Bài tập 1: HS hoàn thành câu hỏi dưới hình thức trả lời đúng, sai.

Một phần của tài liệu Tài Liệu GDĐP Lạng sơn- đủ các Chủ đề 1-9 (Trang 38 - 42)

Bài tập 2: Câu 3 – SGK – Trang 54. d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời, đúng (ghi Đ), sai (ghi S) vào các ô thông tin về đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tỉnh Lạng Sơn.

+ GV trình chiếu câu 2 SGK trang 54.

-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và tìm đáp án trong thời gian 5 phút. -Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến

thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục đích: HS vận dụng, liên hệ kiến thức đã học để viết một báo cáo ngắn giới

thiệu về vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và sự phân chia hành chính của địa phương (xã/phường/thị trấn; huyện/thành phố) nơi sinh sống.

b) Nội dung: HS biết vận dụng kiến thức đã học và thu thập được thông tin trên

mạng Internet để hoàn thành báo cáo theo yêu cầu của GV đã gợi ý.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành sản phẩm báo cáo với các nội dung gợi ý sau:

- Nêu được tên huyện/thành phố nơi em sinh sống.

- Trình bày vị trí địa lí của huyện/thành phố: nằm ở phía nào của tỉnh Lạng Sơn, tiếp giáp với quốc gia hoặc tỉnh nào, huyện/thành phố nào trong tỉnh.

- Trình bày giới hạn lãnh thổ huyện/thành phố nơi sinh sống: diện tích, đơn vị hành chính cấp xã/phường/thị trấn.

- Khoảng cách từ trung tâm huyện nơi em sinh sống đến trung tâm thành phố Lạng Sơn.

- Nêu được thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nơi em sinh sống.

- Hình ảnh liên quan đến nơi sinh sống như bản đồ hình chính cấp huyện/thành phố; phong cảnh quê hương...

d) Tổ chức thực hiện:

-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia nhóm và trình chiếu nội dung gợi ý của báo cáo.

-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm, thảo luận và hoàn thiện báo cáo theo gợi ý của GV.

-Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi các nhóm trình bày, nhóm HS khác nhận xét,

bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến

thức có liên quan.

Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

Hướng dẫn về nhà:

- Học bài và trả lời câu 1, 2 phần luyện tập.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng theo yêu cầu.

GỢI Ý KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CÁC CHỦ ĐỀ1. Hình thức: 1. Hình thức:

- Kiểm tra thường xuyên

+ Vấn đáp: Đánh giá HS tích cực, trả lời tốt các câu hỏi. + Sản phẩm: Viết báo cáo.

2. Nội dung: Viết báo cáo ngắn giới thiệu về vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và sự phân

chia hành chính của địa phương nơi sinh sống.

3. Tiêu chí (Đạt/Chưa đạt):

Tiêu chí Đạt Chưa

đạt

Em có nêu được tên huyện/thành phố nơi sinh sống không? Em có trình bày được vị trí địa lí của huyện/thành phố: nằm ở phía nào của tỉnh Lạng Sơn, tiếp giáp với quốc gia hoặc tỉnh nào, huyện/thành phố nào trong tỉnh không?

Em có trình bày giới hạn lãnh thổ huyện/thành phố nơi sinh sống: diện tích, đơn vị hành chính cấp xã/phường/thị trấn

không?

Em có tính được khoảng cách từ trung tâm huyện nơi em sinh sống đến trung tâm thành phố Lạng Sơn không?

Em có nêu được thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nơi em sinh sống? Báo cáo của em có hình ảnh liên quan đến nơi sinh sống như bản đồ hình chính cấp huyện/thành phố; phong cảnh quê hương...không?

Ngày soạn:……./ ……./20…. Ngày giảng:……./ ……./20….

CHỦ ĐỀ 8 - NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở LẠNG SƠN

Để dạy học chủ đề Nghề truyền thống ở Lạng Sơn, giáo viên cần nghiên cứu và nắm được những định hướng đổi mới về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào hoạt động dạy học. Sau đây là những gợi dẫn để tổ chức dạy học các phần trong chủ đề Nghề truyền thống ở Lạng Sơn.

1. Xác định mục tiêu

- Kiến thức: chủ đề Nghề truyền thống ở Lạng Sơn cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản sau:

+ Một số nghề và sản phẩm của nghề truyền thống ở Lạng Sơn. + Vai trò, thuận lợi, khó khăn của các nghề truyền thống ở Lạng Sơn.

+ Các bước cơ bản trong quá trình sản xuất cao khô Vạn Linh và Thạch đen Tràng Định.

- Năng lực: thực hiện được một số công việc đơn giản trong quy trình làm sản phẩm của một nghề truyền thống ở tỉnh Lạng Sơn.

- Phẩm chất: Có ý thức giữ gìn, tuyên truyền, quảng bá nghề truyền thống ở Lạng Sơn.

2. Xây dựng tiến trình dạy học.Khởi động. Khởi động.

Phần khởi động nhằm gợi mở những vấn đề liên quan đến nội dung chủ đề bài học; giúp tạo ra sự kết nối giữa người học và vấn đề học tập, tạo hứng thú, nảy sinh nhu cầu được trải nghiệm của học sinh đối với bài mới. Giáo viên nên tổ chức hoạt động khởi động nhẹ nhàng và hấp dẫn để học sinh có thể vận dụng vốn sống, vốn hiểu biết sẵn có để sẵn sàng tiếp cận tri thức mới được gợi ra từ phần mở đầu của bài học. Tùy vào điều kiện thực tế ở từng địa phương, từng vùng, từng trường mà giáo viên lựa chọn hình thức khởi động bài học phù hợp, thu hút, hấp dẫn học sinh, tạo tâm thế hứng khởi để các em tiếp cạn bài học mới.

Ở những trường học có điều kiện thuận lợi, giáo viên có thể trình chiếu video giới thiệu một số nghề truyền thống (ví dụ video Top 10 nghề truyền thống nổi tiếng nhất

Việt Nam tại địa chỉ https://toplist.vn/top-list/lang-nghe... Giáo viên đưa ra trước một

số câu hỏi, ví dụ như:

- Video giới thiệu về những nghề gì?

- Nghề đó ở đâu? có từ bao giờ? tạo ra sản phầm gì?

Sau đó trình chiếu video cho học sinh theo dõi từ đầu đến phút 2’30. Khi kết thúc video, học sinh tra lời câu hỏi và giáo viên dẫn vào bài.

Đối với những trường cơ sở vật chất còn khó khăn, không đủ/ đảm bảo điều kiện để sử dụng video, giáo viên có thể xây dựng những câu hỏi động não, xem tranh ảnh… để từ đó dẫn dắt vào bài học.

Lưu ý: Hoạt động Khởi động trong Tài liệu chỉ là gợi ý, giáo viên có thể lấy những tình huống khác phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; tạo ra các tình huống hấp dẫn, kích thích học sinh học tập tích cực.

Khám phá:

Phần này giúp học sinh phát hiện, hình thành kiến thức, kĩ năng mới, thông qua đó cung cấp tri thức căn bản về nghề truyền thống ở Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu Tài Liệu GDĐP Lạng sơn- đủ các Chủ đề 1-9 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w