NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CP DANACAM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị kênh phân phối sản phẩm phân bón tại công ty cổ phần DANACAM trên thị trường miền trung tây nguyên (Trang 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CP DANACAM

a. Giới thiệu công ty

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP II ĐÀ NẴNG (DANACAM)

Trụ sở : 38 Pasteur - Q.Hải Châu, TP Đà Nẵng Tel : 84.0511.3826886 - 3822561

Fax : 84.0511.3822437

Vốn điều lệ: 27.140.420.000 đồng, trong đó phần vốn nhà nƣớc chiếm tỷ trọng 38,2%. Khi thành lập, công ty có 5 cổ đông sáng lập và 52 cổ đông khác.

Hiện nay Công ty có 2 Xí nghiệp trực thuộc, đặt trụ sở tại Đà Nẵng là: - Xí nghiệp Dịch vụ sản xuất Vật tư Nông nghiệp.

- Xí nghiệp Kinh doanh và Vận tải Vật tư Nông nghiệp.

và một Chi nhánh đặt trụ sở tại Diêu Trì, Tuy Phƣớc, Bình Định là:

- Chi nhánh Công ty Vật tư Nông nghiệp II Diêu Trì.

b. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Danacam Đà Nẵng trƣớc đây là Trạm Vật tƣ nông nghiệp cấp I Đà Nẵng đƣợc thành lập sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng theo quyết định số 308/NN-TCCB-QN 13/11/1975 của Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT.

Xô. Nhƣng kể từ khi hệ thống này tan vỡ, công ty rơi vào tình trạng hết sức khó khăn vì nguồn hàng cung ứng bị cắt giảm trong khi chƣa tìm đƣợc các nhà cung ứng mới. Trƣớc tình hình đó, công ty đã phấn đấu không ngừng cùng với cơ chế chính sách hợp lý, công ty không những khắc phục đƣợc những khó khăn trên mà đã liên tục gặt hái đƣợc nhiều thành quả tốt đẹp và ngày càng khẳng định đƣợc chính mình.

Ngày 08/03/1993 Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm đã ký quyết định số 48/NN TCCB-QĐ thành lập lại công ty Danacam ( Hay công ty vật tƣ Nông nghiệp II ) Đà Nẵng, tên giao dịch là VIGECAM DANANG.

Ngày 3/11/2005 Bộ NN&PTNT đã có quyết định số 3038/QĐ về việc cổ phần hoá công ty Danacam. Đại hội Cổ đông công ty đƣợc tiến hành vào ngày 30/3/2006 và công ty đã tiến hành hoạt động từ ngày 31/3/2006 dựa trên điều lệ hoạt động đã đƣợc Đại hội thông qua và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203000945 do Sở Kế hoạch Đầu tƣ TP Đà Nẵng cấp ngày 31/3/2006, luật Doanh nghiệp và các quy định Pháp lý hiện hành có liên quan.

c. Định hướng phát triển

Luôn phấn đấu để trở thành Công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm phân bón hàng đầu Việt Nam.

2.1.2 Đặc điểm về nguồn lực của công ty Cổ phần Danacam

a. Tình hình sử dụng nguồn cơ sở vật chất

* Văn phòng làm việc:

Hiện công ty đang sở hữu 3 khu văn phòng làm việc ở ngay trung tâm thành phố, rất thuận lợi cho việc giao dịch kinh doanh, quan hệ với khách hàng trong và ngoài nƣớc:

Trụ sở chính: 38 Pasteur, Đà Nẵng. Diện tích: 1039 m2

Nữ Vƣơng, Đà Nẵng. Diện tích: 400 m2

Văn phòng Chi nhánh Công ty Vật tƣ nông nghiệp II Diêu Trì: Thị trấn Diêu Trì – Bình Định. Diện tích: 600 m2

* Kho chứa hàng hoá:

Diện tích đất sử dụng làm kho: 42.650 m2, diện tích kho chuyên dùng: 15.600 m2

Kho Bắc Mỹ An: là kho bảo quản phân bón lớn nhất và hiện đại nhất miền Trung. Diện tích: 29.000 m2

Vị trí: Nằm trên đƣờng giao thông chính nối với quốc lộ 14B và cảng Tiên Sa.

