Gợi ý về kiểm tra đánh giá các chủ đề

Một phần của tài liệu Tài Liệu GDĐP Lạng sơn- đủ các Chủ đề 1-9 (Trang 25 - 29)

II. Gợi ý về kiểm tra đánh giá

3. Gợi ý về kiểm tra đánh giá các chủ đề

Với chủ đề 5, giáo viên có thể có một số hình thức kiểm tra đánh giá như sau: - Khi học sinh hoặc nhóm học sinh trả lời được các nội dung khó trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên có thể đánh giá đạt ngay trong giờ học.

- Với các học sinh/nhóm học sinh tham gia thuyết trình về trống đồng Na Dương, giáo viên có thể đánh giá đạt khi học sinh: nêu được nội dung đặc trưng của trống đồng (thời gian xuất hiện, hoa văn, hình dáng trống,…), thuyết trình cuốn hút, sử dụng đồ dùng trực quan (hình vẽ, ảnh của trống đồng,…).

PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên: ………. Lớp: ……….

Bài tập số 1: Điền tên những nền văn hóa tiêu biểu ở Lạng Sơn vào chỗ trống Bài tập số 2: Điền tên các hiện vật vào hình ảnh tương ứng

giá đạt khi học sinh làm được các sản phẩm thể hiện rõ đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thủy ở Lạng Sơn (rìu, hang động,..), thẩm mĩ, chi phí thấp,…

Ngày soạn:……./ ……./20…. Ngày giảng:……./ ……./20….

CHỦ ĐỀ 6 - MỘT SỐ NHÂN LỊCH SỬ TIÊU BIỂU Ơ LẠNG SƠN1. Xác định mục tiêu 1. Xác định mục tiêu

* Kiến thức:

- Kể tên được một số nhân vật lịch sử tiêu biểu ở Lạng Sơn và di tích lịch sử – văn hoá gắn với các nhân vật tiêu biểu đó.

- Nêu được đóng góp của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu đối với quê hương Lạng Sơn.

- Viết được một bài giới thiệu về một nhân vật tiêu biểu của địa phương nơi em sinh sống.

- Tự hào về truyền thống và xác định được trách nhiệm của bản thân đối với quê hương.

Thành phần năng lực Biểu hiện

TÌM HIỂU LỊCH SỬ – Hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.

– Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các nhân vật; xác định được các sự kiện lịch sử, tiểu sử nhân vật trong không gian và thời gian cụ thể.

NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY LỊCH SỬ

– Giải thích các đóng góp quan trọng nhất của mỗi nhân vật lịch sử tiêu biểu ở Lạng Sơn; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các nhân vật lịch sử, lí giải được tình cảm, sự chân trọng của nhân dân với các nhận vật lịch sử.

– Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về nhân vật lịch sử.

VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC

Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.

* Phẩm chất:

Phẩm chất

Yêu nước

- Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương.

- Có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá.

Nhân ái

* Yêu quý mọi người:

- Không đồng tình với cái ác, cái xấu, quan điểm sai trái…

- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng.

* Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người:

- Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.

- Tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác.

Chăm chỉ

* Ham học:

- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết. - Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

* Chăm làm:

- Luôn cố gắng đạt kết quả tốt trong lao động ở trường lớp, cộng đồng. - Có ý thức học tốt các môn học, các nội dung hướng nghiệp; có hiểu biết về một nghề phổ thông.

Trung thực

- Tôn trọng lẽ phải; bảo vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người; khách quan, công bằng trong nhận thức, ứng xử.

- Không xâm phạm của công. Trách

nhiệm

* Có trách nhiệm với gia đình:

- Quan tâm đến các công việc của gia đình.

* Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội:

- Quan tâm đến các công việc của cộng đồng; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

- Tôn trọng và thực hiện nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật về giao thông; có ý thức khi tham gia các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội tại địa phương

- Không đồng tình với những hành vi không phù hợp với nếp sống văn hoá và quy định ở nơi công cộng.

2. Xây dựng tiến trình dạy học

Khởi động/Mở đầu: Phần này nhằm gợi mở những vấn đề liên

quan đến nội dung chủ đề bài học; giúp tạo ra sự kết nối giữa người học và vấn đề học tập, tạo hứng thú, nảy sinh nhu cầu được trải nghiệm của học sinh đối với bài mới. Để thực hiện hoạt động khởi động, phần này đưa ra nhiều hình thức khác nhau như: trò chơi; câu hỏi động não; xem tranh ảnh, video,…

Lưu ý: Hoạt động Khởi động/Mở đầu trong Tài liệu chỉ là gợi ý, giáo viên có thể lấy những tình huống khác phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; tạo ra các tình huống hấp dẫn, kích thích học sinh học tập tích cực.

Khám phá/Tìm hiểu bài đọc/Hình thành kiến thức mới: Phần

này giúp học sinh phát hiện, hình thành kiến thức mới, kĩ năng mới, thông qua đó cung cấp tri thức căn bản về nội dung giáo dục địa phương.

Luyện tập/Thực hành: Phần này gồm các bài tập nhằm củng cố,

rèn luyện kĩ năng theo nội dung, yêu cầu cần đạt của chủ đề.

Vận dụng: Phần này gồm các bài tập giúp học sinh vận dụng những

tri thức, kĩ năng đã được hình thành, rèn luyện vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống về các vấn đề cụ thể của bản thân hoặc địa phương.

Một phần của tài liệu Tài Liệu GDĐP Lạng sơn- đủ các Chủ đề 1-9 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w