, sạch sẽ. C6. Được cung cấp đầy đủ nước uống nóng, lạnh.
C7. Được bảo đảm sự riêng tư khi nằm viện như thay quần áo, khám bệnh, đi vệ sinh tại giường… có rèm che, vách ngăn hoặc nằm riêng.
C8. Căng-tin bệnh viện phục vụ ăn uống và nhu cầu sinh hoạt thiết yếu đầy đủ và chất lượng.
C9. Môi trường trong khuôn viên bệnh viện xanh, sạch, đẹp.
D. Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế
D1. Bác sỹ, điều dưỡng có lời nói, thái độ, giao tiếp đúng mực.
D2. Nhân viên phục vụ (hộ lý, bảo vệ, kế toán…) có lời nói, thái độ, giao tiếp đúng mực.
D3. Được nhân viên y tế tôn trọng, đối xử công bằng, quan tâm, giúp đỡ.
D4. Bác sỹ, điều dưỡng hợp tác tốt và xử lý công việc thành thạo, kịp thời.
D5. Được bác sỹ thăm khám, động viên tại phòng điều trị.
D6. Được tư vấn chế độ ăn, vận động, theo dõi và phòng ngừa biến chứng.
D7. Nhân viên y tế không có biểu hiện gợi ý bồi dưỡng.
E. Kết quả cung cấp dịch vụ
E1. Cấp phát thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ, chất lượng. E2. Trang thiết bị, vật tư y tế đầy đủ, hiện đại, đáp ứng nguyện vọng. E3. Kết quả điều trị đáp ứng được nguyện vọng.
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
viện điều trị tốt, vượt quá mong đợi của Ông/Bà)
G2 Nếu có nhu cầu khám, chữa những bệnh tương tự, Ông/Bà có quay trở lại hoặc giới thiệu cho người khác đến không?
1. Chắc chắn không bao giờ quay lại
2. Không muốn quay lại nhưng có ít lựa chọn khác