Kho Bắc Mỹ An có 5 nhà kho chuyên dùng chứa phân hoá học, công suất mỗi kho khoảng 6.000 tấn; hệ thống cân chìm để cân xe có tải trọng 25 tấn; và các thiết bị phụ trợ khác nhƣ trạm hạ thế điện, kho bao bì, gara chuyên dùng để phục vụ cho việc đóng gói phân rời, sản xuất phân tổng hợp.

Kho 122 Trưng Nữ Vương: là kho bán lẻ phân bón. Diện tích: 600 m2

Kho phân bón Diêu Trì – Bình Định: là kho bảo quản và dự trữ phân bón cho Tây Nguyên. Diện tích: 15.000 m2

Vị trí: Nằm trên đƣờng giao thông chính nối với quốc lộ 14 và cảng Quy Nhơn, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kho Diêu Trì có 3 nhà kho chuyên dùng chứa phân hoá học, công suất mỗi kho khoảng 6.000 tấn; hệ thống cân chìm để cân xe có trọng tải 25 tấn; và các thiết bị phụ trợ khác nhƣ trạm hạ thế điện, kho bao bì, gara chuyên dùng để phục vụ cho việc đóng gói phân rời, sản xuất phân tổng hợp.

b.Tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty

Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán của công ty

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

I. TÀI SẢN

A. TSLĐ & ĐTNH 34.362.710 90,83 36.789.915 91,13 39.186.178 91,08 2.427.205 7,06 2.396.263 6,51

1. Vốn bằng tiền 4.036.501 10,67 4.567.239 11,31 5.260.874 12,23 530.738 13,15 693.635 15,18

2. Khoản phải thu 9.251.490 24,45 9.872.389 24,45 10.372.489 24,11 620.899 6,71 500.100 5,06

3. Hàng tồn kho 21.074.719 55,71 22.359.287 55,38 23.552.815 54,74 1.284.568 6,10 1.193.528 5,34 B. TSCĐ & ĐTDH 3.468.625 9,17 3.580.929 8,87 3.835.456 8,92 112.304 3,24 254.527 7,11 1.TSCĐ 12.000 0,03 13.000 0,03 14.000 0,03 1.000 8,33 1.000 7,69 2. Đầu tƣ dài hạn 3.456.625 9,14 3.567.929 8,84 3.821.456 8,88 111.304 3,22 253.527 7,11 TỔNG TS 37.831.335 100 40.370.844 100 43.021.634 100 2.539.509 6,71 2650790 6,57 II. NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 23.005.948 60,81 24.182.759 59,90 25.032.880 58,19 1.176.811 5,12 880.121 3.64 1.Nợ ngắn hạn 22.228.902 58,76 23.362.532 57,87 24.162.533 56,16 1.133.630 5,10 800.001 3,42 2.Nợ dài hạn 777.046 2,05 820.227 2,03 870.347 2,03 43.181 5,56 50.120 6,11 B. Nguồn vốn CSH 14.825.387 39,19 16.188.085 40,1 17.988.754 41,81 1.362.698 9,19 1.800.669 11,12 1.Nguồn vốn KD 14.705.387 38,87 16.066.723 39,79 17.866.754 41,53 1.361.336 9,26 1.800.031 11,2 2. Nguồn vốn quỹ 120.000 0,32 121.362 0,3 122.000 0,28 1.362 1,14 638 0,53 TỔNG NV 37.831.335 100 40.370.844 100 43.021.634 100 2.539.509 6,71 2.650.790 6,57

Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ công ty

Theo tình hình số liệu của công ty qua các năm thì ta thấy rằng trong bảng tài sản nguồn vốn bằng tiền của công ty tăng trƣởng đều qua các năm.

mặt này cũng tiếp tục tăng với mức 15,18%. Tiền mặt tăng qua các năm do công ty đã thu hồi đƣợc vốn từ khách hàng trong nƣớc. Vì đây là công ty Thƣơng mại nhà nƣớc, chủ yếu là nhập khẩu phân bón cung cấp cho miền Trung – Tây Nguyên nên tỷ trọng hàng tồn kho và khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao (khoảng 80% qua các năm). Tuy nhiên, trong năm nay (2013) do sự ảnh hƣởng của nhu cầu tiêu thụ làm tỉ lệ phần trăm tăng sản lƣợng hàng tồn kho giảm đi nhƣng không đáng kể (giảm 0,64%).

