Mục Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển nghề truyền thống ở Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu Tài Liệu GDĐP Lạng sơn- đủ các Chủ đề 1-9 (Trang 43 - 47)

Lạng Sơn.

Để khám phá kiến thức ở mục này, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp dạy học:

- Vấn đáp: Giáo viên cho học sinh đọc văn bản và đặt ra câu hỏi: Nghề truyền thống ở Lạng Sơn có những thuận lợi và khó khăn gì?

- Làm việc nhóm: Giáo viên chia nhóm và giao cho mỗi nhóm tự lựa chọn

hình thức thuyết trình những hiểu biết của mình về một nghề truyền thống tại nơi sinh sống. Giáo viên có thể gợi ý các em tham khảo trên các kênh thông tin đảm bảo độ tin cậy và sưu tập tranh ảnh kết hợp trình bày kênh chữ trên tờ giấy A0 các yêu cầu: tên

sản phẩm, những người làm nghề, nguyên liệu chủ yếu, thuận lợi, khó khan… Muốn

có được các hình thức trình bày đa dạng, giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh từ giờ học trước.

- Thuyết trình: học sinh thuyết trình về những hành động cụ thể mình có thể làm để góp phần phát triển nghề truyền thống ở địa phương.

Trong quá trình hướng dẫn học sinh, giáo viên cần có những hoạt động phù hợp để huy động được những hiểu biết, hứng thú của học sinh để các em có thể sáng tạo trong cách thức trình bày, chia sẻ thông tin, kiến thức.

Luyện tập:

- Bài tập 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập dưới hình thức trò chơi:

Đi tìm nguyên liệu. Ngoài những nguyên liệu chính của các sản phẩm nghề truyền

thống cao khô Vạn Linh, thạch đen Tràng Định, lợp quay, giáo viên bổ sung thêm các nguyên lieu mang tính thông tin gây nhiễu. Tất cả tên nguyên liệu được được ghi ra một mảnh giấy (có thể sử dụng nhiều màu giấy khác nhau), dán trên một khoảng tường hoặc 2 bức tường cạnh lớp học. Các nhóm học sinh sẽ thi nhau tìm nguyên liệu đúng trong một thời gian nhất định. Nhóm nào tìm đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng. Trò chơi này sẽ giúp học sinh chủ động trong chiếm lĩnh tri thức, đồng thời tạo không khí sôi nổi, hào hứng cho lớp học.

- Bài tập 2: Phần này được thiết kế để học sinh học ngoài giờ lên lớp có sự giám sát, định hướng của giáo viên. Giáo viên dựa trên yêu cầu cần đạt của bài học để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động này và cũng có thể bổ sung các câu hỏi, ngữ liệu để tăng cường hoạt động thực hành, tự học của học sinh.

Giáo viên tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu và thực hành một số công việc của một nghề truyền thống tại địa phương.

Để tổ chức được hoạt động này, giáo viên cần phối hợp với nhà trường xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các phương án để đưa học sinh đến cơ sở làm nghề truyền thống. Hoạt động này cũng có thể được thực hiện qua việc dạy học liên môn (kết hợp với kế hoạch tham quan, trải nghiệm dành cho học sinh lớp 6 trong kế hoạch của nhà trường).

Sau khi tham quan, tìm hiểu, thực hành một số khâu trong quy trình sản xuất nghề truyền thống, giáo viên cho học sinh viết bài thu hoạch theo yêu cầu gợi ý của bài tập. Ở những đơn vị trường học khó khăn, khó hoặc không thể tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm thực tế tại các cơ sở làm nghề truyền thống, giáo viên cần tìm biện pháp tham quan gián tiếp như cho học sinh xem video, tìm tại liệu trên mạng internet, sách báo…để hoàn thành bài tập theo các gợi ý trong sách học sinh.

Vận dụng:

Phần này là bài tập giúp học sinh vận dụng những tri thức, kĩ năng đã được hình thành, rèn luyện để viết bài giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá cho các nghề truyền thống tại địa phương đang sinh sống (hoặc nghề truyền thống ở Lạng Sơn mà học sinh biết).

Giáo viên nên khuyến khích các em trình bày bài viết dưới nhiều hình thức khác nhau. Những đơn vị trường học thuận lợi về cơ sở vật chất, kinh tế xã hội có thể khuyến khích học sinh làm bài tập dưới hình thức các video, quyển sách kết hợp kênh hình kênh chữ…Những đơn vị trường học khó khăn hơn có thể yêu cầu các em viết bài văn giới thiệu và thuyết trình trước lớp.

Lưu ý: Ngoài những định hướng, gợi ý trên, giáo viên có thể linh hoạt vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học để thực hiện việc dạy học chủ đề Nghề truyền thống ở Lạng Sơn một cách hiệu quả nhất. Từ việc khuyến khích, tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, giáo viên cần phối hợp với các môn học và hoạt động giáo dục khác như công nghệ, hoạt động trải nghiệm sáng tạo…để tổ chức cho học sinh thực hành, xây dựng những sản phẩm sáng tạo.

3. Gợi ý về kiểm tra đánh giá chủ đề.

- Vấn đáp: khi học sinh/nhóm học sinh tra lời/ thực hiện tốt một số câu hỏi/hoạt động khó trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên có thể đánh giá đạt ngay tại giờ học.

- Thuyết trình: đối với các nhóm tham gia thuyết trình sau khi tham quan, tìm hiểu và làm một số công việc của nghề truyền thống, giáo viên có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá như sau:

STT Nội dung đánh giá Tiêu chí dánh giá Ghi chú

Đạt Chưa đạt

1 Giới thiệu được tên nghề và sản phẩm của nghề truyền thống

2 Giới thiệu được các bước cơ bản trong quá trình sản xuất sản phầm nghề truyền thống

3 Nêu được giá trị của sản phầm nghề truyền thống

4 Nêu được cảm nhận về sản phẩm nghề truyền thống, về hình ảnh người lao động, sản xuất các sản phẩm nghề truyền thống.

5 Thuyết trình mạch lạc, tự tin 6 Sáng tạo trong hình thức trình bày

Ngày soạn:……./ ……./20…. Ngày giảng:……./ ……./20….

CHỦ ĐỀ 9 - BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI ỞTỈNH LẠNG SƠN TỈNH LẠNG SƠN

Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung giáo dục địa phương ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông có vị trí tương đương các môn học khác, thời lượng là 35 tiết/lớp/năm học. Tài liệu địa phương lớp 6 gồm 3 lĩnh vực và 9 chủ đề. Trong lĩnh vực chính trị- xã hội và môi trường, chủ đề 9: Biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai ở tỉnh Lạng Sơn là chủ đề được đưa lên đầu tiên, học ngay trong chương trình lớp 6, thời lượng 7 tiết học.

Một phần của tài liệu Tài Liệu GDĐP Lạng sơn- đủ các Chủ đề 1-9 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w