Nguồn vốn của công ty chủ yếu đƣợc tài trợ từ các khoản nợ ngắn hạn, chiếm trên 56% tổng nguồn vốn của công ty, do công ty thƣờng nhập khẩu một khối lƣợng lớn hàng hoá với giá trị lớn nên phải mất một thời gian nhât định để thực hiện việc mở L/C và nhận hàng rồi mới thanh toán, vì vậy phải huy động phần lớn nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài. Còn nợ dài hạn chỉ chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ (chỉ khoảng 2%)

Bảng 2.2 Các thông số tài chính của công ty qua các năm

Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ công ty

Qua bảng trên cho thấy khả năng thanh toán của công ty ngày càng đƣợc cải thiện, các chỉ tiêu thanh toán đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, khả năng thanh toán hiện hành cao hơn 1,6 lần chứng tỏ mức luân chuyển hàng tồn kho và các khoản phải thu không cao, thể hiện rằng nguồn vốn thanh toán cần thiết cho các khoản vay hiện tại còn thấp vì mức đạt yêu cầu phải nằm trong khoảng 2-3. Điều này gây bất lợi đối với một doanh nghiệp kinh doanh phân

Công thức Chỉ tiêu (lần) 2011 2012 2013

TSLĐ/NNH Khả năng thanh toán hiện hành 1,55 1,57 1,62

(TSLĐ-TK)/NNH Khả năng thanh toán nhanh 0,60 0,62 0,64

Vốn bằng tiền/NNH Khả năng thanh toán bằng tiền 0,18 0,20 0,28

Tổng nợ/ Tổng TS Nợ trên tài sản 0,61 0,60 0,58

Tổng nợ/VCSH Nợ trên vốn chủ 1,55 1,49 1,39

bón, vì vậy công ty cần có biện pháp để tiêu thụ nhanh, tránh ứ đọng hàng tại kho và đôn đốc khách hàng trong khâu thanh toán. Khả năng thanh toán nhanh của công ty đạt 0,65 chƣa nằm trong khoảng đạt yêu cầu là 1-2 cho các doanh nghiệp, điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp về việc chi trả các hoá đơn đến hạn nếu ứ đọng hàng tồn kho vì nguồn vốn dự trữ sẵn sàng đáp ứng không cao.

Nhìn vào thông số nợ trên tài sản ta qua các năm ta thấy có sự biến động nhƣng không đáng kể. Điều này cho thấy công ty sử dụng vốn vay để tài trợ cho tài sản là gần nhƣ không thay đổi. Tuy nhiên, hệ số nợ của công ty khá cao, trên 55%; điều này tạo một áp lực lớn về việc thanh toán nợ đối với công ty, nhƣng hệ số nợ trên tài sản của công ty năm 2013/2012 giảm 2%, thể hiện phần nào sự tăng trƣởng nguồn vốn riêng của công ty, hạn chế hơn việc sử dụng nguồn vốn vay từ bên ngoài.

Chỉ số nợ trên vốn chủ của doanh nghiệp lớn hơn 1 ( gần nhƣ xấp xỉ 1,5 lần) điều này chứng tỏ tài sản của công ty đƣợc tài trợ chủ yếu từ các khoản nợ, các khoản vay bên ngoài.

c. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực của công ty

Bảng 2.3 Tình hình sử dụng nguồn nhân lực của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT: Người

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%)

Tổng số 67 100 66 100 65 100

1. Phân theo giới tính

Nam 49 73,134 49 74,241 49 75,384 Nữ 18 26,865 17 25,758 16 24,615 2. Theo trình độ học vấn Đại học 25 37,313 27 40,913 27 41,538 Cao đẳng 09 13,432 11 16,672 10 15,384 Trung cấp 08 14,941 10 15,152 10 15,384 Lao động phổ thông 25 37,313 18 27,274 18 27,692 Nguồn: Phòng TCHC công ty

Nguồn nhân lực của công ty biến động không đáng kể trong 2 năm gần đây do công ty có chủ trƣơng giảm biên chế nên hầu nhƣ không tuyển dụng, nhƣng chất lƣợng không ngừng tăng lên nhờ vào chính sách bồi dƣỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ công nhân viên trong công ty.

Do đặc điểm kinh doanh của công ty chủ yếu là nhập khẩu và cung ứng phân bón nên công ty cần tuyển dụng lao động nam để thuận lợi cho công tác nhận hàng cũng nhƣ cung ứng. Tại văn phòng công ty, lao động nữ chiếm tỷ lệ thấp do yêu cầu ngành nghề đòi hỏi phải có tính năng động cao và phải thƣờng xuyên đi công tác.

Tỷ lệ đại học chiếm tỷ lệ lớn và không ngừng tăng lên qua các năm, do công ty đang rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng vào việc đào tạo và bồi dƣỡng cho cán bộ nhân viên từ trung cấp lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học. Tỷ lệ cao đẳng, trung cấp cũng chiếm tỷ trọng tƣơng đối và ít biến động qua các năm, do công ty ít có nhu cầu tuyển dụng, và quan tâm đặc biệt đến chất lƣợng hơn là số lƣợng. Tỷ lệ lao động phổ thông cũng chiếm tỷ trọng khá cao và ít biến động qua các năm.

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DANACAM THỜI GIAN QUA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DANACAM THỜI GIAN QUA

2.2.1 Về sản phẩm phân bón của công ty Cổ phần Danacam

Phân bón vô cơ là loại phân khoáng là do công nghiệp hóa chất và khai khoáng sản xuất ra, có chứa thành phần chất dinh dƣỡng chính nhƣ : Đạm (nitơ), Lân (P2O5) hoặc Kali (K2O). Đây là nguồn dinh dƣỡng chính giúp cho cây trồng phát triển và cho năng suất cao.

1. Phân đạm : Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân đơn cung cấp chất đạm (nitơ) cho cây. Bón đạm sẽ thúc đẩy sự tăng trƣởng của cây, giúp cho chồi, cành lá phát triển, làm lá có kích thƣớc to, xanh quang hợp mạnh và làm tăng năng suất cây trống. Phân đạm cần cho cây trồng trong suốt

quá trình sinh trƣởng, đặc biệt là giai đoạn cây tăng trƣởng mạnh, nhất là các loại sâu ăn lá. Thiếu đạm cây trồng tăng trƣởng còi cọc, đẻ nhánh kém., ít phát triển mầm non, phân cành ra lá đều kém, lá nhỏ. Cây ra hoa kết quả muộn, ít hoa, ít quả, khả năng tích lũy chất có đạm, bột đƣờng đều kém. Tuy nhiên nếu bón đạm nhiều cho cây sẽ có tác dụng ngƣợc lại : cây lớn mạnh, đẻ nhánh nhiều, phân nhiều nhánh, lá phát triển quá mức, bộ rễ phát triển kém, thấn non mềm. Đó là hiện tƣợng “lốp cây”, cây dễ bị đổ, chậm ra hoa, hoa ít và khó đậu quả, quả không chắc hạt, củ khó hình thành vì tinh bột tích luỹ về củ chậm, nhiều rễ đực ít củ .... v.v. Các loại phân đạm chủ yếu phổ biến là : phân đạm (urea) và phân đạm sulphate (thƣờng gọi là SA)

- Phân Urea (NH2)CO là loại phân đạm màu trắng đục, dạng viên tròn,

có loại nhỏ nhƣ hạt mè, hoặc có loại lớn gần bằng hạt đậu xanh. Loại phân này trong thành phần chỉ có phân đạm là có giá trị cho cây trồng. Phân urea bón không làm chua đất, sử dụng tốt cho mọi loại cây trồng ở đất lúa cũng nhƣ đất màu, trên mọi loại đất : từ đất chua đến đất mặn. Hàm lƣợng đạm trong loại phân này rất cao, chiếm tới 46%. Phân Urea thƣờng đƣợc đóng bao 2 lớp PP/PE, trọng lƣợng 50kg/bao.

- Phân đạm Sulphate (NH4)SO4 : đây là loại phân rất phổ biến nhƣ phân urea. Phân đạm sulphate có chứa 21% đạm nguyên chất. Nhƣ vậy, hàm lƣợng đạm trong phân sunfate đạm chỉ bằng nửa so với phân urêa. Có nghĩa là phải bón 2kg phân Sulphate đạm mới cho lƣợng đạm tƣơng ứng trên 1kg urea. Tuy vậy phân đạm S.A lại có ƣu điểm là cùng một lúc cung cấp cả phân đạm và phân lƣu huỳnh cho cây nên phân có giá cao hơn phân urea nếu chỉ tính trên mỗi đơn vị đạm. Tuy nhiên nếu bón trong nhiều năm liên tục có thể làm đất chua. Ngoài hai dạng đạm chính đã nói ở trên, còn có những loại phân chứa đạm khác: trong phân DAP có 18% đạm nguyên chất - tức gần bằng với hàm lƣợng đạm trong phân SA; trong phân Multi-K (tức phân Natrat Kali) có 16%

đạm nguyên chất. Phân SA thƣờng đƣợc tiêu thụ cho các diện tích trồng cây công nghiệp nhƣ cà phê, cao su ở Tây Nguyên.

2.Phân Kali : Kali là một trong 3 nguyên tố dinh dƣỡng, chỉ đứng sau đạm, lân. Phân Kali đƣợc sản xuất chủ yếu ở 2 dạng : Kali Clorua (KCl) và Kali Sunfate (K2SO4). Hiện nay trên thị trƣờng có thêm loại Multi - K (KNO3) nhƣng loại này rất hiếm và đắt nên chỉ dùng trong một số trƣờng hợp đặc biệt.

- Phân Kali Clorua là loại phân cung cấp cho cây chủ yếu là chất dinh

dƣỡng Kali (K). Phân Kali Clorua thƣờng chứa 60% K2O mà thƣờng gọi là kali nguyên chất. Phân kali Clorua là một dạng muối tan màu hồng nhƣ muối ớt, có dạng màu trắng nhƣ bọt, dễ tan trong nƣớc, dễ hút ẩm và đóng cục và có tính chua sinh lý.

- Phân kali Sunfat là một loại muối tan nhƣ kali Clorua. Loại này có

chứa xấp xỉ 50% K2O (thƣờng gọi là 50% nguyên chất). Loại này cung cấp cho cây trồng không chỉ kali mà còn cung cấp một nguyên tố dinh dƣỡng quan trọng đó là lƣu huỳnh. Loại phân này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số phân kali (< 10%) và có giá bán cao hơn so với KCl. Do số lƣợng ít, nên ngƣời ta chỉ sử dụng cho một số loại cây trồng không chịu đƣợc ion Cl - hoặc những cây có giá trị kinh tế cao nhƣ thuốc lá, nho ...

3.Phân hỗn hợp NPK: đây là loại phân phối trộn 2 hoặc 3 loại phân nói trên, nhằm mục đích tạo sự thuận lợi cho việc sử dụng phân bón của ngƣời nông dân nhằm hạn chế việc sử dụng phân đơn một cách thiếu khoa học. Dùng hỗn hợp NPK phải căn cứ vào thành phần dinh dƣỡng có ghi trên vỏ bao. Ví dụ : loại phân NPK 16 -16 - 8 có nghĩa là trong phân có 16% đạm, 16% lân, 8% kali, ...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị kênh phân phối sản phẩm phân bón tại công ty cổ phần DANACAM trên thị trường miền trung tây nguyên (Trang 36)